070-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 1-4-2019
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Hòa giải viênNguyễn Phước Cử
(trái)
đang hòa giải cho cặp vợ chồng
trong vụ ly hôn. Ảnh: T.AN
Chuyện ghi ở phòng
hòa giải, đối thoại
Bước đầu sáu trung tâmhòa giải, đối thoại tại TPĐà Nẵng được
ngành tòa án địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả.
VĨNHKỲ
14
giờ một chiều tháng 3,
không khí tại phòng hòa
giải, đối thoại (HG-ĐT)
thuộc Trung tâm HG-ĐT quận Hải
Châu, TP Đà Nẵng khá căng thẳng
bởi cuộc tranh luận của một cặp vợ
chồng trung niên. Chị L. là nguyên
đơn, còn anh T. là bị đơn trong vụ
ly hôn mà trung tâm này đang tiếp
nhận giải quyết.
Hàn gắn rạn nứt
Trình bày trước hòa giải viên
(HGV), chị L. cho hay anh T. là một
người chồng bạo lực, luôn có thói
quen kiểm soát người khác. Mỗi lần
chị đi ra ngoài đều bị chồng dò xét,
vặn vẹo đủ điều. “Ổng rất hay ghen
tuông vô cớ. Mỗi lần ghen là lôi tui
ra đánh đập. Tết vừa rồi ổng mua
xăng định thiêu sống tui nhưng may
mắn là các con tui can ngăn kịp thời.
Mọi thứ đã đến giới hạn, tui không
thể sống chung với người chồng bạo
lực thêm ngày nào nữa” - chị L. nói
trong nước mắt.
Ngồi nghe vợ kể tội, anh T. cúi
gằm mặt, hai bàn tay đan chặt vào
nhau như cố giấu sự lúng túng. Nắm
bắt tâm lý này, HGVNguyễn Phước
Cử bắt đầu tìmhướng gỡ rối cho câu
chuyện từ người chồng. Ông Cử đặt
mình ở vị trí người anh, người cha
để tỉ tê tìmhiểu nguyên do, phân tích
trái phải cho anhT. hiểumức độ nguy
hiểm từ hành vi củamình. Cảmnhận
được sự hối hận từ đôi mắt người
chồng, ông khuyên chị L. cho anh
T. cơ hội. “Em không thể vì con mà
tha thứ cho anh sao?” - anh T. nói.
Chị L. đáp: “Cũng vì con nên tui đã
chịu đựng anh suốt 25 năm qua. Giờ
thì tui không chịu nổi nữa, giải thoát
cho nhau đi”.
Bầu không khí trở nên căng thẳng,
HGVCử ra dấu nhắc anhT. kiềmchế
cảm xúc của mình. Đợi chị L. bình
tĩnh, ông chuyển sang hỏi han vợ
chồng về chuyện học hành của con,
dần khơi gợi trong chị những điều tốt
đẹp về tình cảm gia đình, về những
đứa trẻ cần vòng tay yêu thương của
cả cha lẫn mẹ. Chị L. nghe xong thì
im lặng, đôi mắt đỏ hoe vẫn hướng ra
phía khung cửa sổ ngập nắng.
Ông Cử ôn tồn: “Bát đĩa còn có
lúc xô lệch, cuộc sống gia đình khó
tránh khỏi mâu thuẫn. Nhưng mỗi
người cần phải tự điều chỉnh mình,
anh bớt nóng tính, còn chị thì bao
dung cho anh. Đập bỏ cái cũ thì dễ,
xây cái mới mới khó. Chi bằng chị
cho anh và các con thêm cơ hội giữ
lại tổ ấm tròn vẹn, nếu tới đây anh
vẫn không thay đổi thì mình quyết
Ngoài am hiểu về pháp
luật, HGV cần phải có
kiến thức sâu rộng về xã
hội, sự tinh tế, nhạy bén
trong xử lý vấn đề thực tế
trong cuộc sống.
Con số ấn tượng
Đầu tháng 11-2018, sáu trung tâm HG-ĐT tại Đà Nẵng bắt đầu hoạt
động. Tính đến ngày 28-2, các cơ sở này đã thụ lý 1.498 đơn, tỉ lệ được
HG-ĐT thành, rút đơn khởi kiện là 699 vụ (chiếm 54,74% số vụ việc kết
thúc HG-ĐT). Trong những vụ hòa giải đạt kết quả thì có 107 vụ ly hôn
được hòa giải đoàn tụ, 201 vụ đương sự rút đơn khởi kiện.
định cũng chưa muộn”.
Gần 45 phút khuyên nhủ, chị L.
cuối cùng cũng mềm lòng và đồng
ý dành thời gian suy nghĩ trước khi
quyết định. Nhìn anh chồng bối rối
bước sau lưng vợ, muốn níu tay gọi
nhưng không dám, ông Cử trầm tư:
“Vụ này căng đấy, vì anh chồng quá
bạo lực nên người vợ kiên quyết
muốn ly hôn. Có lẽ phải điện thoại
cho từng người tỉ tê, khuyên nhủ rồi
gọi lên đây hòa giải một, hai lần nữa
may ra mới xuôi”.
Bước đầu hiệu quả
ÔngCử làmột trong bảyHGV, đối
thoại viên đang làm nhiệm vụ “hàn
gắn rạn nứt, kiến tạo hòa bình” tại
Trung tâm HG-ĐT quận Hải Châu.
Hơn bốn tháng làm việc, ông và
đồng nghiệp đã giải quyết hàng trăm
vụ việc dân sự, trong đó phần lớn là
những vụ ly hôn.
Vốn là luật sư, có kinh nghiệmgiải
quyết các loại án, HGV Trần Thiên
Thanh bảo rằng khuônmặt ngây thơ,
hồn nhiên của những đứa bé là điều
khiến ông luôn ám ảnh, xót xa mỗi
khi hòa giải các vụ ly hôn. Thế nên
có nhiều vụ dù biết chắc cơ hội hòa
giải bằng không nhưng ông vẫn ráng
viện cớ hồ sơ thiếu cái này cái kia
để vợ chồng có thêm thời gian suy
nghĩ, như một cách giúp con trẻ giữ
lại một mái ấm.
Theo ông Thanh, công việc này
tuy không vất vả nhưng đòi hỏi sự
kiên nhẫn, tỉ mỉ. Sau khi nhận hồ
sơ, ông thường dành thời gian để
nghiên cứu, phân tích tìm ra hướng
đối thoại, hòa giải sao cho phù hợp
với từng đối tượng. Chẳng hạn, nếu
là người bằng tuổi, ông đặt mình vào
vị trí những người bạn để cùng nhau
chia sẻ, giãi bày. Nếu là người nhỏ
tuổi hơn, ông xemhọ như người thân
trong gia đình để tỉ tê, khuyên nhủ.
Cũng theo ông Thanh, ngoài am
hiểu về pháp luật, HGV cần phải có
kiến thức sâu rộng về xã hội, sự tinh
tế, nhạy bén trong xử lý vấn đề thực
tế trong cuộc sống. Từ đó giúp các
bên tìm ra được những giải pháp tốt
nhất để giải quyết các mâu thuẫn,
tranh chấp mà tự họ chưa làm được.
ÔngTrầnĐìnhQuảng, PhóChánh
án TANDTPĐà Nẵng, cho biết qua
hơn bốn tháng triển khai thí điểm, sáu
trung tâmHG-ĐT tại TAND hai cấp
TPĐà Nẵng đã đạt được kết quả tích
cực. HG-ĐT thành giúp giải quyết
triệt để, hiệu quả các tranh chấp,
khiếu kiện mà không phải mở phiên
tòa xét xử. Nó còn tiết kiệm chi phí,
thời gian, công sức của đương sự
và giảm áp lực công việc cho thẩm
phán. Việc thi hành các quyết định
công nhận sự thỏa thuận của đương
sự, quyết định công nhận đối thoại
thành lúc nào cũng thuận lợi, nhanh
chóng hơn thi hành án.•
Xửsao với 5học sinh lột đồ,
đánhbạn?
Việc xử lý giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà trường
cũng như cá nhân, hiệu trưởng và các cá nhân liên quan đã
và đang được cơ quan chức năng gấp rút thực hiện nghiêm
theo chỉ đạo của bộ trưởng GD&ĐT và chủ tịch UBND tỉnh
này. Thế còn với năm em học sinh vi phạm thì sao?
Ảnh hưởng đối với thể xác và tâm lý của em Y. thì đã rõ,
khó có thể đong đếm và định lượng cụ thể. Bức xúc của dư
luận cũng là điều dễ hiểu bởi em Y. có quyền được pháp luật
bảo vệ về mọi mặt. Thế nhưng ở phía đối diện, tương lai của
năm em học sinh có hành vi sai trái cũng sẽ phụ thuộc rất
nhiều vào dư luận và cách xử lý của cơ quan có thẩm quyền
đối với các em.
Về mặt hình sự thì rõ ràng căn cứ theo các quy định của
pháp luật, khó có thể xử lý năm em này về tội làm nhục
người khác mặc dù hành vi của các em có cấu thành gần
nhất với tội này. Bởi theo Điều 12 BLHS (về tuổi chịu trách
nhiệm hình sự), các em đều chưa đủ 16 tuổi thì không phải
chịu trách nhiệm hình sự về các tội ít nghiêm trọng, trong
đó có tội làm nhục người khác. Về tội cố ý gây thương tích
thì chỉ có thể xử lý các em này nếu qua giám định cho thấy
em Y. có tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. Trong vụ này
rất khó có khả năng xảy ra tỉ lệ này, vì mức độ tổn thương
cơ thể của em Y. do bị đánh qua quan sát cũng có thể nhận
biết chỉ ở mức nhẹ.
Về mặt hành chính, hành vi của năm nữ sinh này có thể
bị xử phạt căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi
phạm hành chính (XLVPHC). Theo đó, người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm
hành chính do cố ý (hành vi đánh hội đồng bạn là lỗi cố
ý). Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi trong xử phạt hành
chính thì có thể áp dụng hình thức buộc đưa năm em học
sinh này vào trường giáo dưỡng hay không.
Như chúng ta đều biết, BLHS và Luật XLVPHC đều quy
định biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Dưới góc độ
hành chính, biện pháp xử lý này áp dụng đối với người chưa
thành niên (từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi) có hành vi vi
phạm Luật Hành chính nhằm mục đích giúp họ học văn hóa,
học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của
nhà trường. Thời hạn áp dụng biện pháp này có thể từ sáu
tháng đến 24 tháng.
Tuy nhiên, Điều 92 Luật XLVPHC quy định rất rõ đối
tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Đó
là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi
có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố
ý quy định tại BLHS; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm
trọng do vô ý quy định tại BLHS; người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
nghiêm trọng do cố ý quy định tại BLHS mà trước đó đã bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn… Rõ
ràng đối chiếu với các trường hợp trong điều luật nói trên
thì thấy hành vi của năm em học sinh không thuộc đối tượng
bị áp dụng.
Câu trả lời về quy định của pháp luật thì đã rõ. Ở góc độ
nhân văn thì tôi cũng cho rằng không cần thiết phải đưa các
em này vào trường giáo dưỡng mà hãy áp dụng biện pháp
khác, đó là giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Bởi lẽ các
em đang là học sinh lớp 9, ở lứa tuổi mà ta hay gọi là “ẩm
ương” và hành vi đánh bạn cũng là để giải quyết những tự ái
và mâu thuẫn bột phát của tuổi đang lớn. Nhận thức của các
em ở lứa tuổi này cũng còn rất hạn chế. Chưa kể nếu phạt
các em bằng cách đưa vào trường giáo dưỡng còn có thể dẫn
đến tác dụng ngược vì các em sẽ tiếp xúc với nhiều bạn cùng
trang lứa ngỗ ngược và phức tạp, ảnh hưởng tới tương lai.
Nên chăng chúng ta giáo dục bằng cách đưa các em về gia
đình, yêu cầu gia đình viết cam kết sẽ theo dõi, quản lý con
em để không còn trường hợp tương tự xảy ra. Với nhà trường
thì sau thời gian đình chỉ học tập, nếu các em vẫn tiếp tục đi
học lại thì trường phải tăng cường quản lý, theo dõi để giúp
các em học tập và lấy lại tinh thần.
Hãy để những bác sĩ, chuyên gia tâm lý giỏi nhất tham vấn,
chữa trị em Y. để em sớm bình phục, lấy lại thăng bằng và
hòa nhập một cách tốt nhất trong trường học. Và chúng ta
cũng cần dang rộng vòng tay, tạo ra môi trường tốt nhất để
giáo dục, giúp năm em học sinh kia nhận ra cái sai của mình
để các em tiếp tục học tập, hướng tới những điều tốt đẹp.
TS
NGUYỄN VĂN TIẾN
,
Trường ĐH Luật TP.HCM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook