070-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 1-4-2019
Công trình cống thu nước thải kênhNhiêu Lộc - Thị Nghè và quận 2 đang được thi công. Ảnh: VĐ
TP.HCM sắp có cống
xử lý nước thải lớn
nhất nước
Dự kiến đến cuối năm2020, toàn bộ dự án tuyến cống bao thuộc gói thầu
XL01 của dự án Vệ sinhmôi trường TP.HCMsẽ được hoàn thành.
PHAN CƯỜNG
T
rao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Vương
Hải Long, Giám đốc ban
dự án Vệ sinh môi trường
TP.HCM, khẳng định: Tuyến
cống thu gom nước thải từ
kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
và quận 2 (tuyến cống bao
thuộc gói thầu XL01 của
dự án Vệ sinh môi trường
TP - PV) sau đó được đưa
về nhà máy xử lý được xem
là lớn nhất trên cả nước về
quy mô. Dự án đang trong
quá trình xây dựng.
Đã hoàn thành 30%
khối lượng
Cụ thể, tuyến cống này có
đường kính 3,2 m, dài 8 km,
được khoan bằng công nghệ
kích ngầm (không đào hở),
thu gom nước thải cho lưu
vực kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè, quận 2 và đưa về nhà
máy xử lý nước thải được
xây dựng gần cầu Phú Mỹ
(quận 2 - quận 7).
Ngoài ra, một chuyên viên
của ban quản lý dự án Vệ
sinh môi trường TP thông
tin: Hiện tuyến cống này
đã hoàn thành khoảng 30%
khối lượng và dự kiến đến
cuối năm 2020, toàn bộ dự
án tuyến cống bao sẽ được
hoàn thành.
Trước đó, vào cuối tháng
9-2018, ban quản lý dự án Vệ
sinh môi trường TP (thuộc
Sở GTVT TP) đã bắt đầu
kích ống D3200 để xây dựng
tuyến cống bao thuộc gói thầu
XL01 của dự án Vệ sinh môi
trường TP giai đoạn 2.
Cụ thể, gói thầu XL01 thi
công tuyến cống bao có mức
đầu tư gần 2.000 tỉ đồng, được
khởi công tháng 5-2017, chiều
dài 8 km cống (đường kính
3,2 m) với 21 giếng (đường
kính 11 m, sâu 19-29 m).
Trong đó, các giếng S0 - S10,
S11 - S20 được thi công từ
ngày 25-5-2017.
Về dự án Vệ sinh môi
trường TP.HCM giai đoạn 2,
dự án có tổng mức đầu tư hơn
11.132 tỉ đồng (tương đương
524 triệu USD), thực hiện
trong thời gian 2015-2020.
Giai đoạn 1 đã cải thiện được vấn đề
ô nhiễm
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài 8,7 km, chảy qua các quận 1,
3,Tân Bình, PhúNhuận và BìnhThạnh. Đây làmột trong những
con kênh liên quận ô nhiễm bậc nhất, tưởng như khó có sinh
vật nào tồn tại được. Trên và ven tuyến kênh này cư ngụ hàng
ngàn hộ dân lao động, hình thành nên những khu dân cư tự
phát nhếch nhác, mất an toàn.
Để chỉnh trangđô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch, UBND
TP.HCMđã triển khai dự ánVệ sinhmôi trường. Ban quản lý đầu
tư dự ánVệ sinhmôi trườngTP.HCMđược giao làmchủ đầu tư.
Giai đoạn 1 được triển khai từ năm 1999 đến 2012 với tổng
mức đầu tư 276,24 triệu USD. Sau khi giai đoạn 1 hoàn thành,
tuyến kênh và đường ven kênh hiện nay đã đầy mảng xanh,
sạch đẹp và nước kênh không còn ô nhiễm, hôi thối nữa.
Hiện dự án gặp một
số vấn đề khó khăn
về kế hoạch bố trí
nguồn vốn. Đồng thời
dự án cũng đang nợ
tiền nhà thầu, chưa
giải quyết xong.
Giai đoạn 2 này bao gồm
ba hợp phần chính. Trong
đó, hợp phần một: Xây dựng
tuyến cống bao từ giếng bờ
Đông đến Nhà máy xử lý nước
thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè
quận 2 (dài 8 km). Hợp phần
hai: Xây dựng Nhà máy xử
lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị
Nghè (công suất thủy lực
đến năm 2020 đạt 480.000
m
3
/ngày và 34.000 m
3
/giờ).
Hợp phần ba: Xây dựng mạng
lưới cống thoát nước cấp 2,
cấp 3 và hệ thống đấu nối hộ
gia đình tại quận 2.
Khó khăn về vốn
Chia sẻ thêm về dự án, ông
Phan Thanh Tuấn, Phó Giám
đốc ban quản lý dự án Vệ sinh
môi trường TP, cho biết hiện
dự án gặp một số vấn đề về
kế hoạch bố trí nguồn vốn và
dự án cũng đang nợ tiền nhà
thầu, chưa giải quyết xong.
“Về vốn, đúng là chúng tôi
đang gặp khó khăn, ban quản
lý đã có báo cáo với cơ quan
chức năng, hy vọng sẽ sớm
được giải quyết trong tháng
4 này để công trình tiếp tục
được triển khai thuận lợi
hơn” - ông Long trả lời về kế
hoạch khắc phục khó khăn.
Theo ban quản lý thì công
trình này nhắm đến hai mục
tiêu ngắn hạn và dài hạn.
Mục tiêu ngắn hạn là sau
khi xây dựng hoàn chỉnh
toàn bộ dự án Vệ sinh môi
trường TP.HCM, nguồn nước
thải sinh hoạt trong lưu vực
Nhiêu Lộc - Thị Nghè và
quận 2 sẽ được xử lý đạt tiêu
chuẩn loại A trước khi thải
ra môi trường.
Mục tiêu dài hạn là nhằmcải
thiện, nâng cao sức khỏe, đời
sống của người dân TP.HCM;
khôi phục và bảo tồn hệ sinh
thái sông Sài Gòn và lưu vực
hạ lưu sông Đồng Nai; cải
tạo, chỉnh trang môi trường;
nâng cao ý thức bảo vệ, giữ
gìn môi trường của người dân;
thúc đẩy phát triển du lịch,
sản xuất, kinh tế cho TP. Dự
án này cũng đem lại lợi ích
khác cho TP.HCM như nâng
cao các kỹ năng về quản lý.•
60 bến thủy nội địa hoạt động
không phép bị xử phạt
(PL)- Cảng vụ đường thủy nội địa TP.HCM
cho
hay đã tiến hành xử phạt hành chính các bến thủy
nội địa hoạt động không phép ở hai huyện Bình
Chánh, Nhà Bè.
Theo đó, trong năm 2018, đơn vị đã lập biên bản
nhắc nhở duy trì điều kiện an toàn cảng, bến đối với
hơn 43.000 trường hợp; xử lý 886 trường hợp với
tổng số tiền xử phạt 639 triệu đồng. 
Trong đó, cảng vụ đã phối hợp với Thanh tra
Sở GTVT, cảnh sát giao thông đường thủy, UBND
quận/huyện tiến hành kiểm tra, xử phạt vi phạm
hành chính trên 60 trường hợp tự ý lập bến thủy nội
địa hoạt động không phép. 
Cảng vụ đường thủy nội địa TP thông tin thêm:
Hiện một số bến thủy nội địa không đủ điều kiện
trên địa bàn quận 9, quận 12 vẫn đang hoạt động.
Những bến hoạt động không phép, Sở GTVT đã ban
hành quyết định đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên, hiện
có bến vẫn không tuân thủ quy định của cơ quan
chức năng.
Bên cạnh đó, cảng vụ cũng cho hay đã triển
khai thực hiện cấp phép cho phương tiện vào, rời
cảng, bến thủy nội địa bằng tin nhắn SMS. Với hình
thức trình báo này, tàu thuyền ra vào cảng sẽ thuận
lợi hơn khi làm thủ tục, đặc biệt là những khu vực
cảng vùng sâu.
Đến nay, có 9.924 lượt phương tiện đăng ký vào,
rời cảng, bến qua tin nhắn SMS. Cùng đó, đơn vị
đã vận động 196 cảng, bến lắp đặt camera giám sát
tình hình trật tự, an toàn giao thông và ô nhiễm môi
trường tại khu vực. Hiện đã có 16 cảng, bến cung
cấp địa chỉ IP để kết nối theo dõi.
Cảng vụ cũng cho biết đã xây dựng và tổ chức
triển khai tốt công tác cải cách hành chính. Trong
đó, đơn vị đã tiếp nhận và thực hiện 130.796 hồ
sơ yêu cầu cung cấp dịch vụ hành chính (trong
đó có 18 hồ sơ xác nhận trình báo đường thủy nội
địa; 130.778 hồ sơ cấp phép vào và rời cảng, bến),
tăng 60% so với cùng kỳ năm 2017.
HƯƠNG TRANG
Đề xuất phạt 2 công ty xả nước thải
có mùi thuốc trừ sâu
(PL)- Ngày 31-3, Chi cục Bảo vệ môi trường
thuộc Sở TN&MT TP Đà Nẵng đã ra văn bản công
bố thông tin về mẫu nước vượt các ngưỡng cho
phép tại Khu công nghiệp (KCN) Hòa Cầm xả ra
khu dân cư.
Đồng thời, trong văn bản, chi cục cũng đề xuất
Thanh tra Sở TN&MT TP Đà Nẵng xử phạt hành
chính đối với Công ty TNHH Quốc Cường và
Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Hòa Cầm do có vi
phạm trong việc xả thải.
Trước đó, ngày 20-3, người dân phát hiện kênh
dẫn nước mưa từ KCN Hòa Cầm đổ ra sông Cầu
Đỏ xuất hiện dòng nước đổi màu trắng đục, nước
bốc mùi thuốc trừ sâu nồng nặc kéo dài khoảng 1
km.
Ông Đinh Duy Chính, Giám đốc Công ty Cổ
phần Đầu tư KCN Hòa Cầm, cho biết sau khi phát
hiện vụ việc, đơn vị đã phối hợp với Chi cục Bảo
vệ môi trường TP Đà Nẵng làm rõ. Qua kiểm tra,
lực lượng chức năng phát hiện trong hố ga của
Công ty TNHH Quốc Cường có mẫu nước giống
hệt mẫu nước xả thải. Công ty này chuyên đóng
gói sơn và bột trét tường nằm trên đường số 5 KCN
Hòa Cẩm.
Theo đó, Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp
với ban quản lý Khu công nghệ cao và KCN Đà
Nẵng, UBND quận Cẩm Lệ, Công ty Cổ phần
KCN Hòa Cầm vào cuộc điều tra.
Qua kiểm tra, mẫu nước lấy từ Công ty TNHH
Quốc Cường có độ màu gấp 300 lần, hàm lượng
chất hữu cơ gây ô nhiễm (hay còn gọi là chỉ số
COD) vượt tiêu chuẩn đến 32 lần. Còn tại điểm
cuối hệ thống thoát nước mưa của KCN có chỉ số
độ màu vượt quá 23,6 lần và hàm lượng chất hữu
cơ gây ô nhiễm cao gấp 5,8 lần quy chuẩn
cho phép.
HẢI HIẾU
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook