077-2019 - page 10

10
Bất động sản -
ThứBa9-4-2019
Đông đã được người dân
mong mỏi nhiều năm qua.
Đây cũng là lý do khiến các
cò đất, đầu nậu “nghe hơi”
đã vội vã đẩy giá nhà, đất
khu vực này lên cao.
Nhiều cò đất “suy đoán”
quý II-2019 là thời điểm
dự kiến xây cầu tạm An
Phú Đông. Cầu có kết cấu
thép, hoàn thành trong quý
III-2019 nên giá bất động
sản đã bắt đầu nóng lên từ
đầu năm.
Theo khảo sát của chúng
tôi, những ngày đầu tháng
4, tuyến đường Vườn Lài
(được xem là có giá nhất
phường An Phú Đông) mọc
lên nhiều văn phòng giao
dịch nhà, đất. Nhân viên một
văn phòng giao dịch tại đây
cho biết so với thời điểm đầu
năm 2019, giá nhà, đất khu
vực này đã tăng khoảng 5%,
xong giá sẽ khác, khó kiếm
lời lắm” - T. nói.
Không tương xứng
với hạ tầng
Anh Đức, một người dân
ở phườngAn Phú Đông, cho
biết nhà anh có người hỏi mua
với giá gần 80 triệu đồng/m²,
tăng 6-7 triệu đồng/m² so với
trước đó vài tháng. “Thực chất
người dân vui khi có cầu mới
không phải vì giá đất tăng mà
vì việc đi lại sẽ thuận tiện
hơn. Mười mấy năm đi phà
ngán lắm rồi. Khu này còn rất
nhiều đất nông nghiệp, người
muốn mua nên lên phường/
quận hỏi kỹ về vị trí, quy
hoạch để tránh rủi ro” - anh
Đức khuyến cáo.
Ông Nguyễn Duy, đại diện
một công ty môi giới đất nền,
nhà phố tại TP.HCM, cho
biết việc giá đất tăng theo
hạ tầng là hiển nhiên. Đặc
biệt, phường An Phú Đông
chỉ cách khu vực sầm uất
của quận Gò Vấp là đường
Nguyễn Thái Sơn, Phan Văn
Trị một bến phà qua sông
Vàm Thuật.
Theo ông Duy, bao nhiêu
năm nay người dân An Phú
Đông muốn đi về trung tâm
thành phố phải qua phà, lại
chỉ đi được xe máy. Nếu
không, phải đi vòng ra
hướng đường Hà Huy Giáp,
NguyễnOanh, NguyễnKiệm,
ra Phạm Văn Đồng mới về
trung tâm. Có cầu mới việc
di chuyển sẽ vô cùng tiện
lợi. Tuy nhiên, ông Duy cho
rằng mức giá tăng lên của
khu vực này hiện đã ngang
ngửa các khu đông dân cư
khác của quận 12.
“Trong khi phườngAn Phú
Đông hạ tầng giao thông còn
kém, đất nông nghiệp còn
nhiều, ít trung tâm thương
mại nên mức giá đất như
vậy là quá cao. Tin rằng giá
trên đã bị giới đầu cơ bơm
quá cao so với giá trị thực
của khu vực” - ông Duy
phân tích. •
những vị trí gần phà An Phú
Đông thì tăng khoảng 10%.
“Giá đất cao nhất là mặt
tiền đường Vườn Lài, gần
phà. Giá hiện tại khoảng
100 triệu đồng/m
2
. Bên em
còn đúng một miếng, trừ lộ
giới vẫn còn 100 m² thổ cư”
- nhân viên này chào mời.
Chúng tôi nói giá cao quá
thì người này giới thiệu vài
đất nền khác, diện tích 5 x
20 m gần đường Hà Huy
Giáp với mức giá 75-80 triệu
đồng/m². Giá này đã tăng
so với trước đó hai tháng
khoảng 5-6 triệu đồng/m².
Tiếp đó, chúng tôi được
T., một cò đất lâu năm bật
mí những miếng đất vườn
diện tích lớn, từ vài trăm
“Phường An Phú
Đông hạ tầng giao
thông còn kém, đất
nông nghiệp còn
nhiều, ít trung tâm
thương mại nên
mức giá đất như vậy
là quá cao.”
đến vài ngàn mét vuông đã
cháy hàng. Lý do là các đại
gia đã “săn” ngay khi có tin
xây cầu.
“Từ cuối năm 2018, khi
UBND TP.HCM chấp thuận
đề nghị của Sở GTVT triển
khai dự án thì giá đất đã tăng
rồi. Các chủ đất có diện tích
đất trồng cây lâu năm lớn
đều không có ý định bán ra,
giờ chỉ còn đất nền, nhà phố
thôi” - cò T. tiết lộ.
Theo anh T., đất có giá
30-35 triệu đồng/m² thì chỉ
ở trong đường nhỏ, nếu
muốn đường nhựa ô tô đi
được thì phải 45-50 triệu
đồng/m². “Bây giờ giá mới
tăng nhẹ nên tranh thủ mua
đi. Vài tháng nữa cầu xây
QUANGHUY - THUTRINH
D
ù chưa có thông tin
chính xác về thời điểm
xây cầu tạm An Phú
Đông nối phường An Phú
Đông, quận 12 với quận Gò
Vấp nhưng giới cò đất vẫn
mượn cớ này để tự đẩy giá
nhà, đất lên cao.
Giá đất rục rịch
tăng nhẹ
Bến phà An Phú Đông
hiện là nơi kết nối giao
thông giữa phường An Phú
Đông, quận 12 và phường
5, quận Gò Vấp. Đây là khu
vực đông người dân qua lại,
nhất là từ phía quận 12 vào
trung tâm thành phố. Chính
vì vậy, vào giờ cao điểm
luôn xảy ra ùn tắc.
Dự án xây cầu An Phú
Giá đất mặt tiền đường khu vực
phường An PhúĐông có vị trí
hơn 100 triệu đồng/m².
Giao dịch chậm do giá quá cao
Trao đổi với chúng tôi, đại diện một văn phòng giao
dịch trên đường Vườn Lài thừa nhận mức tăng giá khu
vực phường An Phú Đông hiện nay chỉ tập trung dọc
đường chính Vườn Lài. Lý do là do cò đất nhỏ lẻ đẩy lên,
kiếm chênh lệch. Các giao dịch hiện cũng chậm lại do giá
thời điểm này đã quá cao. Nhân viên môi giới đã chuyển
sang bán hàng cho các dự án đất nền vùng ven như Bình
Dương, Củ Chi…
Vị này khuyến cáo người mua nên chọn đất nền, nhà
phố pháp lý đầy đủ, đã có giấy đỏ, giấy hồng mới mua.
“Khách hàng, nhà đầu tư phải cẩn trọng, nhiều khu đất
nông nghiệp được cò giới thiệu có thể chuyển đổi lên đất
thổ cư, có thể phân lô, tách thửa nhưng thực tế là rất khó”
- người đại diện này nói.
Cầu An Phú Đông chưa xây,
giá đất đã nhấp nhổm
TP.HCM: 300nềnđất côngbị thuhồi sẽ ra sao?
Thông tin từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM
(HoREA) cho biết ách tắc trong phê duyệt dự án đã
khiến nguồn thu ngân sách TP về tiền sử dụng đất
(SDĐ) bị sụt giảm mạnh.
Trong quý I-2019, Sở Xây dựng phê duyệt số lượng dự
án giảm đến 63%; cấp 8.472 giấy phép xây dựng (kể cả
khu vực nhà dân và dự án), giảm 16% so với cùng kỳ năm
trước; số lượng hợp đồng nhận thầu xây lắp của các doanh
nghiệp xây dựng cũng bị sụt giảm 30%-50% do các chủ
đầu tư bất động sản thiếu nguồn dự án mới.
Trong khi đó, Sở Tài chính TP.HCM cho biết có khoảng
300 mặt bằng đất công thuộc diện bị thu hồi quyết định
hoặc văn bản về SDĐ trên địa bàn TP, trong đó có những
mặt bằng đang thực hiện các dự án bất động sản.
Chính vì vậy, HoREA đã gửi văn bản đến Thủ tướng,
các bộ và UBND TP.HCM kiến nghị TP chỉ đạo các sở,
ngành khẩn trương thực hiện công tác rà soát, phân loại
300 mặt bằng trên thành ba nhóm.
Nhóm 1 bao gồm các mặt bằng về cơ bản thực hiện
đúng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Nhóm
này HoREA đề xuất sớm được giải tỏa cho người SDĐ.
Nhóm 2 bao gồm các mặt bằng có sai phạm về quy
trình, thủ tục, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước ở mức
độ không lớn. Hiệp hội đề nghị TP yêu cầu người SDĐ
hoàn thành các thủ tục đầu tư và thực hiện nghĩa vụ tài
chính bổ sung đối với Nhà nước (nếu có).
Nhóm 3 bao gồm các mặt bằng có dấu hiệu vi phạm
pháp luật nghiêm trọng. HoREA kiến nghị các cơ quan
có thẩm quyền sớm có kết luận, giải quyết cụ thể đối
với từng trường hợp để có phương án xử lý đúng, cân
nhắc đến yếu tố lịch sử của quá trình SDĐ, vừa đảm
bảo nguyên tắc không làm thất thoát tài sản công, vừa
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp,
người dân.
Ngoài ra, văn bản của HoREA nhắc lại thực trạng
“đứng hình” trong công tác xác định giá đất, thẩm định
giá đất để tính tiền SDĐ dự án. Theo đó, hiện nay gần như
công tác tính tiền SDĐ dự án bất động sản trên địa bàn TP
đều bị chậm trễ.
Nhiều hồ sơ tính tiền SDĐ kéo dài cả năm nay vẫn chưa
giải quyết xong hoặc bị yêu cầu bổ sung nhiều lần, không
trình được lên Hội đồng Thẩm định giá đất và UBND TP.
Hiệp hội kiến nghị Sở TN&MT thụ lý nhanh chóng
hồ sơ tính tiền SDĐ dự án, phối hợp với Sở Tài chính để
thẩm định giá đất và trình UBND TP quyết định tiền SDĐ
của các dự án; đồng thời kiến nghị UBND TP quy định
thời hạn thực hiện công tác tính tiền SDĐ dự án, tránh
tình trạng đùn đẩy, dây dưa, kéo dài. 
Bên cạnh đó, HoREA cũng tiếp tục đề xuất UBND TP
chỉ đạo các sở, ngành xây dựng khung cơ chế về quy trình
tính giá đất cụ thể theo quy định của Luật Đất đai, phù
hợp với điều kiện thực tiễn của TP.HCM để việc tính tiền
SDĐ dự án được chính xác, đảm bảo quyền lợi các bên.
PHƯƠNG DUNG
Nhiều nămqua người dân vẫn phải qua lại giữa quận 12 và quậnGò Vấp bằng phà An PhúĐông.
Ảnh: QUANGHUY
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook