077-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBa9-4-2019
Đưa Khá “bảnh” vào
đề thi: Giới hạn nào của
thực tế?
NGUYỄNQUYÊN-ĐỖHOÀNG
M
ới đây, Trường THPT
KiếnThụy(HảiPhòng)
đã đưa hiện tượng
Khá “bảnh” với các chiến
tích gây bão mạng vào đề
thi học sinh giỏi (HSG) văn
lớp 11 của trường này.
Khá “bảnh” xuất hiện
trong đề thi HSG văn
Theo đó, trong đề thi HSG
môn văn lớp 11 năm học
2018-2019 của TrườngTHPT
Kiến Thụy (Hải Phòng), trích
một bài báo và có câu nêu về
hiện tượng mạng Khá “bảnh”
với đời tư bất hảo vẫn được
chào đón như thần tượng ở
Yên Bái.
Đề thi yêu cầu hãy viết một
bài văn (khoảng 400 chữ) trình
bày suy nghĩ của anh/chị về
hiện tượng được đề cập đến
trong bài viết.
Đề văn này sau khi được
đưa lên mạng xã hội đã tạo
nên làn sóng tranh cãi với hai
luồng ý kiến trái chiều. Một
bên cho rằng đề thi sáng tạo
để giới trẻ nhìn nhận vấn đề
và rút ra được bài học cho
bản thân, phía còn lại phản
đối khi đưa “giang hồ mạng”
Khá “bảnh” vào đề.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ôngNgôHồngTân,
Hiệu trưởng Trường THPT
Kiến Thụy, cho biết nhà
trường đã đưa nội dung này
vào đề thi HSG văn với mong
muốn tìm ra được những HS
có tư duy độc lập, sáng tạo,
cũng như cách đánh giá, nhìn
nhận về những hiện tượng xã
hội. Qua đó cũng để các em
thấy được mặt tiêu cực của
hiện tượng Khá “bảnh”, từ đó
hướng tới những giá trị tích
cực của cuộc
sống.
“Đây là đề
thiHSG,chúng
tôimuốntìmra
những HS có
tưduycủabản
thânchứkhông
phảinhữngbài
văn trích dẫn
từ sách giáo
khoa theo lối
mòn” - ông
Tân nói. Theo ông Tân, qua
cuộc thi, nhà trường đã tìm
ra được năm HS có bài viết
sáng tạo tích cực để đưa vào
đội tuyển văn của trường.
Rằng hay thì
thật là hay…
Nhiều nhà quản lý giáo dục,
các thầy cô cũng đã nhanh
chóng đưa ra quan điểm của
mình về đề thi trên.
Ông Nguyễn Văn Ngai,
nguyên Phó Giám đốc Sở
GD&ĐT TP.HCM, chia sẻ
việc ra đề văn gắn với tình
hình thực tế cuộc sống là
điều cần thiết nhưng cần chọn
lọc. “Khá “bảnh” là một hiện
tượng không tốt thế nhưng
nhiều thanh thiếu niên vẫn
ngộ nhận và tôn vinh nhân
vật này. Trong khi HS có
nhận thức chưa đầy đủ, vẫn
còn sự bồng bột của tuổi trẻ,
giáo viên lại đưa hiện tượng
này vào đề thi, tôi thấy không
nên. Nhà trường làmôi trường
giáo dục, làm sao thông qua
đề thi cũng là một cái gợi
mở để định hướng giáo dục
cho HS, giúp HS hướng tới
lối sống tích cực” - ông Ngai
khẳng định.
Cùng quan
điểm, côĐặng
Thị Huy Lam,
giáo viên văn
Trường THPT
Nguyễn Hữu
Huân, quận
Thủ Đức, cho
biếtđâylàdạng
đề bài về một
hiện tượng xã
hội đang nóng
nhưng không phải đề hay, đề
lạ. Vấn đề nghị luận đưa ra
không rõ ràng, HS có thể bàn
vềhiện tượngKhá“bảnh”-một
kiểu người tạo sự nổi tiếng
bằng những hành động ngông
cuồng, nổi loạn trái pháp luật,
vô trách nhiệm. Hoặc HS có
thể bàn về hiện tượng a dua,
thần tượng hóa của một bộ
phận giới trẻ thích chia sẻ
những clip độc, lạ như một
trò chơi mua vui mà không
biết đến ảnh hưởng độc hại.
“Theo tôi, không nên đưa
hiện tượng tiêu cực như Khá
“bảnh” vào đề thi. Như thế
sẽ tạo thêm những dư chấn
trong giới học đường, HS sẽ
bàn tán, kiếm tìm những gì
liên quan đến Khá “bảnh”…,
vô tình làm phát tán rộng hơn
một hiện tượng xấu, một lối
sống tiêu cực” - cô Lam nói.
Trong khi đó, cô Lưu Mai
Tâm, Trường THPT Trịnh
Hoài Đức (Bình Dương),
cũng nhìn nhận: “Một đề văn,
ngoài tính vấn đề, tính thời
sự, độ nóng, còn cần chú ý
đến tính giáo dục, tính thẩm
mỹ, tính nhân văn. Xuất hiện
trong một đề thi HSG văn lớp
11, có thể hy vọng những HS
làm bài nhận thức được sự
lệch chuẩn trong những hành
động của Khá “bảnh”, trong
cách đánh giá của cộng đồng.
Nhìn sâu hơn, sự lệch chuẩn
đó có gốc rễ từ sự nhiễu loạn,
lung lay các chuẩn mực văn
hóa, đạo đức.
Như vậy, đề văn này hoàn
toàn đáp ứng được yêu cầu
có tính vấn đề, có thể phân
hóa được HS, nhất là HSG.
Tuy nhiên, để bàn cho ra được
vấn đề, cắt nghĩa bản chất, lý
giải nguyên nhân… của đề
này không hề dễ”. •
Nhà trường là môi
trường giáo dục,
làm sao thông qua
đề thi cũng là một
cái gợi mở để định
hướng giáo dục cho
học trò, giúp học
sinh hướng đến lối
sống tích cực
Việc ra đề thi theo hướngmở, gắn liền với cuộc sống là điều cần thiết và
nên khuyến khích. Tuy nhiên, những hiện tượng được sử dụng cần có
sự chọn lọc để mang tính giáo dục.
Trường phải có báo cáo về sự việc trên
Liên quan đến vấn đề này, Sở đã chỉ đạo Trường THPT
Kiến Thụy báo cáo về việc đưa hiện tượng Khá “bảnh” vào
đề thi HSG văn lớp 11 của trường này.
Việc đánh giá tích cực hay tiêu cực phải chờ sau khi nhà
trường có báo cáo và bộ phận chuyên môn thẩm định. Tuy
nhiên, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT là việc ra đề thi phải theo
hướng mở.
Ông
NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
,
Giám đốc Sở GD&ĐT
TP Hải Phòng
Nữ sinhQuảngNinh bị đánh hội đồng
phải nhập viện
Ngày 8-4, UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã
có văn bản báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh về việc
xác minh thông tin nữ sinh lớp 11 bị một nhóm nữ
sinh khác đánh hội đồng phải nhập bệnh viện. Tuy
nhiên, theo UBND TP Hạ Long, nữ sinh bị đánh
vẫn chưa phối hợp, thành khẩn khai báo với cơ quan
điều tra sự thật về nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn
của vụ xô xát này.
Trước đó, lúc 19 giờ 30 tối 6-4, Công an phường
Hồng Hải, TP Hạ Long tiếp nhận thông tin trình báo
của anh Lưu Quang Huy (19 tuổi, trú thị xã Quảng
Yên) và nữ sinh Nguyễn Thị Hồng Lan (17 tuổi, học
sinh lớp 11A4 Trường THPT Lê Thánh Tông, TP Hạ
Long) việc bị một nhóm hơn 10 thanh niên nam nữ
đánh gây thương tích. Công an phường Hồng Hải
đã đưa nữ sinh Lan và thanh niên tên Huy đi khám,
điều trị tại BV đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Theo đó, khoảng 15 giờ chiều 6-4, nữ sinh Lan
có rủ Huy và hai người bạn là Chu Mạnh Tú Anh
(18 tuổi) và Vũ Hoàng Anh (19 tuổi, cùng trú TP
Hạ Long) đi giải quyết mâu thuẫn giúp một người
bạn với một nhóm thanh niên khác. Địa điểm hai
bên hẹn gặp là tại khu vực BV Vinmec Hạ Long.
Tại đây, nữ sinh Lan có gặp một nhóm thanh niên
nam nữ khoảng 20 người chưa rõ lai lịch (chỉ biết
tài khoản Facebook của một số người trong đó). Sau
khi nói chuyện, hai bên tự giải tán. Nhóm Lan, Huy
và hai người bạn đi chơi tiếp.
Đến khoảng 17 giờ 30, khi nhóm Lan tới Cung
quy hoạch hội chợ và triển lãm Quảng Ninh thì bị
nhóm thanh niên nam nữ lúc trước chặn lại, dùng
gậy bóng chày, mũ bảo hiểm và chân tay đánh Lan
và Huy gây thương tích. Hậu quả Lan và Huy bị
chấn thương, Huy bị sưng nề vùng lưng và đầu,
không tổn thương xương sọ, Lan bị tụ máu phần
mềm vùng trán phải, không tổn thương hộp sọ.
Chiều tối 7-4, Cơ quan CSĐT Công an TP Hạ
Long đã tiếp cận, lấy lời khai của nữ sinh Lan và
người thanh niên này.
ĐỖ HOÀNG
Trèo cây, bé 9 tuổi bị lóc gần hết
da dương vật
Ngày 8-4, GS-BS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa
Phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ, BV Hữu nghị Việt
Đức, Hà Nội, cho biết nơi đây vừa cấp cứu một bệnh
nhi chín tuổi bị tai nạn lóc gần như hoàn toàn da
dương vật. Gia đình bệnh nhi cho biết nguyên nhân
là do bé trèo cây chơi, khi tụt xuống quá nhanh nên
đã dẫn đến tình trạng trên.
Ngay khi phát hiện sự việc, bệnh nhi được sơ cứu,
băng bó cầm máu và chuyển cấp tốc từ bệnh viện
tuyến dưới lên BV Hữu nghị Việt Đức trong tình
trạng phần da dương vật bị lột đã tím tái, không còn
sức sống, có dấu hiệu của hoại tử thiếu máu.
Để giữ lại dương vật cho bệnh nhi, khi phẫu thuật
các bác sĩ phải dùng đến kính hiển vi phẫu thuật
hiện đại nhất của bệnh viện để phóng to tổn thương,
tìm kiếm các mạch máu nhỏ li ti để khâu lại. Ngay
sau khi nối lại được mạch máu, máu trong vạt da
đã được phục hồi. Những ngày tiếp đó màu sắc da
dương vật trở nên tươi sáng hơn, các điểm phỏng
nước, hoại tử thu nhỏ dần. Sau 10 ngày điều trị,
gần như toàn bộ da đã được bảo tồn, giữ lại được
chức năng tối đa cho cơ quan sinh dục ngoài của
bệnh nhi.
HÀ PHƯỢNG
Nữ sinhNguyễn Thị Hồng Lan đang điều trị tại bệnh viện.
Ảnh: ĐỖHOÀNG
Việcmột trường học ởHải Phòng đưa Khá “bảnh” vào đề thi học sinh
giỏi đang gây dư luận trái chiều. Ảnh: PLO
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook