082-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứHai 15-4-2019
Thi vào lớp 10: Đừng đ rớt vì…
ảo tưởng
Nhiều trường tổ chức tư vấn tại chỗ, họp phụ huynh và đưa học sinh đến thamquan trường THPT
nhằmgiúp các emđịnh hướng đúng con đườngmình sẽ đi sau khi tốt nghiệp THCS.
NGUYỄNQUYÊN
S
ở GD&ĐT TP.HCM
vừa công bố chỉ tiêu
tuyển sinh vào lớp 10
các trường công lập năm học
2019-2020. Năm học này,
112 trường THPT công lập
sẽ tuyển gần 70.000 học sinh
(HS) lớp 10, trong khi đó số
HS lớp 9 dự kiến tốt nghiệp
THCS gần 100.000 em. Như
vậy, sẽ có hơn 30.000 HS rớt
khỏi lớp 10 công lập, đây
là con số lớn nhất từ trước
đến nay.
26 đi m vẫn trượt ba
nguyện v ng
Sáng 13-4, Trường THCS
Lữ Gia, quận 11 đã tổ chức
buổi tư vấn phân luồng sau tốt
nghiệp THCS với sự thamgia
của toàn bộ HS khối 9, phụ
huynh và các trường nghề,
dân lập trên địa bàn.
Thầy Bùi Thành Đức, Phó
Hiệu trưởng, bày tỏ: “Năm
vừa rồi, có trường hợp một
HS đạt 26 điểm nhưng vẫn
trượt ba nguyện vọng (NV).
Năm nay để tránh tình trạng
trên, tôi mong các em hãy xác
định xemmình muốn gì, sức
học của mình đến đâu, có khả
năng vào các trường công lập
hay không. Bởi hiện nay có
rất nhiều con đường để các
em lựa chọn, còn có trường
nghề, các trường dân lập”.
Theo thầy Đức, từ đầu
năm đến nay công tác tư vấn
phân luồng luôn được nhà
trường quan tâm. Trường đã
tổ chức rất nhiều cuộc họp
phụ huynh để nói về vấn đề
này. Làm sao để phụ huynh
hiểu được năng lực của con
mình, từ đó không gây áp lực
lên các con và tôn trọng sự
chọn lựa của các con mới là
điều quan trọng. Và điều này
phụ thuộc rất lớn vào giáo
viên chủ nhiệm các lớp bởi
họ là người hiểu rõ sức học
cũng như khả năng của các
em nhất.
Phó hiệu trưởng Trường
THCS Huỳnh Văn Nghệ,
quận Gò Vấp cũng cho biết
hoạt động này luôn được nhà
trường chú trọng. Ban giám
hiệu nhà trường đã trực tiếp
nói chuyện với HS, phụ huynh
về vấn đề trên. Đầu tiên nhà
trường tư vấn phân luồng
trước, bởi trước hết gia đình
cũng như các em phải xác
định được hướng đi. Sau đó
nếu tiếp tục muốn thi lên cấp
III thì bắt đầu quan tâm đến
việc chọn NV.
“Có phụ huynh đã hỏi tôi:
Nếu con thi rớt cả ba NV vào
THPTthìcóquaylạihọctrường
nghề được không. Tôi trả lời:
Trên cơ bản là được nhưng
xin quý vị hãy cân nhắc bởi
sức học của con hạn chế mà
các vị cứ bắt con phải thi sẽ
tạo áp lực cho con. Cho nên
tốt nhất từ bây giờ quý vị
hãy hướng cho con một lối
đi phù hợp, trường nghề cũng
là một chọn lựa tốt” - vị này
khẳng định.
Trường đã tổ chức
rất nhiều cuộc họp
phụ huynh, làm
sao để phụ huynh
hiểu được năng lực
của con mình, từ đó
không gây áp lực lên
các con.
Học sinh
Trường THCS
MinhĐức,
quận 1 tới tìm
hiểumô hình
học tập tại
Trường THPT
Lương Thế
Vinh.
Ảnh:
ANNGUYỄN
Đưa h c trò cấp II
đến trường THPT
tham quan
Trongkhi đó,TrườngTHCS
Minh Đức, quận 1 lại đưa học
trò của mình đến các trường
THPT tham quan.
Cô Trần Thúy An, Hiệu
trưởng nhà trường, cho biết
sau Tết nhà trường đã cho
HS đăng ký NV. Khi đã có
bảng hệ thống NV, trường
đã có thống kê về số lượng
HS đăng ký vào các trường
THPT trên địa bàn. Qua đó,
nhà trường có thể biết được
trường nào được các em lựa
chọn nhiều. “Đối với hai
trường tập trung đông HS
đăng ký như THPT Lương
Thế Vinh và Nguyễn Hữu
Thọ, để giúp các em hiểu
rõ hơn về ngôi trường mơ
ước, tôi đã liên hệ với hiệu
trưởng các trường đó để đưa
HS tới tìm hiểu”.
“Tại buổi tham quan đó,
các em được giới thiệu về
ngôi trường, tham quan khu
vực ăn, nghỉ trưa, tìm hiểu về
mô hình học tập. Sau chuyến
đi, học trò cảm thấy rất thích
thú. Có em ban đầu chỉ chọn
LươngThếVinh làNV2nhưng
giờ đã đặt lên NV1 với quyết
tâm cao. Trong khi đó, có em
chỉ chọn Nguyễn Hữu Thọ là
NV2 giờ lại xác định là NV1.
Chính những trải nghiệm
thực tế trong chuyến đi đó
giúp các em xác định lại NV
mình đã chọn lựa. Tuy nhiên,
để thực hiện được hoạt động
này đòi hỏi tâm huyết của
hiệu trưởng hai trường” - cô
An khẳng định.
Không chỉ có HS cấp II tới
tìm hiểu các trường THPT
công lập mà năm nay, một
số trường THPT công lập
cũng đã chủ động đi đến các
trường cấp II để giới thiệu về
trường mình. Như năm học
2018-2019, TrườngTHPTBùi
Thị Xuân đã đến khoảng 10
trường THCS ở một số quận
tư vấn về chỉ tiêu tuyển sinh,
chương trình học, các hoạt
động học tập, trải nghiệm
của trường.•
Bốn lời khuyên dành cho h c sinh
ĐểchọnđúngNV, HScầnphải căncứvàonhữngyếu tốsau:
Thứ nhất
, các em cần căn cứ vào năng lực thực tế của
mình, cụ thể kết quả học tập của ba môn ngữ văn, toán,
ngoại ngữ trong năm học này.
Thứ hai
, cần nghiên cứu kỹ
điểm chuẩn của các trường mình muốn vào trong ba năm
liền kề trước đó.
Thứ ba
, các em nên dành thời gian đến
tham quan để nắm sơ bộ về ngôi trường mà mình muốn
theo học.
Thứ tư
, các em cần phải xem ngôi trường mình
theo học có tiện cho việc đi lại, tránh trường hợp trúng
tuyển xong thấy trường quá xa lại xin chuyển trường gây
nên sự xáo trộn.
Ông
NGUYỄNVĂN NGAI
,
nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM
Sổ tay
Đừngđể con trẻ phải sống cùngnỗi sợ bị xâmhại
Chẳng hiểu từ khi nào mỗi buổi chiều đón con, câu đầu tiên
thường trực trong đầu tôi là: “Có ai đụng vào vùng đồ bơi của
con không?”.
Nỗi lo về nạn tấn công tình dục trẻ em khiến tôi cứ suy nghĩ
mãi. Nếu trước đây đón con, tôi thường hỏi: “Nay con gái của mẹ
đi học có gì vui không nào?” và rồi hai mẹ con cứ thế tỉ tê đủ thứ
chuyện và cười đùa khúc khích. Thì nay thường trực trong đầu
tôi là phải hỏi có ai tấn công, có ai xâm hại con không? Và tôi
phải lựa chọn thời điểm khéo léo để hỏi con về những chuyện tế
nhị này rồi mới yên tâm.
Năm tuổi, cô con gái ngây thơ được tôi kể cho những câu
chuyện có thật đã xảy ra và tôi định nghĩa cho con gái rằng:
“Đó là tấn công tình dục”. Tôi đã phải đấu tranh tư tưởng dữ
dội, phần không muốn trong tâm trí con gái bé bỏng của mình
bị vương những vấn đề to tát là xâm hại. Điều đó phần nào sẽ
khiến tâm trí vô tư, ngây thơ của con gái sẽ phải bất giác lo sợ,
đề phòng. Tôi hoàn toàn không muốn con mất đi sự vô tư đúng
với lứa tuổi con được tận hưởng.
Nhưng bản thân hậu quả của việc bị xâm hại nếu xảy ra sẽ
còn nặng nề hơn. Con cần phải biết để đề phòng, để tự bảo vệ
mình, biết để lên tiếng. Bởi cha mẹ không thể lúc nào cũng bên
cạnh bảo vệ cho con được. Mà ngay cả những nơi mẹ nghĩ an
toàn nhất, liệu nó có thật sự an toàn hay không? Điều đó khiến
tôi day dứt, tôi phải dạy con, phải hỏi con, phải thường xuyên
nhắc con.
Gia đình tôi sống ở chung cư, các hộ gia đình có con nhỏ
thường tập trung tụi nhỏ, nếu phụ huynh nào bận thì gửi
con cho phụ huynh khác trông chừng, đưa xuống công viên
chơi. Nhưng con gái tôi thì không, chỉ khi nào có cha mẹ đi
cùng con mới được đi. Có lần cô bé đứng từ cửa sổ nhìn các
bạn dưới công viên chơi đùa rồi òa khóc: “Tại sao ba mẹ các
bạn bận thì các bạn vẫn có thể xuống một mình, còn con thì
không?”.
Tuổi lên năm, con rất muốn thể hiện mình đã lớn. Con muốn
một mình đi mua đồ giùmmẹ. Trước đây tôi từng cho con đi một
mình xuống tầng trệt mua đồ và theo dõi qua cửa sổ. Nhưng
thời gian gần đây, những việc tưởng chừng nhỏ này tôi cũng
dừng lại hoặc tôi phải đi theo sau rình không cho con biết. Bởi tôi
lo sợ và điều tôi lo hoàn toàn có lý, chẳng phải trước đó ngay cả
ở một chung cư cao cấp, một bé gái cũng từng bị xâm hại trong
thang máy, mà kẻ xâm hại lại là người đáng tuổi ông của bé gái
đấy sao.
Có lần con gái thấy tôi đi theo sau, con cự nự: “Sao mẹ không
tin tưởng khi giao việc cho con, con lớn rồi mà?”.
Tôi hiểu sự bực tức của con. Và chắc chắn đó sẽ là sự bức bí
của rất nhiều đứa trẻ và phụ huynh khi tâm lý lo sợ trước vấn
nạn xâm hại tình dục trẻ em đang ngày càng đáng báo động.
Ngay cả việc con bước chân ra khỏi nhà phụ huynh cũng
ngay ngáy lo sợ. Việc giáo dục giới tính, giáo dục con tự bảo vệ
mình là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn. Nhưng một khi sự
lo sợ đó thường trực trong tâm trí phụ huynh thì ít nhiều nó sẽ
là những cơn bất giác trong tâm lý bất an của những đứa trẻ
ngây thơ.
DƯƠNG HẰNG
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook