082-2019 - page 9

9
Hiểm nguy rình rập tại
chân cầu Gò Dưa
Nút cắt hình chữ X nguy hiểmđang hình thành tại chân cầu Gò Dưa,
tại đây cảnh va quẹt xe thường xuyên xảy ra.
Dòng xe trên đường PhạmVănĐồng chuẩn bị rẽ trái vào đường
Kha Vạn Cân. Ảnh: THYNHUNG
Nhiều phương tiện
qua điểm giao cắt
này thường chạy khá
nhanh và khi chuyển
làn còn không bật
đèn xi nhan xin
đường nên dễ dẫn
đến tai nạn...
Thêm nút “đen” tại chân cầu Trường Đai
Ngay chân cầuTrường Đai (Lê Đức Thọ, quận 12) đi về hướng
Lê Văn Khương, phía bên trái có ngã ba giao nhau giữa đường
Lê Đức Thọ với một con đường nhỏ đi vào khu dân cư và nhiều
xí nghiệp. Tại đây, các phương tiện đi lại gần như không theo
một nguyên tắc nào. Chưa kể, con đường rẽ vào xí nghiệp rất
nhiều ô tô tải, xe chở hàng lớn qua lại. Khi bắt đầu xuống cầu
Trường Đai, người thamgia giao thông nếu không giảm tốc độ
sẽ dễ dẫn đến va quẹt vì có nhiều phương tiện từ các hướng
cùng giao nhau tại chân cầu. Tuy nhiên, tại điểmgiao nhau này
không có biển báo hay tín hiệu giao thông.
THYNHUNG
T
ừ cầu Gò Dưa (Thủ Đức)
hướng về cầu Bình Lợi
(Bình Thạnh) có hai con
đường Kha Vạn Cân và Phạm
Văn Đồng chạy song song
nhau. Tuy nhiên, vừa xuống
cầu Gò Dưa một đoạn thì xuất
hiện nút cắt giữa đường Kha
Vạn Cân và PhạmVăn Đồng.
Tại đây thường xảy ra cảnh va
quẹt xe do các phương tiện di
chuyển khá nhanh, không làm
chủ được tốc độ.
“Mỗi lần băng qua
là sợ…”
Tại nút cắt có hình chữ X
này, một dòng xe đi từ đường
Phạm Văn Đồng rẽ phải về
đường Kha Vạn Cân để đi vào
khu dân cư Hiệp Bình Phước;
một dòng xe đi từ đường Kha
Vạn Cân rẽ trái sang đường
PhạmVănĐồng để chạy thẳng
về cầu Bình Lợi.
Anh Hà Văn Hòa, ngụ ở
đường Tô Ngọc Vân, quận
Thủ Đức, cho biết hằng ngày
do nhu cầu công việc phải đi
qua cầu Gò Dưa. “Mỗi lần di
chuyểnquacầuGòDưa, tôi phải
đi chậm lại, quan sát kỹ trước
khi chuyển vào đường Phạm
Văn Đồng. Đặc biệt, vào giờ
tan tầm nhiều người di chuyển
tốc độ cao và thường xảy ra va
quẹt” - anh Hòa nói.
ChịTrầnThuThủy, ngụ quận
Thủ Đức, chia sẻ: “Tôi từng bị
ngã xe ở đây, cũng may không
bị thương nặng nhưng nghĩ lại
vẫn sợ. Vì vậy, mỗi lần qua đây
tôi thường bật đèn xi nhan xin
đường một đoạn khá xa”.
Nhiều người dân ở đây cho
biết mặc dù chưa có tai nạn
chết người xảy ra nhưng nút
cắt này là một mối nguy hiểm
rình rập cho người đi đường.
Ngoài ra, đường Phạm Văn
Đồng rộng, thoáng, vì vậy
nhiều người cứ phóng xe ào
ào nên nguy cơ tai nạn là khá
cao. Được biết hiện nay tốc
độ tối đa dành cho xe máy lưu
thông qua cầu đến 50 km/giờ
và ô tô đến 80 km/giờ. Nhiều
phương tiện qua điểm giao cắt
này thường chạy khá nhanh và
khi chuyển làn còn không bật
đèn xi nhan xin đường.
Một người dân tại đây đặt
câu hỏi tại sao cơ quan chức
năng không ngăn đoạn giao cắt
hình chữ X trước cầu Gò Dưa,
vì cách đó khoảng 50 m đã có
trụ đèn điều khiển giao thông.
Khi đó ai muốn chuyển đường
thì chạy đến trụ đèn và không
bị mất quá nhiều thời gian.
Sẽ kiểm tra…
Trao đổi với PV
Pháp Luật
TP.HCM,
ông Phạm Minh
Hải, Trưởng phòng Quản lý hạ
tầng - duy tu thuộc Khu Quản
lý giao thông đô thị số 1 (Khu
1, Sở GTVT TP.HCM), cho
biết chưa nghe người dân cũng
như Ban An toàn giao thông,
Công an quận Thủ Đức và cơ
quan chức năng phản ánh tình
trạng mất an toàn giao thông
tại địa điểm trên.
ÔngHải cũng cho biết thêm,
lưu lượng người tham gia giao
thông trên đường Phạm Văn
Đồng tùy vào thời điểm, buổi
sáng thường đông và cao điểm
là chiều tối. Sau khi nghe PV
phản ánh, ông Hải cho biết
Khu 1 sẽ kiểm tra tại vị trí
này về hệ thống biển báo, hạ
tầng giao thông. Nếu thiếu sẽ
bổ sung, thêm giải pháp cảnh
báo phù hợp.
“Trường hợp có thông tin
phản ánhđếnhạ tầnggiao thông
trên địa bàn Khu 1 quản lý thì
mong người dân cung cấp để
đảm bảo giao thông được tốt
hơn” - ông Hải nói.
PV cũng liên hệ với phường
Hiệp Bình Phước, địa phương
có nút cắt đi qua. Một cán bộ
đại diện của phường này cho
biết: “Nút cắt cầu Gò Dưa là
thuộc địa bàn của phường, tuy
nhiên về tình hình an toàn giao
thông thì chúng tôi không nắm.
Đây là lĩnh vực thuộc Khu 1 và
CSGTquậnThủĐức quản lý”.•
Người dân cảnh báo nút giao
cắt chữ X này thường xuyên xảy
ra va quẹt. Đồ họa: HỒTRANG
Đề xuất khôi phục đường sắt
răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt
Công ty CP Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch
Đằng vừa đề xuất hai tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận
và Bộ GTVT cho phép đầu tư phục hồi tuyến đường
sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt theo hình thức đối
tác công - tư (PPP).
Theo Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam
(TEDI South), tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà
Lạt được đề xuất khôi phục có điểm đầu là ga Tháp
Chàm, điểm cuối là ga Đà Lạt, dài khoảng 84 km,
đi qua địa bàn TP Phan Rang - Tháp Chàm, huyện
Ninh Sơn (Ninh Thuận) và huyện Đơn Dương, TP
Đà Lạt (Lâm Đồng). Về kỹ thuật, đây sẽ là đường
đơn khổ 1.000 mm; tốc độ thiết kế trên đoạn đường
bằng là 60 km/giờ, đoạn núi khi qua đường sắt răng
cưa là 30 km/giờ. Tuyến được khôi phục dựa trên
cơ sở tuyến đường sắt cũ, có điều chỉnh để giảm độ
dốc, với khoảng 15-17 ga, qua năm hầm xuyên núi.
Vốn đầu tư dự kiến khoảng 17.000 tỉ đồng.
Trước đề xuất này, ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch
UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết ủng hộ doanh
nghiệp đề xuất dự án để bảo tồn kiến trúc và phục vụ
phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Việc đầu
tư dự án không chỉ có ý nghĩa với các địa phương
tuyến đi qua mà còn giúp phát triển kinh tế du lịch
của nhiều tỉnh lân cận, trong đó Lâm Đồng với thế
mạnh về du lịch cảnh quan núi, Ninh Thuận với du
lịch biển.
Ông Nguyễn Tiến Thịnh, Trưởng phòng Kế hoạch
đầu tư - Hợp tác quốc tế Cục Đường sắt Việt Nam,
cho biết việc khôi phục tuyến đường sắt này sẽ đem
lại hiệu quả lớn trong phát triển vận tải đường sắt
kết nối khu vực Tây Nguyên và cảng biển, cũng như
lưu thông hành khách, hàng hóa giữa hai tỉnh Lâm
Đồng, Ninh Thuận.
Tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được người
Pháp thi công từ năm 1908, đến năm 1916 những
chuyến tàu đầu tiên bắt đầu hoạt động trên đoạn
tuyến Tháp Chàm - Xóm Gòn. Đoạn tuyến tiếp theo
đến Đà Lạt đến năm 1932 mới hoàn thành. Đoạn
tuyến này có tổng cộng 16 km đường sắt răng cưa
leo núi ở ba đoạn. Những đoạn này được thiết kế
thêm đường ray răng cưa ở giữa hai ray chính đường
khổ 1.000 mm. Đầu máy được thiết kế gắn thêm
bánh răng bám vào đường ray răng cưa.
A.NHIÊN
TP.HCM quyết liệt xử lý cơ sở vi phạm môi trường
Khẩn trương sửa cầu hay xảy ra
tai nạn ở Củ Chi
Tại khu vực cầu Bà Bếp (trên tỉnh lộ 8, huyện Củ
Chi, TP.HCM) thường xảy ra tai nạn giao thông.
Nguyên nhân do cầu hẹp, hai đầu cầu bị thắt cổ chai.
Ngày 14-4, ghi nhận thực tế của PV tại cầu Bà Bếp
cho thấy cầu này đang được sửa chữa khẩn trương.
Ông Phạm Ngọc Dũng, Giám đốc Khu Quản lý
giao thông đô thị số 3, cho biết: Cầu Bà Bếp rộng
8,5 m bị hẹp, thắt cổ chai nên xe cộ lưu thông chậm,
dễ xảy ra tai nạn. “Trước tình trạng trên Khu Quản
lý giao thông đô thị số 3 đã đề xuất Sở GTVT cải
tạo, mở rộng cầu từ 8,5 m thành 11 m và có lề bộ
hành, mở rộng hai đường kẹp cho các hộ dân sống
dọc hai bên để đi lên tỉnh lộ 8. Mức đầu tư khoảng
9,7 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 6-2019”
- ông Dũng nói.
Hiện nay, tỉnh lộ 8 đoạn từ cầu Phú Cường tới
cầu Bà Bếp (do Ban quản lý dự án Củ Chi làm chủ
đầu tư) đã thi công xong mặt đường 12 m. Ngoài ra,
đoạn từ cầu Bà Bếp - Khu công nghiệp Đông Nam
đã thi công mặt đường 14 m, mỗi bên hai làn xe.
NGUYỄN CHÂU
Để giải quyết các khó khăn trong
công tác xử lý triệt để cơ sở gây ô
nhiễm môi trường trên địa bàn, UBND
TP.HCM vừa kiến nghị các bộ, ngành,
trung ương cấp phép đầu tư hoạt động
đối với một số ngành có khả năng gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng; sớm ban
hành quy trình rút tên đối với các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng…
UBND TP.HCM cũng kiến nghị Bộ
TN&MT tham mưu cấp có thẩm quyền
sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành
chính, trong đó bổ sung biện pháp
cưỡng chế bằng hình thức ngưng cung
cấp điện, nước; đồng thời bổ sung các
quy định ràng buộc trong việc cung
cấp điện, nước cho các cá nhân, tổ
chức hoạt động sản xuất, kinh doanh
khi các đơn vị này vi phạm hành chính
thuộc trường hợp bị đình chỉ hoạt
động.
N.CHÂU
Cầu Bà Bếp sẽ đượcmở rộng từ 8,5m lên 11m.
Ảnh: NGUYỄNCHÂU
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook