082-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 15-4-2019
Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đầu tháng
4-2019 vừa qua, Chính phủ đã có tờ trình xin lùi dự án Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai đến hết năm
2019. Lý do là còn một số vấn đề phức tạp, cần thêm thời
gian để nghiên cứu, chuẩn bị kỹ hơn, trong đó có vấn đề tích
tụ đất đai. Cùng với đó là các vấn đề liên quan quy hoạch sử
dụng đất, thu hồi đất, công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, người nước ngoài mua
nhà ở gắn liền với đất, căn hộ khách sạn, căn hộ văn phòng,
đất cơ sở tôn giáo…
Việc hoãn lại dự luật này theo đề nghị của Chính phủ là
cần thiết khi còn những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu;
nhưng rất cần xác định rõ lộ trình để “may lại chiếc áo pháp
lý đủ rộng” cho đất đai khi mà nó đã trở nên chật chội.
Để may lại “chiếc áo pháp lý cho đất đai”, việc đầu tiên là
cần phải có sự thay đổi về tư duy trong việc tiếp cận và giải
quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên đất. Đất đai cần
được nhìn nhận dưới góc độ là một loại tài sản thể hiện chủ
quyền quốc gia, phục vụ yêu cầu quốc phòng an ninh cần
được bảo vệ nghiêm ngặt. Mặt khác, đất đai cần một “chiếc
áo pháp lý đủ rộng” để phát huy vai trò của loại tài nguyên
đặc biệt này, huy động nguồn lực kinh tế từ đất.
Tích tụ đất đai cho sản xuất hàng hóa lớn vẫn đang bị
vướng điểm nghẽn hạn điền. Nhưng ngoài hạn điền, phải
xem xét lại chế độ quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài
nguyên đất đai. Trong đó có yêu cầu đổi mới quy hoạch sử
dụng đất theo hướng tiếp cận “không gian hợp lý và tích hợp
hiệu quả” cao nhất. Luật Quy hoạch cần hòa nhịp đồng điệu
với Luật Đất đai sửa đổi. Vấn đề đất đai được tích hợp trong
các quy hoạch khác theo luật mới như thế nào, đặc biệt là
quy hoạch vùng, tiếp cận theo vùng và tiếp cận trên cơ sở
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và yêu cầu của
phát triển.
Nếu chỉ đặt vấn đề tăng hạn điền lên 10 hay 20 lần hiện
nay thì rõ ràng đó vẫn là tư duy về số lượng, trong nỗi lo sợ
“mất hạn điền, sinh hệ lụy”. Thực tiễn cho thấy đã có người
tích tụ 500 ha đất, gấp 1.000 lần so với mức bình quân sử
dụng đất của nông hộ hiện nay chỉ 0,5 ha. Nhưng đó không
phải là tài sản lớn khi mà những ông chủ trên sàn chứng
khoán, kinh doanh bất động sản đang sở hữu khối tài sản lớn
hơn nhiều đang được khuyến khích, trong khi tích tụ đất đai
bị vướng trần hạn điền. Duy trì hạn điền trong nông nghiệp,
giới hạn số đất đai người nông dân hay nhà đầu tư được
phép sử dụng đang mâu thuẫn với chủ trương khuyến khích
thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Theo tờ trình của Bộ TN&MT thời gian thực hiện thí điểm
đề án tích tụ đất đai là năm năm kể từ khi Chính Phủ, Quốc
hội ban hành nghị quyết về vấn đề này.
Đối với phương thức, mô hình nêu tại nghị quyết của
Chính phủ thì các tỉnh chủ động triển khai thực hiện phù
hợp với điều kiện địa phương mình. Đối với phương thức,
mô hình được Quốc hội thông qua ngoài các tỉnh được lựa
chọn thí điểm, các địa phương khác đề nghị được tham gia
thì sẽ được Chính phủ xem xét lựa chọn.
Trong sáumô hình tích tụ ruộng
đất hiện nay, Bộ TN&MT cho rằng
có bamô hình được tổ chức khá
thành công và ít gây tiêu cực
xã hội.
Mô hình tích tụ đất đai nào
TRỌNGPHÚ
M
ới đây, Bộ TN&MT
đã có tờ trình gửi Thủ
tướng Chính phủ về
việc xây dựng và thực hiện
đề án “Tập trung, tích tụ đất
đai phục vụ và thu hút đầu
tư sản xuất nông nghiệp tập
trung”. Một trong những nội
dung đáng chú ý của đề án
là cơ chế khuyến khích các
tổ chức kinh tế, người Việt
ở nước ngoài, doanh nghiệp
(DN) FDI được thuê đất quy
mô lớn để làm các dự án về
nông nghiệp…
Đang có sáu mô hình
Theo Bộ TN&MT, thực
tiễn tại Việt Nam đang có sáu
phương thức, mô hình tích tụ
ruộng đất.
Mô hìnhmột
là dồn điền đổi
thửa, dựa trên việc các hộ dân
được giao đất nông nghiệp tự
nguyện hoán đổi các thửa đất
cho nhau để giảm số thửa và
tăng diện tích các thửa đất.
Mô hình hai
là DN thuê
đất nông nghiệp của người
sử dụng đất thông qua hợp
đồng thuê đất. Phương thức
này đã được làm thành công
tại một số nơi như Tập đoàn
VinGroup (VinEco) thực hiện
thuê 213 ha đất của dân tại
huyệnHươngTrà (Huế) để sản
xuất rau công nghệ cao, thuê
250 ha đất của dân tại Vĩnh
Phú để sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao…
Mô hình ba
là nhà đầu tư
liên kết với các hộ gia đình có
Bộ TN&MT đề nghị
cần tiếp tục hoàn
thiện cơ chế chính
sách tập trung tích
tụ đất đai dựa trên
nguyên tắc “phải
đảm bảo hài hòa lợi
ích trước mắt và lâu
dài cho người nông
dân, nhà đầu tư,
Nhà nước.”
Tích tụđất đai không chỉ nghẽnở “hạnđiền”
đất để trực tiếp sản xuất nông
nghiệp, trong đó nhà đầu tư
sẽ cung ứng vật tư, kỹ thuật,
bao tiêu sản phẩm, các hộ sẽ
trực tiếp sản xuất trên phần
đất của mình. Mô hình này
làm khá thành công tại năm
huyện thuộc tỉnh Nam Định
với quy mô 1.200 ha.
Mô hình bốn
là những người
nông dân có đất liên kết với
nhau để tập trung đất đai cùng
tổ chức sản xuất hoặc liên kết
hợp tác với các hợp tác xã, tổ
hợp tác hoặc DN. Mô hình
này được thực hiện khá thành
công tại các tỉnh An Giang,
Bạc Liêu, Cà Mau…
Mô hình năm
là hình thức
ngườinôngdânchuyểnnhượng
đất nông nghiệp cho các cá
nhân, tổ chức có nhu cầu sử
dụng đất để sản xuất. Phương
thức này diễn ra khá phổ biến
tại các tỉnh phía Nam.
Mô hình sáu
là nhận góp
vốn bằng quyền sử dụng đất,
tức người dân góp vốn vào
DN bằng quyền sử dụng đất
để sản xuất, kinh doanh…
Bộ TN&M cho hay qua
thực tiễn cho thấy trong sáu
mô hình tích tụ ruộng đất trên
có mô hình hai, ba và bốn đã
thực hiện khá thành công và
ít gây tiêu cực xã hội.
Ba mô hình còn lại phù hợp
với cơchế thị trườngnhưngquá
trình tổ chức thực hiện chưa
thành công. “Nguyên nhân do
giá trị đất nôngnghiệp thấpnên
khi người có đất góp vốn vào
DNphần vốn góp chỉ chiếm tỉ
lệ nhỏ trong tổng số vốn của
DN. Khi DN tăng vốn điều
lệ thì giá trị đất nông nghiệp
còn lại rất thấp dẫn đếnmất tư
liệu sản xuất” - Bộ TN&MT
đánh giá. Hay như phương
thức chuyển nhượng quyền sử
dụng đất thì nông dân thường
không được chuyển đổi nghề,
giá trị chuyển nhượng đất lại
thấp nên người dân vẫn có
tâm lý giữ đất như biện pháp
bảo đảm cho kế sinh nhai…
Mở cửa cho DN FDI
làm nông nghiệp?
Theođề ánnày,BộTN&MT
đề nghị cần tiếp tục hoàn
thiện cơ chế chính sách tập
trung tích tụ đất đai dựa trên
nguyên tắc “phải đảm bảo hài
hòa lợi ích trước mắt và lâu
dài cho người nông dân, nhà
đầu tư, Nhà nước”.
Cụ thể, Nhà nước sẽ thông
qua trung tâm phát triển quỹ
đất làm đầu mối thực hiện
tích tụ đất đai. Trong đó, nhà
đầu tư sẽ liên hệ với trung
tâm quỹ đất để đăng ký về
nhu cầu đất, thuê đất lập dự
án sản xuất nông nghiệp và
trung tâm này sẽ đứng ra
tích tụ đất đai của nông dân
(theo các phương thức thuê,
nhận chuyển nhượng, nhận
ký gửi quỹ đất).
Bộ TN&MT đề nghị cần
có cơ chế cụ thể (ví dụ như
tăng thời hạn sử dụng đất;
quy định trích lập dự phòng
rủi ro tại DN; cơ chế chuyển
đổi mục đích sử dụng đất
trong phần đất nông nghiệp,
nhà đầu tư thuê…). Cùng
đó là có nguồn quỹ phát
triển đất, quỹ bảo hiểm để
đề phòng, xử lý rủi ro khi
Chính sách tập trung tích tụ đất đai dựa trên nguyên tắc “phải đảmbảo hài hòa lợi ích trướcmắt và lâu dài cho người nông dân, nhà
đầu tư, Nhà nước”. Trong ảnh: Thu hoạch lúa tại tỉnhHậuGiang. Ảnh: TIẾNQUÂN
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook