082-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 15-4-2019
Giết chồng, phónghỏađốt xác nhưng chỉ bị ánnhẹ?
Ngày 16-4, TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ xử phúc
thẩm vụ Nguyễn Thị Nầy giết chồng rồi phóng hỏa đốt
xác phi tang, từng gây chấn động dư luận ở tỉnh Bình
Dương đầu năm 2017, do có kháng cáo đề nghị tăng án
của ba người con nạn nhân.
Theo hồ sơ, năm 1999, bà Nầy và ông Hoàng Văn Cảnh
đăng ký kết hôn và chung sống với nhau tại xã An Long,
huyện Phú Giáo (Bình Dương). Sau đó, hai người xảy ra
mâu thuẫn vì bị cáo cho rằng ông Cảnh có quan hệ tình
cảm với người phụ nữ khác và có ý định muốn bán đất
cao su để cho người này.
Ngày 3-3-2017, thấy ông Cảnh nằm ngủ trong phòng
riêng tại nhà, Nầy chuẩn bị một can nhựa có chứa 2 lít
xăng mang đến trước phòng ngủ rồi rót ra xô nhựa. Tiếp
đó, bị cáo xuống bếp lấy một cây rựa dài 73 cm vào
phòng dùng hai tay chém trúng đầu ông Cảnh. Chém xong
bị cáo lấy xô xăng tạt vào phòng, dùng bật lửa phóng hỏa
rồi chốt cửa đi ra ngoài, khiến ông Cảnh bị chết cháy. Sau
đó, Nầy giấu cây rựa trong đống giàn giáo bên hông căn
nhà và mang xô nhựa ra hồ nước để rửa sạch sẽ. Khi lửa
bùng cháy lớn, hàng xóm phát hiện truy hô thì bị cáo giả
bộ tham gia và cùng mọi người dập lửa.
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình
Dương xác định Nầy là thủ phạm gây ra vụ án, dù sau đó
bị cáo đã ra đầu thú. Tháng 6-2018, VKSND tỉnh Bình
Dương ra cáo trạng truy tố bị cáo Nầy về tội giết người
với tình tiết có tính chất côn đồ theo điểm n khoản 1 Điều
123 BLHS 2015 (hình phạt từ 12 năm, 20 năm, tù chung
thân hoặc tử hình). Ba tháng sau TAND tỉnh xử sơ thẩm
và chỉ tuyên phạt Nầy 17 năm tù.
Đại diện hợp pháp của ông Cảnh là ba người con riêng
của ông Cảnh kháng cáo cho rằng mức án trên là quá nhẹ.
Bởi sau khi gây án xong bị cáo tạo hiện trường giả, giả bộ
hô hoán dập lửa. Khi bị mời lên điều tra, bị cáo mới khai
nhận hành vi phạm tội. Đại diện nạn nhân cho rằng tòa sơ
thẩm xác định bị cáo phạm tội có tính chất côn đồ là thiếu
sót mà phải thêm các tình tiết tăng nặng khác là giết người
vì động cơ đê hèn và thực hiện tội phạm một cách man rợ.
Lý do là bị cáo đã lên kế hoạch giết người từ trước và cố
ý thực hiện hành vi phạm tội tới cùng. Sau khi chém nạn
nhân còn dùng xăng phóng hỏa rồi tìm mọi cách xóa dấu
vết để hòng thoát tội...
MINH VƯƠNG
Biết khi nào con tự lập được?
Một vấn đề khác trong kháng nghị,VKS cho rằng bản án tuyên thời gian
cấp dưỡng tính từ năm 2013 đến khi các cháu trưởng thành, lao động
và tự lập là chưa phù hợp với ý chí các đương sự tại phiên tòa và gây khó
khăn cho việc thi hành án.
Các thẩmphán xử vụ ly hôn cho rằng về việc cấp dưỡng, bản án ly hôn
thường tuyên cụ thể là: Cấp dưỡng cho trẻ đến khi trưởng thành (được
hiểu theo luật là 18 tuổi). Còn nếu tuyên như trong vụ này thì biết xác
định mốc thời gian nào để trẻ tự lập được, giả sử trưởng thành rồi mà
không chịu lao động, không tự lập được chẳng lẽ cứ cấp dưỡng suốt?
LSNguyễnThànhCôngphân tích thêm, việc cấpdưỡng trong vụ án này
hai bên thỏa thuận được thì tại sao tòa không đi đến tận cùng để tuyên
cho đúng với ý chí của các bên. Cụ thể, đã chốt được mức cấp dưỡng thì
sao không thêm bước cấp dưỡng đến khi con đến tuổi nào. Việc tuyên
cụ thể vậy vừa thể hiện được tòa tôn trọng sự thỏa thuận của đôi bên
cũng như không làm khó cho quá trình thi hành án.
Những lập luận của VKS ngược lại hoàn toàn với nhận định
của tòa đang tạo ra “cuộc chiến” pháp lý khá thú vị.
“Cuộc chiến”
pháp lý vụ vợ chồng
Trung Nguyên
HOÀNGYẾN
N
Pháp Luật TP.HCM
đã
phản ánh, VKSND TP.HCM
vừa có kháng nghị đối với bản
án sơ thẩm ly hôn giữa bà Lê Hoàng
Diệp Thảo (46 tuổi) và ông Đặng
Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, Chủ tịch
HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập
đoàn Cà phê Trung Nguyên) mà
TAND cùng cấp đã tuyên. Nhiều
nội dung của bản án từng gây tranh
cãi đã được bản kháng nghị chỉ ra
và được các chuyên gia pháp lý
đồng tình.
Tước quyền cổ đông là sai
Trong kháng nghị, VKS không
đồng tình việc bản án sơ thẩmchia cổ
phần trong bảy công ty thuộc Trung
Nguyên theo tỉ lệ 6:4 vì không đúng
với khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân
vàGia đình. Đồng thời, việc giao cho
ông Vũ sở hữu toàn bộ số cổ phần
tại các công ty này và trả chênh lệch
cho bà Thảo là không công bằng. Vì
cổ phần chưa được tính giá trị, giá
trị thương hiệu và cổ đông còn có
các quyền quản trị công ty, quyền
tài sản đối với cổ phần, quyền được
chia cổ tức, quyền về thông tin kiểm
soát trong công ty. Việc giao cho ông
Vũ sở hữu toàn bộ cổ phần tại bảy
công ty là đã tước mất quyền của bà
Thảo theo Điều 110, Điều 119 Luật
Doanh nghiệp 2014.
Đồng tình, luật sư (LS) Nguyễn
Thành Công, Đoàn LS TP.HCM,
cho rằng theo Luật Hôn nhân và Gia
đình, tài sản chung của vợ chồng
được chia đôi nhưng có tính đến các
yếu tố khác. Đó là hoàn cảnh của
gia đình và của vợ, chồng; công sức
đóng góp vào việc tạo lập, duy trì và
phát triển khối tài sản chung. Việc
ÔngĐặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê HoàngDiệp Thảo tại tòa. Ảnh: PLO
Việc tòa tước hết quyền
sở hữu cổ phần của một
bên và yêu cầu phải chấp
nhận để đổi bằng tiền,
dẫn đến việc tước bỏ
hàng loạt các quyền của
cổ đông.
tòa chia cho ông Vũ sở hữu toàn bộ
cổ phần tại bảy công ty và trả chênh
lệch cho bà Thảo là không đúng.
Theo LS Công, khi chia tài sản
liên quan đến cổ phần tại công ty,
tòa đã mặc định quy ra số tiền là
chỉ tính đến giá trị vật chất, chưa
tính đến các giá trị phi vật chất của
loại tài sản đặc biệt này. Đúng như
VKS lập luận như vậy là không công
bằng cho bà Thảo khiến bà mất hoàn
toàn quyền cổ đông. Việc tòa tước
hết quyền sở hữu cổ phần của một
bên và yêu cầu phải chấp nhận để
đổi bằng tiền, dẫn đến việc tước bỏ
hàng loạt quyền của cổ đông.
Một thẩmphán chuyên xử án kinh
tế tại TANDTP.HCM (xin giấu tên)
phân tích, cổ đông không chỉ là tiền
mà có nhiều quyền lợi khác. Việc
tước hết cổ phần của bà Thảo không
chỉ ảnh hưởng đến bà này mà còn
những cổ đông khác. Bởi cổ đông
có các quyền quản trị công ty, quyền
tài sản đối với cổ phần, quyền được
chia cổ tức, quyền về thông tin kiểm
soát trong công ty. Như vậy, cổ đông
khi sở hữu cổ phần không chỉ là tiền
mà quan trọng hơn là để xác lập và
thực hiện liên tục các nhóm quyền.
Đó mới là giá trị mà cổ đông mong
muốn đạt được khi đầu tư góp vốn
vào công ty cổ phần. Việc hoán đổi
cổ phần để nhận lại bằng tiền nếu có
phải được sự đồng ý của hai bên. Do
đó, tòa án không được quyền tước bỏ
quyền sở hữu cổ phần của cổ đông,
qua đó sẽ dẫn đến tước bỏ luôn tư
cách cổ đông, mà đúng ra nó phải
do chính cổ đông quyết định. Tòa
không thể và không có quyền tước
quyền sở hữu cổ phần của một bên
và giao hết cho bên còn lại.
Ngoài ra theo vị thẩm phán, còn
phải xác định giá trị tài sản của cổ
phần thế nào để công bằng cho các
bên. Cổ phần có hai giá trị là mệnh
giá và giá thị trường (mệnh giá là
giá trị danh nghĩa của cổ phần khi
phân chia từ vốn điều lệ, giá thị
trường mới là giá trị tài sản thực
của cổ phần). Do đó, tòa phải căn
cứ vào giá thị trường của cổ phần
để phân chia. Khoản 11 Điều 4 Luật
Doanh nghiệp 2014 quy định: Giá
thị trường của phần vốn góp hoặc cổ
phần là giá giao dịch trên thị trường
cao nhất ngày hôm trước, giá thỏa
thuận giữa người bán và người mua
hoặc giá do một tổ chức thẩm định
giá chuyên nghiệp xác định. Điều
này đồng nghĩa là tòa án không có
quyền xác định giá trị tài sản của cổ
phần mà phải căn cứ vào các trường
hợp xác định giá như quy định nêu
trên của Luật Doanh nghiệp và pháp
luật khác có liên quan.
Cái thì chưa làm rõ, cái lại
vượt quyền
Trong kháng nghị, VKS cho rằng
án sơ thẩm tuyên đình chỉ tất cả yêu
cầu khác của các bên đương sự ông
Vũ và bà Thảo đối với các công ty
thuộc Tập đoàn Trung Nguyên phát
sinh trong các hoạt động kinh doanh
thươngmại với tư cách là cổ đông và
thành viên công ty liên quan đến việc
thành lập, chuyển nhượng, hoạt động,
giải thể… chuyển đổi hình thức tổ
chức công ty và các hoạt động khác
về kinh doanh thương mại liên quan
đến tất cả công ty thuộc Tập đoàn
Trung Nguyên, là vượt quá yêu cầu
khởi kiện của các đương sự, không
thuộc phạm vi giải quyết của vụ án
và gây khó khăn cho việc thi hành án.
Đồng tình với VKS, LS Trần Hải
Đức (Đoàn LS TP.HCM) cho biết
việc đình chỉ đúng khi đương sự có
yêu cầu tòa giải quyết nhưng sau đó
rút yêu cầu. Tuy nhiên, việc án tuyên
như vậy là khá mù mờ và gây khó
cho cơ quan có trách nhiệm thi hành
án. Theo LSĐức, tư cách thành viên,
tư cách cổ đông được luật quy định
cụ thể tại Luật Doanh nghiệp và các
văn bản luật hướng dẫn.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng
đồng tình với kháng nghị của VKS
khi chỉ ra việc tòa sơ thẩmgiải quyết
yêu cầu phản tố chia tiền, vàng và
ngoại tệ mà bà Thảo gửi tại Ngân
hàng TMCP Xuất nhập khẩu VN,
TMCP Ngoại thương VN, TMCP
Đầu tư phát triển VN, là không rõ.
Cụ thể, ngày 18-7-2016, ông Vũ có
yêu cầu phản tố đòi chia số tài sản
trên. Số tiền theo ông Vũ cung cấp
là 1.765 tỉ đồng tại ba ngân hàng
nhưng đến khi tòa tuyên án thì số
dư còn 1.313 tỉ đồng. HĐXX chưa
xác minh, làm rõ nguồn gốc hình
thành số tiền, sau đó được chuyển
đến đâu, thời gian nào, sử dụng vào
mục đích gì và hiện nay ai quản lý.
Theo chuyên gia, chỉ khi làm rõ
được mới đảm bảo việc chia tài sản
chung của các đương sự. Điều này
dẫn đến quyết định của bản án chưa
chính xác, gây khó khăn cho việc
thi hành án.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook