082-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 15-4-2019
Thời gian gần đây, một số hộ dân sống gần Khu công
nghiệp (KCN) Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM
phản ánh kênh Thầy Cai ô nhiễm và bốc mùi từ nhiều năm
nay. Mặc dù chính quyền có vài lần vào cuộc nhưng cho
đến nay tình trạng ô nhiễm ở con kênh này vẫn không được
cải thiện. Nhiều hộ dân vì sợ mùi hôi, bệnh tật nên đã dọn
đi nơi khác sống.
Ghi nhận thực tế tại kênh Thầy Cai, đoạn gần KCN Tân
Phú Trung, nước kênh màu nâu đen, có mùi hôi bốc lên
nồng nặc.
Theo bà Nguyễn Thị Tím (người dân khu vực), tình trạng
ô nhiễm ở con kênh này xảy ra khá lâu, kênh bị ô nhiễm do
nhiều cơ sở trong KCN xả nước thải ra. “Khi mới về sống
nơi đây tôi còn sử dụng nước dưới kênh để sinh hoạt hằng
ngày. Nhưng thời điểm này thì không còn dám sử dụng vì
nước không còn trong, đủ nguồn ô nhiễm trong nước” - bà
Tím nói.
Bà Tím cho biết thêm con cái bà do không chịu nổi mùi
hôi từ con kênh cũng như mùi bốc ra từ một số xưởng sản
xuất từ KCN gần đây nên đã dọn đi nơi khác sống.
Đồng quan điểm, anh Nguyễn Thành Nhân (người dân
khu vực) chia sẻ: Tình trạng ô nhiễm ở đây cũng khá lâu
rồi. Có một số thời điểm con kênh tạm ổn do được chính
quyền xử lý nhưng sau đó nước kênh lại dơ và bốc mùi trở
lại. Tình trạng này kéo dài từ nhiều năm nay, đã có không ít
người dọn đi vì mùi hôi bốc lên từ kênh.
Trao đổi với ông Võ Văn Kha, chủ doanh nghiệp (DN) tư
nhân Huy Thịnh, hoạt động trong lĩnh vực chế biến cao su,
một trong những cơ sở bị người dân phản ánh gây ô nhiễm,
ông cho biết công ty không có vấn đề xả thải ra môi trường.
Cụ thể, nước thải sau khi xử lý xong thì công ty bơm thẳng
vào nhà máy xử lý tập trung tại KCN. Về vấn đề mùi hôi,
có lẽ hiện tại khu vực này có ba nhà máy cao su. Do cao
su có mùi đặc trưng, có thể người dân không quen mùi này
nên cảm thấy khó chịu. Cơ quan chức năng cũng đã đo đạc
và kết luận mùi hôi không quá ngưỡng cấm.
Đại diện Công ty CP Phát triển Đô thị Sài Gòn - Tây Bắc
(SCD), chủ đầu tư KCN Tân Phú Trung, cho hay: “Đến thời
điểm hiện tại, hầu hết DN trong KCN đã đấu nối nước thải
về KCN. Còn số ít DN hoạt động cầm chừng hoặc ngưng
hoạt động, chủ yếu phát sinh nước thải sinh hoạt. Hiện tại
Ban quản lý các khu chế xuất TP (Hepza) và KCN đã làm
việc với các công ty này và yêu cầu họ tiến hành nhanh
chóng việc tách nước mưa, nước thải. Đồng thời liên hệ
KCN hướng dẫn đấu nối nước thải.
Về việc DN phát sinh khí thải ra môi trường (nếu có), đại
diện SCD cho hay Hepza và công an môi trường TP cũng
thường xuyên theo dõi và có kiểm tra đột xuất. Ngoài ra,
SCD thường xuyên giám sát khí thải của các DN, khi phát
hiện có hiện tượng khác so với bình thường, SCD sẽ làm
việc với DN, đồng thời báo cáo Hepza đến xử lý.
Phía lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Củ Chi cho hay đã
ghi nhận thông tin phản ánh từ PV, đồng thời sẽ tổ chức
khảo sát và có văn bản kiến nghị ngay Sơ TN&MT kiểm
tra công tác bảo vệ môi trường đối với các đơn vị hoạt động
trong KCN Tân Phú Trung. Qua đó xử lý vi phạm theo
thẩm quyền quy định nếu các đơn vị xả thải chưa đạt quy
chuẩn môi trường ra kênh Thầy Cai.
NGUYỄN CHÂU
CủChi:Dânkhiếphãi vìmùi hôi ởkênhThầyCai
Người
dân phản
ánh kênh
Thầy Cai
đang bị
ô nhiễm
nặng.
Ảnh:
QUANG
DUY
KIÊNCƯỜNG
“T
rước Tết, tất cả gói
thầu đã dừng thi công
do vướng mắc về vốn
và nhiều vấn đề khác. Nhưng
sau khi Chính phủ có chỉ đạo
tháo gỡ các khó khăn, vào ngày
18-3 chúng tôi đã lập tức triển
khai các biện pháp nhằm vào
cuộc để tái khởi động dự án
và đẩy nhanh tiến độ” - ông
Mai Mạnh Hồng, Tổng Giám
đốc Công ty CP BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận (Công ty
Trung Lương - Mỹ Thuận),
cho biết trong chuyến khảo
sát dự án, ngày 14-4.
Đẩy nhanh tiến độ
thi công
Theo ông Mai Mạnh Hồng,
hiện tại khối lượng thi công
toàn dự án đạt khoảng 15%.
Từ tháng 5 tới các nhà thầu
sẽ tăng tốc thi công, đến cuối
nămnay dự kiến đạt 55%-60%
tiến độ và hoàn thành thông
tuyến trong năm 2020.
Ngày 13-4, PV
Pháp Luật
TP.HCM
đã đi khảo sát thực tế
tại gói thầu XL-06 với lý trình
ởKm51+434 - Km52+600 và
cầu Kênh Năng - cầu Sáu Ầu
và gói thầu LX08 ở khu vực
cầu Kênh Xáng (huyện Châu
Thành, Tiền Giang). Ghi nhận
tại công trường, không khí ở
các gói thầu này diễn ra khẩn
trương với nhiều máy cẩu,
máy đào, máy ủi được huy
động. Các công nhân ráo riết
Các công nhân đang ráo riết thi công dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
“Hiệnmặt bằng
không vướng gì cả,
chúng tôi chỉ có khó
khăn về tài chính, nếu
được giải quyết thì sẽ
đảmbảo tiến độ.”
Ông
Xuân Lịch,
Giám đốc gói thầu LX08
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51,1 km, quy mô
bốn làn xe với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp
đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương) và điểm cuối giao với
quốc lộ 30 tại nút giaoAnTháiTrung (huyệnCái Bè,TiềnGiang).
Dự án đã được khởi công xây dựng cách đây 10 năm với
tổng mức đầu tư 9.668,5 tỉ đồng theo hình thức BOT và đã
một lần thay đổi chủ đầu tư (dự án có sáu nhà đầu tư trong
liên danh đầu tư).
Trung tuần tháng 2, Văn phòng Chính phủ có thông báo
kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi họp về
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với dự án. Trong đó, Phó
Thủ tướng thống nhất với UBND tỉnh Tiền Giang về đề xuất
chuyển cơ quan nhà nước có thẩmquyền từ Bộ GTVT về UBND
tỉnh Tiền Giang.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
sẽ xong trong năm 2020
Sau thời gian tạmngưng, dự án cao tốc Trung Lương - MỹThuận (TiềnGiang) đang cấp tập thi công
trở lại và đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành vào cuối năm2020.
làm việc dù thời tiết buổi trưa
tại khu vực này nắng rất gắt.
Anh Vũ Văn Toàn, công
nhân đang thi công tại gói
thầu LX08, cho biết: “Chúng
tôi vẫn đang làm khẩn trương
và khi nào cần thiết thì sẽ tăng
ca để đảmbảo tiến độ. Tôi mới
làm được một tháng nay, công
việc cũng không khó khăn gì”.
Giámđốc điều hành gói thầu
LX08 - ông Xuân Lịch thông
tin trong khoảng 20 ngày nay
công trường với 60 công nhân
hoạt động hết công suất và tiếp
tục công việc dang dở trước
đây như đào bóc hữu cơ, dọn
dẹp mặt bằng, bơm cát...
“Về công tác bơm cát đã đạt
59% tiến độ, còn tiến độ chung
thì trong năm nay sẽ đảm bảo
80% toàn bộ gói thầu. Hiện
mặt bằng không vướng gì cả,
chúng tôi chỉ có khó khăn về
tài chính, nếu được giải quyết
thì sẽ đảm bảo tiến độ” - ông
Lịch nói.
Giải cứu dự án bằng
nhiều cách
Ông Mai Mạnh Hồng chia
sẻ về những khó khăn của dự
án: “Dự án đã làm 10 năm
rồi, vướng mắc ban đầu lớn
nhất là vốn. Dự án trước đây
đã ký hợp đồng tín dụng rồi
nhưng không giải ngân được
do nhiều lý do. Ví dụ, sự
chênh lệch vốn vay trong
hợp đồng dự án và lãi vay
ngân hàng, chênh lệch này
khoảng 3%-4% nên ngân
hàng không giải ngân được”.
Để giải quyết vấn đề này, đầu
tiên sau khi chuyển cơ quan
nhà nước có thẩm quyền từ
Bộ GTVT về tỉnh Tiền Giang
thì Công ty Trung Lương - Mỹ
Thuận sẽ ký hợp đồng dự án
với tỉnh Tiền Giang và phải
lập phương án tài chính với
ngân hàng rồi đàm phán lại
về hợp đồng tín dụng.
“Phải cuối năm nay mới
xong vấn đề tín dụng và dự
án được giải ngân. Nhà đầu
tư đã giải ngân vốn chủ sở
hữu vượt hợp đồng dự án, đạt
2.000 tỉ đồng nhưng nguồn
vốn ngân hàng không có sẽ
rất khó khăn. Chúng tôi đã
họp các nhà thầu và cùng
động viên họ huy động các
nguồn lực để thi công đồng
loạt trở lại” - ông Hồng nói.
Theo ông Hồng, ngoài
khó khăn về vốn thì các giải
pháp thi công, triển khai dự
án cũng đang được ráo riết
thực hiện. Ví dụ, với dự án
đã tạm dừng thì có hai phần:
Một là phần đã thi công rồi
và phần chưa thi công. Phần
đã thi công nhiều vấn đề
hơn như phải có các đánh
giá cụ thể, kiểm định các
công việc trước đó và đề
ra các giải pháp đẩy nhanh
tiến độ nhưng phải đảm bảo
chất lượng.
Bên cạnh đó, để đảm bảo
nguồn vật liệu tất cả gói thầu
khi thi công đồng loạt, Công
ty Trung Lương - Mỹ Thuận
đã phối hợp với tỉnh Tiền
Giang khảo sát các tuyến
đường bộ, đường thủy có
thể mượn tạm các đường dân
sinh để vận chuyển thuận lợi
vật liệu vào các công trình
Ông Đỗ Văn Nam, Tổng
Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả
- một trong các chủ đầu tư
dự án, cho biết đã đưa ra các
giải pháp quyết liệt như ngay
lập tức thành lập văn phòng
hiện trường (trung tâm đầu
não của dự án) ở Tiền Giang,
trước đây dự án không có văn
phòng hiện trường.
“Việc chuyển đổi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về
Tiền Giang, ngay địa phương
của dự án cũng sẽ giải quyết
nhanh chóng các vấn đề” -
ông Nam nói.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook