090-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
Thứ Tư 24-4-2019
Phản hồi
Đừng dại mà dùng
giấy tờ giả lênmáy bay
Trong trường hợp bị mất giấy chứngminh nhân dân, hành khách
có thể dùng hơn 10 loại giấy tờ khác để đi máy bay.
Ngày 17-4, báo
Pháp Luật TP.HCM
có đăng tin bạn
đọc phản ánh trước nhà 1705 Huỳnh Tấn Phát (khu
phố 3, phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM) có trụ đèn
án ngữ giữa đường vừa gây cản trở, vừa là mối nguy
hiểm đối với người và phương tiện qua lại
(ảnh trên).
Sau khi báo đăng, cơ quan chức năng đã di dời trụ đèn
nói trên
(ảnh dưới).
THIÊN THẢO
Vì sự an
toàn của các
chuyến bay,
lực lượng an
ninh hàng
không luôn
được thắt
chặt tại các
sân bay.
Ảnh: P.ĐIỀN
Hơn 10 loại giấy tờ sử dụng để
đi máy bay
Hành khách đi máy bay nội địa có thể sử dụngmột trong
các loại giấy tờ sau:
Các loại giấy tờ đi máy bay nội địa gồm: Hộ chiếu; thẻ căn
cước công dân; giấy CMND; chứng nhận của các lực lượng
vũ trang; thẻ đại biểu Quốc hội; thẻ đảng viên; thẻ nhà báo;
giấy phép lái ô tô, xe máy; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng
không, sân bay; thẻ của Ủy ban ANHK dân dụng Quốc gia;
thẻ nhận dạng của các hãng hàng khôngViệt Nam; giấy xác
nhận nhân thân theomẫudo công an cấp xã nơi thường trú,
tạm trú xác nhận; giấy của cơ quan có thẩm quyền chứng
nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án.
Trường hợp hành khách dưới 14 tuổi chưa có CMND thì
giấy tờ sử dụng khi lên máy bay là giấy khai sinh; trường
hợp dưới một tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì dùng
giấy chứng sinh.
(​Theo Cục Hàng không Việt Nam )
Một số hành khách
cho biết khi mua vé
nhượng lại này còn
được các đại lý vé
hướng dẫn làm giấy
tờ giả và các chiêu
thức để hợp thức
hóa vé máy bay giá
rẻ để lên máy bay.
ANNHIÊN
T
hời gian gần đây, lực
lượng an ninh hàng không
(ANHK) tại một số sân
bay đã phát hiện hành khách
mang giấy tờ giả hoặc mượn
giấy tờ của người khác để
lên máy bay.
Nhiều người hồn nhiên
dùng giấy tờ giả
Gần đây nhất, lực lượng
ANHK tại Cảng hàng không
quốc tế Nội Bài đã phát hiện
một nữ hành khách sử dụng
thẻ căn cước công dân giả để
bay đến sân bayTân SơnNhất
trên chuyến bay VJ123. Làm
việc với lực lượngANHK, vị
khách này thừa nhận do bị
mất căn cước công dân nên
đã liên hệ với dịch vụ làm thẻ
căn cước giả để bay.
Trước đó, tại Cảng hàng
không quốc tếVinh, lực lượng
ANHKsânbay tại đây cũngđã
phát hiện một nữ hành khách
sửdụngCMNDcủamột người
khác sinh năm 1990 để làm
thủ tục hàng không từVinh đi
Đà Lạt. Bị ANHK phát hiện
CMND không chính chủ, nữ
hành khách này thừa nhận do
có việc gấp phải vào Đà Lạt
nhưng CMND hết hạn, đang
làm lại nên liều lĩnh mượn
CMNDcủa bạn để đimáy bay.
Hầu hết các trường hợp giả
mạo giấy tờ đều bị hãng hàng
không từ chối vận chuyển,
hủy vé. Bên cạnh đó, những
người dùng giấy tờ giả mạo
để lên máy bay còn bị xử
phạt hành chính, theo quy
định hiện hành (Nghị định
162/2018) thì mức phạt 3-5
triệu đồng. Trường hợp hành
khách cố tình không nộp phạt
hoặc tái phạm nhiều lần có
thể bị cấm bay.
Dù các ANHK đã mạnh
tay xử lý và có nhiều cảnh
báo về chuyện cấm sử dụng
giấy tờ giả hoặc giấy tờ của
người khác để lên máy bay,
tại sao khách vẫn chưa ngán?
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Hoàng Văn
Thư, Giám đốc Cảng hàng
không quốc tế Vinh (Nghệ
An), cho biết: Thời gian qua,
ANHK tại sân bay Vinh đã
phát hiện một số trường hợp
dùng giấy tờ giả để lên máy
bay. Các vị khách này đều bị
từ chối làm thủ tục an ninh
lên máy bay, hủy vé và từ
chối vận chuyển.
Theo ông Thư, qua làm
việc với các hành khách sử
dụng giấy tờ giả thì lộ ra một
điểmchung là các hành khách
đều ham vé giá rẻ của người
khác, mua nhưng không có
kế hoạch bay nên nhượng lại.
Trong đó, một số hành khách
cho biết khi mua vé nhượng
lại này còn được các đại lý
vé hướng dẫn làm giấy tờ giả
và các chiêu thức để hợp thức
hóa vé máy bay giá rẻ để lên
máy bay.
Ngoài ra, cơ quan chức
năng ở địa phương nơi hành
khách cư trú do chưa lường
hết hậu quả hoặc nể nang đã
xác định nhân thân cho khách,
khiến nhiều người tiền mất
tật mang và đe dọa ANHK.
“Chúng tôi luôn quán triệt
phải xử lý mạnh tay với các
trường hợp sử dụng giấy tờ giả
để lên máy bay. Các vị khách
này bị từ chối vận chuyển và
xử phạt hành chính để ngăn
ngừa các vụ việc tương tự”
- ông Thư nói.
​Giám sát chặt khách
bị từ chối vận chuyển
​Một đại diện củaCảng hàng
không quốc tế Tân Sơn Nhất
cho rằng so với các nước thì
các loại giấy tờ để đi máy bay
nội địa tại Việt Nammở rộng
hơn, bao gồm nhiều loại giấy
tờ khác nhau. Trong trường
hợpbịmấtCMND, hànhkhách
có thể dùng hơn 10 loại giấy
tờ khác để đi máy bay. Tuy
nhiên, nhiều vị khách vẫn
không biết hoặc do các đại
lý tiếp tay hướng dẫn khiến
nhiều người dở khóc vì ham
vé giá rẻ, không am hiểu quy
định pháp luật, ảnh hưởng
đến chuyến bay.
Đại diện Cục Hàng không
Việt Namcho biết để đảmbảo
trật tự, an toàn hàng không
cao điểm nghỉ lễ 30-4 và 1-5,
Cục đã yêu cầu các cảng vụ
hàng không miền Bắc, miền
Trung và miền Nam tăng
cường công tác kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các
quy định về an toàn, ANHK
và các dịch vụ tại cảng hàng
không, sân bay, đồng thời xử
lý nghiêm các trường hợp vi
phạm. Trong đó, các đơn vị
này phải tăng cường giám
sát tình hình hành khách bị
từ chối vận chuyển, chuyến
bay bị hủy, chuyến bay bị
chậm kéo dài tại cảng hàng
không, sân bay.
Ngoài ra, các cảng vụ có
trách nhiệm cung cấp thông
tin hướng dẫn người dân đi lại
bằng đường hàng không bảo
đảm đúng lịch trình, hạn chế
số người đón, tiễn tại các sân
bay, đặc biệt tại Cảng hàng
không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Đồng thời phối hợp với các cơ
quan chức năng tại TP.HCM
tổ chức phân luồng, điều tiết
giao thông, không để xảy ra
ùn tắc giao thông tại sân bay
và khu vực lân cận.•
Cóđược quyềnrút lại
nội dungđã tố cáo?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 31/2019 quy
định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi
hành Luật Tố cáo.
Theo đó, người tố cáo có quyền rút một phần hoặc
toàn bộ nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố
cáo ra kết luận nội dung tố cáo.
Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản,
văn bản rút tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ và
tên, địa chỉ của người rút tố cáo; nội dung tố cáo được
rút, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người rút tố cáo.
Trường hợp người tố cáo đến cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền trực tiếp rút tố cáo thì người tiếp nhận
lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo và người rút tố cáo
phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một
hoặc một số người rút tố cáo thì từng người rút tố cáo
thực hiện việc rút tố cáo theo cách nêu trên. Trường
hợp tất cả người tố cáo rút tố cáo thì người đại diện
thực hiện việc rút tố cáo bằng văn bản, hoặc người
tiếp nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo có chữ
ký hoặc điểm chỉ xác nhận của những người tố cáo
hoặc của người đại diện.
Đặc biệt, nghị định cũng nêu rõ trường hợp người
tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy
hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc
có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua
chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu
khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo
thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.
Nghị định 31/2019 có hiệu lực thi hành từ ngày
28-5-2019.
TM
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook