090-2019 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư24-4-2019
Khách kêu trời
vì không được
kiểm tra
khi…mua hàng
THUHÀ
M
ới đây, Lazada, một
trongnhữngsànthương
mại điện tử (TMĐT)
và mua sắm trực tuyến lớn
nhất tại Việt Nam, thông
báo ngưng cung cấp dịch vụ
đồng kiểm khi nhận hàng từ
ngày 15-3-2019.
Theođó,ngườimuakhinhận
hàng sẽ không được mở kiện
hàng ra xem như trước đây
mà chỉ được kiểm tra các yếu
tố bên ngoài của kiện hàng.
Bên cạnh đó, người mua chỉ
có quyền mở kiện hàng sau
khi đã thanh toán đầy đủ cho
nhân viên vận chuyển.
Người tiêu dùng sợ
mua nhầm hàng kém
chất lượng
Trước thông báo củaLazada
về việc ngưng chương trình
đồng kiểm, người tiêu dùng
tỏ ra lo lắng và nghi ngại khi
mua sắm tại đây. Bởi theo
họ, việc các sàn TMĐT hoặc
mua bán trực tuyến không
cho kiểm hàng trước khi
mua chẳng khác nào tiếp
tay cho các hành vi gian
lận thương mại như bán
hàng giả, hàng nhái, hàng
kém chất lượng hoặc hàng
không đúng theo yêu cầu
lựa chọn của khách hàng.
Anh Nguyễn Văn Độ, một
người thường xuyênmua hàng
trên các sàn TMĐT, bức xúc:
“Nếu Lazada không cho đồng
kiểm sẽ gây
thiệt hại lớn
chongườimua
hàng. Vì hiện
giờtrêncácsàn
TMĐT có rất
nhiềugianhàng
không đủ tiêu
chuẩn, hàng
giả, do đó nếu
khôngchoxem
hàng trước khi thanh toán tiền
thì lại càng làm tăng nguy cơ
người bán hàng gian lận”.
Anh Độ cũng cho rằng việc
người tiêu dùngmua hàng, trả
tiền mà lại không có quyền
được biết chất lượng hàng bên
tronghộphàng
thì thật làvô lý.
Điềuđókhông
thể chấp nhận
được. “Lazada
nên xem lại và
tăng cường
khâukiểmsoát
nguồn gốc và
chấtlượnghàng
hóa người bán
để khách hàng yên tâm” - anh
Độ nói thêm.
Đồng quan điểm, anh Trần
Đình Ngọc, nhân viên giao
hàng của một hãng có tiếng,
bày tỏ: “Việc ngưng đồng
kiểm này thực sự gây phiền
toái cho những người giao
hàng như chúng tôi. Tôi đã
gặp trường hợp khách mua
một đằng nhưng khi mở ra
lại là sản phẩm khác và họ đổ
lỗi cho người giao hàng tự ý
đánh tráo sản phẩm. Do vậy,
tôi nghĩ Lazada phải khôi phục
lại chính sách đồng kiểm. Nó
thật sự cần thiết cho người
mua, tiết kiệm thời gian cho
người mua ở khâu phản ánh,
trả lại hàng và tránh đổ oan
cho những người làm dịch
vụ giao hàng như chúng tôi”.
Lazada nói gì?
Trước những thắc mắc của
khách hàng, đại diện Lazada
giải thích:Việc đồngkiểmthực
sự không còn phù hợp. Bởi
theo sàn này, người đi giao
hàng không phải là người bán
hàng nên không hiểu biết sâu
về hàng hóa, không thể cung
cấp đầy đủ thông tin về hàng
hóa và vì vậy không thể cùng
đồng kiểm với khách hàng.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi:
“Nếu người bán cố tình đóng
gói hàng giả cho khách, không
chịu đổi trả… thì “kêu oan” ở
đâu?”, đại diện Lazada khẳng
định đơn vị này có chính sách
đổi trả hàng nếu khách hàng
không hài lòng với sản phẩm.
Làm méo mó thị trường
Tại cuộc hội thảo về bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT
do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, ông Đặng Hoàng An,
Thứ trưởng Bộ Công Thương, đánh giá chính sách quản lý
TMĐT không gắn với thực tế và bán hàng online đang trở
thànhmôi trường sống của hàng giả. Hiện nay công cụ, chế
tài xử lý các vi phạm trên các sàn TMĐT chưa thỏa đáng,
chưa đủ rộng. Hành vi bán hàng giả trên TMĐT đang làm
méo mó thị trường, thất thu ngân sách, người tiêu dùng
bị phương hại.
Ông cũng đặt ra các vấn đề về kiểm soát hàng giả trên
sàn TMĐT: “Tại sao chúng ta không đánh sập website, thu
tên miền nếu phát hiện bán hàng giả. Trách nhiệm người
cung cấp máy chủ, domain, dịch vụ Internet…ở đâu? Phải
gắn trách nhiệmcủa những đối tượng này trong việc chống
hànhvi kinhdoanhhànggiả trênTMĐT. Phải có chế tàimạnh,
không để môi trường Internet làmmôi giới, trung gian cho
kinh doanh bán hàng giả”.
Hành vi bán hàng
giả trên TMĐT
đang làm méo mó
thị trường, thất
thu ngân sách,
người tiêu dùng bị
phương hại.
Lazada cũng thừa nhận việc
khách đổi trả gây ra nhiều
khó khăn cho đơn vị này về
tài chính.
“Việc đổi trả làm phát sinh
nhiều chi phí cho Lazada, chi
phí liên hệ khách hàng lẫn nhà
bán hàng, chi phí hoàn tiền
cho khách hàng… Bởi vậy,
chúng tôi có biện pháp loại
bỏ các nhà bán hàng không
đạt tiêu chuẩn vì lợi ích của
chính Lazada và lợi ích của
người tiêu dùng” - đại diện
Lazada nói.
Tuy nhiên, trên thực tế đã
có rất nhiều trường hợp mua
hàng một đằng nhưng nhận
một nẻomànguyênnhânchính
nằmở khâu không được kiểm
hàng. Chị Minh Thanh (quận
3, TP.HCM) nói hiện nay sàn
TMĐT cho phép khách trả lại
hàng nhưng thủ tục rất rườm
rà, mất thời gian chờ đợi.
Chị MinhThanh dẫn chứng
bản thân chị từng đặt mua
quần áo nhưng mẫu nhận về
lại không đúng cái chị đã đặt.
“Do Lazada ngưng đồng kiểm
nên khi thanh toán xong rồi
tôi mới nhận ra không phải
sản phẩm tôi đặt mua. Do vậy
tôi cho rằng việc đồng kiểm
tra là cần thiết”.
Liên quan vấn đề này, ông
VõĐỗThắng,GiámđốcTrung
tâm An ninh mạng Athena,
phân tích: Có hai trường hợp
Việc sàn thươngmại điện tử đột ngột ngưng
chính sách đồng kiểm có thể khiến hàng giả,
hàng nhái tung hoành.
Họ đã nói
Cần tạo dựng uy tín
với khách hàng
Ông Nguyễn Ngọc Dũng,
Phó Chủ tịch Hiệp hội TMĐT
Việt Nam, cho rằng với các sàn
TMĐT như Lazada, Shoppe,
Tiki… đều có các chính sách
xử lý vi phạm hàng hóa, chính
sách mua, đổi trả hàng nhằm
đảm bảo quyền lợi của người
bánvàngườimua.Songcácsàn
TMĐT vẫn còn nhiều việc phải
làm để xây dựng uy tín, niềm
tin với người dùng.
Nhiều người mua hàng cho rằng khâu đồng kiểmhàng hóa giúp họ nhận biết được chất lượng
sản phẩmcó đúng theo yêu cầu đặtmua hay không. Ảnh: THUHÀ
khách nhận phải hàng không
đúng như mong muốn, đó là
nhân viên giao hàng tráo hàng
và người bán tại sàn điện tử
tráo hàng. Do đó, để an toàn
và bảo vệ lợi ích người mua
hàng, người bán cần chứng
minh sản phẩm bên trong gói
cho bên giao hàng và bên giao
sẽ thực hiện đồng kiểm cùng
người mua.
“Người giao hàng không
có khả năng thẩm định hàng
hóa nhưng họ là đại diện để
ghi nhận phản hồi của khách,
do đó việc đồng kiểm rất
quan trọng” - ông Thắng
nhấn mạnh.•
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao
tăng mạnh
Navigos Group, tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng
nhân sự hàng đầu Việt Nam, vừa công bố dữ liệu về nhu
cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường
Việt Nam. Theo đó, trong quý I-2019, làn sóng các doanh
nghiệp đa quốc gia lần đầu tiên mở văn phòng tại Việt
Nam nở rộ, đáng kể đến là trong lĩnh vực thực phẩm,
nước giải khát, bia rượu và mỹ phẩm. Điều này dẫn đến
tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến
khối kinh doanh, marketing từ cấp nhân viên đến vị trí
quản lý cấp cao. Đồng thời, các vị trí thuộc khối văn
phòng hỗ trợ cũng có nhu cầu tuyển dụng tăng gồm nhân
sự, hành chính, tài chính, kế toán.
Cũng theo Navigos Search, những thương vụ mua bán và
sáp nhập trong lĩnh vực địa ốc diễn ra từ cuối năm 2018 và
hoàn tất trong năm 2019. Điều này cũng kéo theo nhu cầu
tuyển dụng các vị trí phó tổng giám đốc và tổng giám đốc
khá nhiều để phục vụ cho việc phát triển doanh nghiệp.
Tại khu vực TP.HCM, ngành sản xuất và công nghiệp là
lĩnh vực được ghi nhận đang trả mức lương cao nhất cho
rất nhiều vị trí cấp trung và cấp cao. Vị trí kỹ sư có thể
được trả mức lương gần 100 triệu đồng/tháng, cấp quản lý
có vị trí được trả 190 triệu đồng/tháng.
PHONG ĐIỀN
Chi phí đắt đỏ làm khó doanh nghiệp
miền Tây
Chi phí logistics đang chiếm rất cao trong chi phí giá thành
của doanh nghiệp tại miền Tây. Đây là đánh giá chung của
nhiều đại biểu tại hội thảo “Tăng cường tính kết nối nhằm cải
thiện chuỗi giá trị hàng nông sản và thủy sản của ĐBSCL”
tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 23-4. Nhiều đại biểu nêu thực
tế chi phí vận chuyển đường bộ cao và có xu hướng gia tăng
trong những năm qua. Đặc biệt, chi phí bốc xếp tại cảng, chi
phí do tắc nghẽn giao thông đường bộ… đều tăng cao.
Ông Chu Văn An, Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản
Minh Phú, dẫn chứng ngành tôm đang phải cạnh tranh gay
gắt với Ấn Độ và Indonesia nhưng giá tôm của Việt Nam
lại cao hơn họ 1-2 USD/kg, một phần do chi phí logistics
chiếm tỉ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm.
“Hạ tầng giao thông chậm phát triển. Trong khi vận chuyển
thủy sản bằng đường sông là thua vì mất nhiều thời gian, chi
phí vận chuyển cao hơn đường bộ. Ví dụ như để đưa hàng lên
TP.HCM phải mất 30 tiếng mới đến nơi; cước phí vận chuyển
cao, từ Cà Mau lên TP.HCMmất 11 triệu đồng/container,
từ Hậu Giang mất 7 triệu đồng/container…Tính chung chi
phí một nămmất 60-70 tỉ đồng. Do đó chúng tôi rất mong
logistics của vùng được đầu tư hoàn chỉnh để giảm bớt chi phí
cho doanh nghiệp” - ông Chu VănAn đề nghị.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm ngoái, tổng
giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt 8,79 tỉ USD,
mặt hàng trái cây 3,81 tỉ USD. Trong đó, ĐBSCL là trung
tâm xuất khẩu chủ lực, riêng sản phẩm gạo và thủy sản
chế biến chiếm 75%-80% tổng kim ngạch xuất khẩu nông
sản của cả nước. Tuy nhiên, chi phí logistics cho xuất
khẩu thủy sản và trái cây chiếm tỉ lệ khá cao, khoảng
20%-25%. Nguyên nhân chính do kết nối hạ tầng logistics
tại khu vực miền Tây còn nhiều bất cập.
CẨM GIANG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook