090-2019 - page 3

3
Thương tiếc Đại tướng Lê Đức Anh
LÊ THỌBÌNH
T
hời kỳ ông Lê Đức Anh
làm chủ tịch nước (23-
9-1992 – 23-9-1997) là
một trong những giai đoạn
sôi động và phức tạp nhất
của hoạt động ngoại giao
nước nhà.
“Phá vây” ngoại giao
Nếu cố Thủ tướng Võ Văn
Kiệt nổi lên như một chính
khách cải cách, đổi mới trong
con mắt của quốc tế, nhất là
phương Tây, thì trong “cái
mạch ngầm” của công tác
“phá vây”, ông Lê Đức Anh
đóng một vai trò hết sức
quan trọng.
Việc bình thường hóa quan
hệ với Mỹ đưa Việt Nam lên
một tầm cao mới trên trường
quốc tế là công lao của nhiều
tập thể và cá nhân trong Đảng
và Nhà nước, nhất là ngành
ngoại giao. Tuy nhiên, không
thể không nhắc đến vai trò
của ông Lê Đức Anh.
Điển hình như trong việc
giải quyết tốt vấn đề tù nhân
và người Mỹ mất tích (POW/
MIA), đây là bước đi cực kỳ
quan trọng trong tiến trìnhMỹ
bỏ cấm vận và bình thường
hóa quan hệ với Việt Nam.
Tôi cómaymắn là trên cương
vị phóng viên báo
Quân Đội
Nhân Dân
được chứng kiến
cuộc họp của bộ trưởng Quốc
phòng thời bấy giờ là ông
Đoàn Khuê với thượng nghị
sĩ Mỹ John Kerry. Khi ông
địa điểm đó và xác nhận
không hề có chuyện giấu tù
binh” - Tướng Lê Đức Anh
viết trong hồi ký của mình.
ÔngThomasVallely, nguyên
hạ nghị sĩ bangMassachusett,
người bạn thân luôn sát cánh
cùng ông John Kerry trong
suốt tiến trình vận động bình
thường hóa quan hệ Việt-Mỹ,
từng khẳng định: “Quyết định
của phía Việt Nam, đứng đầu
là Chủ tịch nước Lê ĐứcAnh,
cho phép phíaMỹ được đi bất
cứ đâu, thậm chí đến những
nơi “cực kỳ nhạy cảm”, vào
bất cứ thời điểm nào khi có
thông tin dù bịa đặt về việc
Việt Nam còn giam giữ tù
nhân là cực kỳ dũng cảm về
mặt chính trị. Nhờ đó, nhóm
nghị sĩ Mỹ đã có được bằng
chứng xóa bỏ hoàn toàn huyền
thoại về POW/MIA, thoát
khỏi bóng ma quá khứ về tù
nhân chiến tranh”.
Một con người
nghĩa khí
Năm1991, khi còn là phóng
viên báo
QuânĐội NhânDân
,
trong một chuyến công tác ở
miền Đông Nam bộ, tôi được
nghemột cựu sĩ quan tác chiến
điều mà tớ sợ nhất là nước
mắt của những bà mẹ mất
con. Cậu có con trai, tớ cũng
có con trai, chúng nó đang ở
độ tuổi ăn, tuổi lớn mà lại đi
trao vào tay những “vị tướng”
nướng quân thì đau xót lắm”.
Vị cựu sĩ quan tác chiến kết
luận: “Anh Lê Đức Anh là
một vị tướng trí dũng song
toàn nhưng trên hết, anh là
một người nghĩa khí”.
Ai cũng biết một trong
những việc lớn thử thách
bản lĩnh của ông ở cương
vị bộ trưởng Quốc phòng là
giảm một nửa số quân nhân
tại chức để giảm nguồn chi
cho quốc phòng.
Về vấn đề này, có lần ông
kể: “Lúc làm tổng thammưu
trưởng rồi bộ trưởng BộQuốc
phòng, tôi đã nhận thấy bộ
máy của mình rất cồng kềnh.
Có lần nói chuyện với anh Lê
Đức Thọ (lúc ấy là ủy viên
Bộ Chính trị, trưởng Ban Tổ
chức Trung ương), anh nói
sẽ cho tôi bốn thứ trưởng.
Tôi nói: “Nếu cho tôi đến
bốn phó thì bộ trưởng làm
gì?”. Sau đó anh nói lại cho
tôi hai thứ trưởng, tôi nói tôi
chỉ cần một phó. Cấp trưởng
phải làm tất cả các việc của
bộ, cấp phó chỉ là người giúp
việc cho bộ trưởng. Thời đó,
quân đội được tổ chức sắp
xếp lại biên chế, giảm một
triệu quân nhưng vẫn sẵn
sàng chiến đấu lâu dài bảo
vệ Tổ quốc. Tôi xử lý vấn
đề này rất dứt khoát”.
Cố Thủ tướngVõVăn Kiệt
từng kể lại rằng: “Có một kỷ
niệm khó quên có phần riêng
tư giữa tôi và anh Sáu Nam
(tên gọi thân mật của ông Lê
Đức Anh). Năm 1972, đó là
lúc động viên thanh niên vào
quân chủ lực của khu. Võ
Dũng, con trai lớn của tôi, từ
miền Bắc xin được về cùng
tôi xuống khu 9. Dũng đang
công tác trong lực lượng bảo
vệ, cũng hưởng ứng và tha
thiết xin ra chủ lực khu, tôi
chấp thuận. Sau đó, anh Sáu
Nam được tin, anh ra lệnh
hỏa tốc cho Trung đoàn đưa
cháu về ngay Quân khu bộ
(ý định cho Võ Dũng học
pháo binh). Nhưng lệnh đến
đơn vị thì cháu Dũng đã hy
sinh trong một trận chiến
đấu. Anh gửi thư chia buồn
và cứ trách tôi mãi là không
cho anh biết trước”.
Chủ tịch nước LêĐức Anh trongmột lần tiếp thượng nghị sĩ John Kerry, cựu chiến binhMỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: BBC
Nhà lãnhđạo tầmcỡ thời kỳđổimới
“Ông làmột vị tướng chỉ huy cương nghị, bản lĩnh và dámchịu trách nhiệm; một trong những nhà lãnh đạo quốc gia
tầmcỡ trong thời kỳ đổi mới” - cốThủ tướngVõVănKiệt đã viết về người cùng thời LêĐứcAnh như vậy.
JohnKerry gợi ý với ôngĐoàn
Khuê về việc cho phái đoàn
Mỹ đi thăm những nơi “nhạy
cảm” nhất để gỡ bỏ hoài nghi
của dư luận Mỹ về việc Việt
Namvẫn còn giấu tù binhMỹ.
Trong vấn đề “nhạy cảm” mà
ít ai dám quyết này thì Chủ
tịch nước Lê Đức Anh đảm
nhận trách nhiệm.
“Tôi đã đích thân dẫn ông
JohnKerryvàôngJohnMcCain
đi thăm những nơi mà phía
Mỹ nghi làViệt Namcòn giấu
tù binh là quân nhân của họ.
Những nơi đó rất nhạy cảm.
Ông Kerry, ông JohnMcCain
được chứng kiến tận nơi các
từng tháp tùngĐại tướng trong
giai đoạn 1970-1973 kể rằng:
“Có trận đánh cơ quan tham
mưu cấp trên nhất trí đánh
ở hướng này nhưng riêng
anh Lê Đức Anh thì không,
kiên quyết đón đánh địch ở
hướng khác. Có lần tôi hỏi:
“Làm thế anh không sợ cấp
trên biết sẽ kỷ luật sao?”, anh
bảo: “Ai mà chẳng sợ, quân
lệnh như sơn mà. Nhưng cậu
đừng quên tướng ngoài biên
ải có quyền hành động. Đánh
địch ở nơi chúng không ngờ
mới bớt tổn hao máu xương
chiến sĩ. Nói thật với cậu,
Nếu cố Thủ tướng
Võ Văn Kiệt nổi
lên như một chính
khách cải cách, đổi
mới trong con mắt
của quốc tế, nhất
là phương Tây, thì
trong “cái mạch
ngầm” của công
tác “phá vây”, ông
Lê Đức Anh đóng
một vai trò hết sức
quan trọng.
VớivaitròcủabộtrưởngQuốc
phòng rồi Chủ tịch nước, đồng
chí Lê Đức Anh cùng với tập
thể lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước đã có những đóng góp
quan trọng. Anh là người có
tầmnhìn sâu và rộng trong các
vấnđề chiến lược củađất nước.
Cố Thủ tướng
VÕVĂN KIỆT
viết
Giai đoạn tôi làm tổng bí thư,
anhLêĐứcAnhlàmchủtịchnước,
anh Võ Văn Kiệt làm thủ tướng,
anh Đoàn Khuê làm bộ trưởng
Bộ Quốc phòng. Đây là thời kỳ
ta triểnkhai công tác đổimới rất
mạnh mà trọng tâm là đổi mới
về kinh tế... Khi anh Lê Đức Anh
làm chủ tịch nước thì ta thật sự
mởrộngquanhệvớinướcngoài.
Cố Tổng Bí thư
ĐỖ MƯỜI
viết
Họ đã nói
Cuộc đời bình dị
Tháng 4-2001, tướng Lê Đức Anh chính thức nghỉ hưu.
Ông bà ở trên tầng hai của khu nhà quân đội tại số 5 đường
HoàngDiệu. Căn phòng hết sức đơn sơ, mang dáng dấp của
một sĩ quan quân đội thời chiến.
Bà bảo ông dậy vào lúc 6 giờ sáng, tập luyện một tiếng
đồng hồ, 7 giờ ăn sáng. Bữa cơm trưa và chiều đều đặnmột
ly rượunhẹ, thức ăn khôngnhiều thịtmà chủ yếu là cá và rau.
Món ông thích nhất là cá kho kiểu Huế. Hầu như rất ít khi
ôngđi ngủ sau 9 giờ tối và thường là“ngủ rất ngon, rất thanh
thản”.Tất nhiên, với một người đã từng giữ nhiều trọng trách
và chưa lúc nào thôi quan tâm đến đất nước như ông, rèn
luyện được điều đó cũng là một kỳ tích.
Ngày 23-4, tin nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê
Đức Anh, một người con của xã Lộc An, huyện Phú Lộc
(Thừa Thiên-Huế), từ trần đã làm cho người dân nơi đây
không khỏi bùi ngùi, tiếc nhớ.
Trong nhà văn hóa của Đại tướng Lê Đức Anh nằm tại
thôn Nam, xã Lộc An, người dân gấp rút dọn dẹp những vật
liệu đang thi công trùng tu còn nằm ngổn ngang để chuẩn bị
đón người dân đến dâng hương vị tướng tài của quê hương.
Nhà văn hóa mang tên Đại tướng được xây dựng vào
năm 2012, bên trong đặt những bức ảnh lưu niệm về cuộc
đời, sự nghiệp của ông. Hơn 500 đầu sách được đặt trên
các kệ để phục vụ cho người dân, học sinh trên địa bàn
mỗi lần đến tham quan, tìm hiểu.
“Người dân và chính quyền địa phương mong muốn lập
nhà văn hóa để tưởng nhớ công ơn của Đại tướng. Nhưng
ban đầu Đại tướng không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến
cuộc sống của người dân, sau nhiều lần thuyết phục thì
ông cũng đồng ý. Tuy nhiên, ông nhắc nhở làm nhỏ thôi,
đừng ảnh hưởng đến ruộng đất của người dân” - ông Lê
Trung Thành (50 tuổi), người trông coi nhà văn hóa, cũng
là người gọi Đại tướng Lê Đức Anh bằng chú, nói.
“Mỗi lần về ông thường thích ăn những món ăn đơn
giản ở quê hương. Đặc biệt một thứ không thể thiếu được
là chè Truồi” - ông Thành tâm sự.
Ở quê nhà Lộc An hôm nay, nơi nơi người dân bàn
chuyện Đại tướng từ trần, người kể chuyện về những lần
gặp gỡ. Nhiều người mong mỏi hỏi nhau liệu ông có được
đưa về đất mẹ - nơi có con sông Truồi hiền hòa bắc từ núi
Bạch Mã hiểm trở chảy về hòa vào dòng nước vùng đầm
phá Cầu Hai trước khi đổ ra biển cả...
NGUYỄN DO
Quê hương thươngnhớĐại tướngLêĐứcAnh
“Mỗi lần về ông thường thích ăn nhữngmón đơn giản, bình dị của quê nhà. Đặc biệt một thứ không thể thiếu được là chè Truồi”.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook