090-2019 - page 9

9
Xem xét cho thu phí BOT
Hòa Lạc - Hòa Bình
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Hòa
Bình cho ý kiến cụ thể về việc cho phép nhà đầu tư thu
phí đường Hòa Lạc - Hòa Bình sau khi nhà đầu tư cam
kết chi trả kinh phí giải phóng mặt bằng cho bốn hộ
dân. Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị tỉnh Hòa Bình cho
biết việc cho nhà đầu tư thu phí trước và trả tiền sau
(30 ngày kể từ ngày được thu phí) là phù hợp quy định
hay chưa. “Nếu UBND tỉnh có ý kiến khác thì đề nghị
làm rõ để Bộ GTVT chỉ đạo nhà đầu tư thực hiện” - Bộ
GTVT nhấn mạnh.
Trước
đó, Công ty
TNHH BOT
Quốc lộ 6
Hòa Lạc -
Hòa Bình
(chủ đầu
tư) có văn
bản đề nghị
Bộ GTVT
cho phép
tạm dừng
phục vụ các
phương tiện
tham gia lưu thông trên tuyến đường Hòa Lạc - Hòa
Bình kể từ 0 giờ ngày 15-4. Lý do tạm dừng được nhà
đầu tư đưa ra là tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình đã
thông xe từ ngày 10-10-2018 nhưng chưa được Bộ
GTVT cho phép thu phí. Trong văn bản trả lời, Bộ
GTVT yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không
tự ý dừng phục vụ phương tiện lưu thông trên tuyến
đường Hòa Lạc - Hòa Bình trong quá trình bảo trì công
trình dự án khi chưa được Bộ GTVT chấp thuận. Đồng
thời, nhà đầu tư có trách nhiệm trả chi phí giải phóng
mặt bằng còn nợ cho bốn hộ dân.
Sau đó, nhà đầu tư có văn bản gửi UBND tỉnh Hòa
Bình cam kết chuyển kinh phí giải phóng mặt bằng cho
bốn hộ dân sau 30 ngày được Bộ GTVT cho phép thu
phí. UBND tỉnh Hòa Bình đã có văn bản ủng hộ việc
thu phí và đề nghị công ty phải thực hiện cam kết.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Hòa Lạc - Hòa
Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai -
Hòa Bình theo hình thức BOT, dài 56 km. Để hoàn vốn
cho nhà đầu tư, theo phương án tài chính, dự án sẽ đặt
hai trạm thu phí trên mỗi tuyến đường. Cụ thể, tuyến
quốc lộ 6 đặt tại Km 42+730 (đã thu phí từ năm 2015)
và tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình đặt tại Km 17+100 (chưa
thu phí). Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến của dự án
khoảng 27 năm sáu tháng chín ngày.
VIẾT LONG
Hà Nội mạnh tay xử lý xe khách
bỏ bến
Sở GTVT TP Hà Nội vừa có văn bản chấn chỉnh, xử
lý các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ô
tô tuyến cố định vì thực hiện dưới 70% chuyến xe đã
được phê duyệt.
Qua kiểm tra, tại Bến xe Nước Ngầm, Bến xe Giáp
Bát có tới 266 tuyến vận tải của hơn 100 doanh nghiệp
không đưa xe vào bến. Sở GTVT TP Hà Nội đã yêu cầu
thu hồi 266 phù hiệu xe bỏ bến và nhắc nhở hơn 100 đơn
vị vận tải có xe vi phạm. Trong đó, đối với các nhà xe có
trụ sở tại TP Hà Nội, Sở GTVT yêu cầu từ chối phục vụ
một tháng đối với 100 ô tô khách vì đăng ký chạy tuyến
cố định nhưng không thực hiện đủ 70% số chuyến được
phê duyệt. Bên cạnh đó, Sở GTVT TP Hà Nội đề nghị
Sở GTVT các tỉnh tăng cường theo dõi thông qua hệ
thống thiết bị giám sát hành trình, thu hồi phù hiệu đối
với các xe vi phạm; đặc biệt các xe chạy sai hành trình,
dừng đỗ, trả khách, hàng hóa sai quy định.
Được biết tình trạng nhà xe bỏ bến diễn ra nhiều tại
Bến xe Nước Ngầm, Bến xe Giáp Bát. Điển hình như
HTX dịch vụ vận tải ô tô Nam Danh chạy tuyến Nước
Ngầm - Bến xe Đồng Hới hằng ngày nhưng đơn vị này
đã không hoạt động. Tương tự, Công ty TNHH Vận
tải Hoàng Sơn chạy tuyến Nước Ngầm - Minh Lộc bỏ
bến từ tháng 9-2018… Trước đó, Sở GTVT TP Hà Nội
nhận được văn bản của Sở GTVT tỉnh Quảng Bình,
Ninh Bình, Công ty TNHH MTV Bến xe Miền Đông,
Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội… về việc phối hợp xử
lý tình trạng các đơn vị vận tải thực hiện dưới 70% số
chuyến xe đã đăng ký.
PHÚ PHONG
TP.HCM sẽ giảm đàn cá ở kênh Nhiêu Lộc
Sau vài cơn mưa trái mùa, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè chết rải rác. Tại một số vị trí, cá nổi kín mặt kênh đớp
không khí do lượng ôxy trong nước giảm mạnh. Trước tình
hình này, Sở NN&PTNT TP.HCM mới đây đã kiến nghị
UBND TP cho giảm đàn cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
do mật độ quá đông. Đơn vị sẽ phối hợp với Công ty Môi
trường đô thị dùng lưới để tỉa bớt đàn cá.
Theo Sở NN&PTNT, kết quả quan trắc môi trường
thực hiện tại nhiều điểm mới đây cho thấy hàm lượng
ôxy hòa tan trong nước ở mức rất thấp, 0,1-0,7 mg/
lít, trong khi ngưỡng cho phép phải đạt trên 3,5 mg/
lít. Lượng NH
3
-N lại cao, 0,378-5,44 mg/lít, trong khi
ngưỡng cho phép dưới 0,3 mg/lít. Tại một số thời điểm,
nước kênh có độ trong thấp hơn ngưỡng cho phép do
chất mùn bã hữu cơ lắng tụ dưới đáy nổi lên khi dòng
chảy bị mưa gây xáo trộn. Tình trạng này làm những loài
cá rô phi, chép... dễ chết do thiếu ôxy.
Những năm gần đây, tình trạng cá chết trắng kênh Nhiêu
Lộc - Thị Nghè liên tục tái diễn sau những cơn mưa đầu
mùa. Năm ngoái, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty Môi
trường đô thị thực hiện hai đợt cao điểm tỉa thưa đàn cá, bắt
khoảng 30 tấn.
N.CHÂU
Dân choáng váng vì
“nợ khủng” tiền đất
LÊPHI
S
áng 23-4, Đoàn đại biểu
Quốc hội (ĐBQH) TPĐà
Nẵng tiếp tục tiếp xúc cử
tri quận Liên Chiểu. Vấn đề
được nhiều cử tri quan tâm
là việc áp giá đất mới khiến
nhiều người dân thành “con
nợ” khủng tiền sử dụng đất
(SDĐ).
Cụ thể, cử tri Nguyễn Thị
Tám, ngụ phường Hòa Minh
và nhiều cử tri khác cầu cứu
ĐBQH về việc TP áp dụng
giá đất mới khiến người dân
không biết lấy đâu tiền trả nợ.
Nhà bà Tám thuộc diện giải
tỏa tái định cư, khi đền bù thì
nhà bà chỉ nhận được 200.000
đồng/m
2
. Khi được nhận đất
tái định cư, vì nghèo quá nên
bà Tám còn nợ Nhà nước 75
triệu đồng tiền SDĐ chưa kịp
trả, nay áp giá mới lên tới trên
1 tỉ đồng khiến gia đình bà
choáng váng.
“Tôi xin đề nghị ĐBQHxem
xét, tính theo quy đổi ra vàng
như trước đây chứ dân chúng
tôi lấy tiền đâu ra mà trả” - bà
Tám khẩn khoản.
Trả lời chung các cử tri về
vấn đề ghi nợ tiền SDĐ và
áp giá đất mới, ông Nguyễn
Quang Vinh, Phó Giám đốc
Sở TN&MTTPĐà Nẵng, cho
hay theo Nghị định 45/2014/
NĐ-CP thì người dân được
ghi nợ tiền SDĐ là năm năm,
Sau khi áp giámới, TPĐà Nẵng có hơn 7.000 hộ dân nợ quá hạn
tiền sử dụng đất với số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng…
sau năm năm kể từ ngày ghi
nợ mà chưa trả hết nợ tiền
SDĐ thì người dân phải nộp
tiền SDĐ còn lại theo giá
đất tại thời điểm trả nợ (giá
mới). Sau khi áp giá mới thì
số người dân tại các quận/
huyện quá hạn nợ tiền SDĐ
còn rất nhiều.
“TP thấy việc trả nợ của
người dân rất khó khăn nên
đã có văn bản xin ý kiến Bộ
Tài chính cho phép người dân
được trả nợ như cũ nhưng Bộ
Tài chính không đồng ý. Hiện
nayTPđã có văn bản kiến nghị
gửi Chính phủ và Quốc hội để
xin ý kiến nhưng vẫn chưa có
phản hồi” - ông Vinh cho biết.
Theo ông Vinh, trong khi
chờ ý kiến phản hồi từ trung
ương thì các hộ dân nào còn
nợ tiền SDĐ nằm trong thời
hạn được ghi nợ cố gắng trả
nợ sớm để tránh rủi ro như
các hộ dân nợ quá hạn đang
gặp phải.
Được biết UBND TP Đà
Nẵng vừa ban hànhQuyết định
06 có hiệu lực. Theo số liệu
báo cáo của Trung tâm Phát
triển quỹ đất Đà Nẵng, tổng
số hộ nợ tiền SDĐ là 7.189
hộ. Trong đó, số hộ nợ tiền
SDĐ tái định cư là 6.958 hộ
với số tiền hơn 866,5 tỉ đồng.•
“TP thấy việc trả nợ
của người dân rất
khó khăn nên đã có
văn bản xin ý kiến
Bộ Tài chính cho
phép người dân được
trả nợ như cũ nhưng
Bộ Tài chính không
đồng ý…”
Từ 11-2-2019, TPĐàNẵng áp giá đấtmới tăng 500%-600%so với giá nợ gốc tiền sử dụng đất.
Ảnh: LÊ PHI
Quy hoạch TP Đà Nẵng cũng là vấn đề
được cử tri quan tâm. Bí thư Thành ủy Đà
Nẵng Trương Quang Nghĩa cho hay chủ
trương của TP là rà soát các dự án ở khu vực
trung tâm, nếu đàm phán được với doanh
nghiệp thì cố gắng đưa các dự án đó trở
thành các dự án công cộng, hạn chế mật độ
xây dựng.
Về các lối xuống biển, Bí thư Đà Nẵng cho
biết hiện nay TP đang làm các lối xuống
biển, trong đó tiến hành ba dự án. Lối xuống
biển đường Hồ Xuân Hương thì đã xong.
“Hàng loạt lối xuống biển ở quận Thanh Khê,
Liên Chiểu hiện nay cũng đang được rà soát.
Để có các lối xuống biển thì đòi hỏi của cộng
đồng và quyết tâm của TP là làm sao cho
có quy mô nhất định chứ không phải chỉ là
một lối xuống biển. Do đó các dự án phải rà
soát hết, dự án nào chậm, chưa làm thì phải
điều chỉnh lại. Có những dự án chúng tôi yêu
cầu lấy tới 5 ha như dự án DAP để làm lối và
công viên biển” - ông Nghĩa nói.
Cũng theo Bí thư Nghĩa, quyết tâm của TP
là “rất khó, rất đụng chạm” nhưng thời gian
vừa qua cơ bản các doanh nghiệp thấy rõ
trách nhiệm của mình và chia sẻ với lãnh đạo
TP cũng như yêu cầu, nguyện vọng chính
đáng của người dân.
Vẫn đang tích cực lấy lối xuống biển
TrạmHòa Bình - Hòa Lạc đang được BộGTVT
xemxét cho thu phí lại. Ảnh: VL
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook