090-2019 - page 4

4
Thời sự -
Thứ Tư 24-4-2019
TẤNLỘC
T
rên số báo trước chúng tôi
phản ánh dự án tái hiện
khu di tích lịch sử căn cứ
Đồng Bò tại xã Phước Đồng,
TP Nha Trang đang được cơ
quan chức năng tỉnh Khánh
Hòa thực hiện các thủ tục
để lấy lại vì có nhiều sai sót.
Trong quá trình tìm hiểu
dự án trên, chúng tôi phát
hiện dự án khu du lịch sinh
thái Hải Đăng (Galina Lake
View) có cùng cổng vào với
khu di tích Đồng Bò, cũng do
Công tyTNHHHải Đăng làm
chủ đầu tư, cũng có nhiều bất
thường trong việc giao đất,
cho thuê đất…
Cấp chứng nhận đầu
tư trên đất thủy lợi
Theo một lãnh đạo Sở
KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa, cơ
quan này đã ban hành quyết
định chấm dứt hoạt động, thu
hồi giấy chứng nhận (GCN)
đầu tư dự án khu du lịch sinh
thái Hải Đăng, yêu cầu nhà
đầu tư hoàn thành các thủ tục
thanh lý dự án theo quy định.
Quyết định trên là theo kết
luận của ôngĐàoCôngThiên,
Phó Chủ tịch tỉnhKhánhHòa.
Theo kết luận, việc cấp GCN
dứt hoạt động, thu hồi GCN
đầu tư nhưng Công ty TNHH
Hải Đăng vẫn tổ chức hoạt
động kinh doanh du lịch tại
khu vực hồ Kênh Hạ 1.
Trao đổi với chúng tôi,
ông Lê Xuân Thơm, Tổng
Giám đốc Công ty TNHH
Hải Đăng, cho hay doanh
nghiệp đang hoạt động kinh
doanh du lịch theo giấy phép
do UBND tỉnh cấp.
Theo tài liệu mà chúng tôi
có được, tại cuộc họp giải
Trang”. Tiếp đó, tỉnh có quyết
định cho phépCông tyTNHH
Hải Đăng hoạt động trong
phạm vi bảo vệ công trình hồ
chứa nước Kênh Hạ 1, thuộc
hệ thống công trình thủy lợi
do Công ty Nam Khánh Hòa
quản lý.
Tỉnh cũng quyết định cho
thuê không qua đấu giá gần
17 ha (gồm gần 4 ha đất, còn
lại là diện tích mặt nước).
Diện tích cho thuê này tương
đương diện tích dự án khu du
lịch sinh thái Hải Đăng nêu
trong GCN đầu tư cấp năm
2014 và đã bị thu hồi. Quyết
định của UBND tỉnh cũng
cho phép Công ty TNHH
Hải Đăng có thể thuê lại khi
hết thời hạn thuê hồ nếu còn
nhu cầu sử dụng.
“Chỉ đạocủa tỉnhmâu thuẫn,
vừa chấm dứt hoạt động, thu
hồiGCNđầu tưdựán, thanh lý
hợp đồng cho thuê hồ lại vừa
cho phép tiếp tục hoạt động,
ký lại hợp đồng thuê hồ để
kinh doanh du lịch. Việc cho
doanh nghiệp tư nhân thuê
đất mà không đấu thầu, đấu
giá theo quy định cũng chưa
ổn. Chúng tôi đang kiến nghị
các cơ quan thẩm quyền tiến
hành kiểm tra làm rõ, xử lý
vụ việc này” - một cựu lãnh
đạo tỉnh Khánh Hòa cho hay.•
Sau khi thu hồi giấy chứng nhận đầu tư thì tỉnh lại cho chính Công ty TNHHHải Đăng thuê đất
để làmdu lịch. Ảnh: ĐẠI HƯNG
Khánh Hòa bất nhất với dự án
cạnh di tích Đồng Bò
Tỉnh KhánhHòa sau khi thu hồi dự án lại cho chính doanh nghiệp bị thu hồi thuê đất để kinh doanh.
đầu tư dự án trên và ký hợp
đồng cho Công ty TNHH
Hải Đăng thuê hồ Kênh Hạ
1 để khai thác hoạt động du
lịch sinh thái là không đúng
theo quy định của pháp luật.
Lý do là dự án này nằm
trong khu vực hồ Kênh Hạ
đã được UBND tỉnh giao cho
Công ty TNHH MTV Khai
thác công trình thủy lợi Nam
Khánh Hòa (Công ty Nam
Khánh Hòa) quản lý, khai
thác, bảo vệ. Do đó tỉnh yêu
cầu Sở KH&ĐT tiến hành
chấm dứt hoạt động, thu hồi
GCN đầu tư dự án trên. Tỉnh
cũng chỉ đạo Công ty Nam
KhánhHòa thanh lý hợp đồng
cho thuê hồ đối với Công ty
TNHH Hải Đăng.
Tỉnh cũng yêu cầu thủ
trưởng các sở, ngành, địa
phương liên quan kiểm tra,
chấn chỉnh vì đã tham mưu
cấp GCN đầu tư dự án không
đúng quy định; ký hợp đồng
cho thuê hồ Kênh Hạ 1 để
khai thác hoạt động du lịch
sinh thái không đúng trình
tự, thủ tục…
Thu hồi để cho thuê
không qua đấu giá
Mặc dù dự án khu du lịch
sinh thái Hải Đăng đã bị chấm
quyết dự án khu du lịch sinh
thái Hải Đăng, cùng với việc
chỉ đạo thu hồi GCN đầu tư
dự án, thanh lý hợp đồng, ông
Đào Công Thiên lại đồng ý
cho phép chủ đầu tư dự án này
ký lại hợp đồng thuê hồ Kênh
Hạ để kinh doanh du lịch.
Lý do của việc chỉ đạo này
là “để tháo gỡ khó khăn, tạo
điều kiện cho chủ đầu tư hoạt
động kinh doanh, thu hồi vốn
cũng như để đa dạng hóa các
sản phẩm du lịch ở TP Nha
Sau khi ra quyết
định thu hồi 17 ha
của Công ty TNHH
Hải Đăng, tỉnh
lại ra quyết định
cho chính công ty
này thuê lại không
qua đấu giá diện
tích trên để tiếp tục
kinh doanh.
1 nghi phạm tử vong vì nhảy lầu
ở trụ sở công an
Ngày 23-4, Thượng tá Võ Văn Dũng, Phó
Trưởng Công an huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ,
thông tin với báo chí vụ việc một nghi phạm
nhảy lầu tự tử tại trụ sở công an. Ông cũng cho
hay CQĐT đang tạm giữ hình sự Nguyễn Thị
Phượng, Nguyễn Thị Thanh Tâm (cùng ngụ
huyện Cờ Đỏ) để điều tra về hành vi cướp tài
sản.
Theo công an, Nguyễn Văn Bặn (46 tuổi,
ngụ xã Trung Hưng) quen biết với Lê Thị D.
(ngụ cùng địa phương). Do nợ nần và để có
tiền trả nợ, Bặn đã bàn bạc với nhân tình của
mình là Phượng dàn cảnh đánh ghen D. để
cướp tài sản. Phượng rủ thêm Tâm cùng tham
gia.
Trưa 19-4, Bặn chở D. vào một phòng trọ
thuê để nghỉ thì Phượng và Tâm xông vào vờ
đánh ghen, lấy 1,9 lượng vàng và một điện
thoại. D. sau đó đi trình báo Công an xã Trung
Hưng. Đến sáng 20-4, Bặn, Phượng, Tâm
được đưa về trụ sở Công an huyện Cờ Đỏ làm
việc. Qua đấu tranh, ba nghi can thừa nhận
hành vi.
Khoảng 17 giờ 15, sau khi ký tên vào biên
bản và đợi lực lượng chức năng kiểm tra tang
vật thì bất ngờ Bặn từ phòng trực ban chạy lên
lầu một nhảy xuống. Người này được đưa đi
cấp cứu nhưng tử vong trong đêm.
Theo Thượng tá Dũng, thời điểm Bặn đi
nhảy lầu có một cán bộ đang làm việc trong
phòng, hai người khác đi bên ngoài. Được biết
Bặn từng có tiền án, tiền sự.
HẢI DƯƠNG
Đềxuất tăng thờihiệuxửlýkỷ luậtCBCCtừ24 lên60 tháng
“Cần quy định thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, viên chức 24, 36, 48 hoặc 60 tháng…để tránh trường hợp
người ta đến chết vẫn bị xử lý kỷ luật”.
Chính phủ vừa trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán
bộ, công chức và Luật Viên chức. Đáng chú ý, cơ quan soạn
thảo đề nghị bỏ hình thức kỷ luật giáng chức đối với công
chức.
Theo quy định hiện hành, giáng chức là việc công chức giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.
Sau khi bỏ hình thức kỷ luật giáng chức, dự thảo quy định
công chức vi phạm quy định của luật này và các quy định
khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một
trong năm hình thức kỷ luật (từ thấp đến cao) gồm: khiển
trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức và buộc thôi việc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng nên
giữ hình thức kỷ luật giáng chức, bởi đây là hình thức kỷ luật
quan trọng, có giá trị răn đe lớn.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết
nhiều ý kiến trong ủy ban này cũng đề nghị tiếp tục giữ hình
thức kỷ luật giáng chức trong luật.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân lý giải: Bỏ hình thức kỷ
luật giáng chức bởi trong quy định của Đảng không có hình
thức này. “Nếu giáng chức là từ cấp trưởng xuống cấp phó,
người vi phạm còn giữ lại được cấp phó. Còn cách chức là
cắt gọn, cắt hết” - ông Tân nói và giải thích thêm: Nếu người
vi phạm đã bị cách chức thì sẽ được phân công lại công việc
theo vị trí như một công chức bình thường, không thể phân
công lại để làm cấp phó hay cấp trưởng.
Bộ trưởng Nội vụ cũng cho biết ông ghi nhận các ý kiến
đóng góp trên. Quá trình thảo luận ở Quốc hội, cơ quan soạn
thảo sẽ tiếp thu theo đa số ý kiến việc có nên giữ hình thức
giáng chức không.
Một quy định đáng chú ý khác, theo dự thảo luật là thời
hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức được sửa đổi
nâng từ 24 tháng lên 60 tháng, được tính kể từ thời điểm có
hành vi vi phạm. Hết thời hạn đó, cán bộ, công chức có hành
vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.
Tuy nhiên, dự thảo cũng quy định đối với các hành vi vi
phạm đặc biệt nghiêm trọng thì không áp dụng thời hiệu xử
lý kỷ luật. Các hành vi vi phạm được liệt kê gồm: vi phạm
kỷ luật Đảng bằng hình thức khai trừ; vi phạm về công tác
bảo vệ chính trị nội bộ; xâm hại đến lợi ích quốc gia trong
lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; sử dụng văn bằng,
chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả, không hợp pháp…
Ông Nguyễn Khắc Định cho hay Ủy ban Pháp luật tán
thành cần thiết kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công
chức, viên chức. Tuy nhiên, theo ông, đây là nội dung quan
trọng cần phải được cân nhắc, đánh giá kỹ, có lộ trình hợp
lý. “Đề nghị nghiên cứu có thể kéo dài thời hiệu xử lý kỷ
luật theo hướng quy định thành các loại thời hiệu khác nhau
cho các hành vi khác nhau. Thời hiệu xử lý kỷ luật có thể 24
tháng, 36 tháng, 48 tháng, 60 tháng... phù hợp với tính chất
từng nhóm hành vi vi phạm” - ông Định nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị cơ quan
soạn thảo rà soát kỹ các trường hợp được coi là hành vi vi
phạm đặc biệt nghiêm trọng bởi nó sẽ gắn với cả đời, cho tới
khi người ta chết. “Không thể cứ đụng vào an ninh quốc gia,
quốc phòng thì xử lý vô thời hạn mà phải có hành vi rõ ràng.
Nếu không, phải có hướng dẫn để tránh trường hợp đặt con
người ta đến chết vẫn có thể bị xử lý kỷ luật” - bà Nga đề
nghị.
ĐỨC MINH
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook