091-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứNăm25-4-2019
Rớt lớp 10 công lập,
còn cửa lên CĐ-ĐH
PHẠMANH
V
ừa qua, khi Bộ LĐ-
TB&XH điều chỉnh
quy chế tuyển sinh
cho phép học sinh (HS) tốt
nghiệp THCS sẽ được liên
thông lên hệ CĐ, nhiều phụ
huynh có con đang theo học
lớp 9 yên tâm hơn nếu con
rớt lớp 10 công lập. Bản
thân nhiều trường nghề tại
TP.HCM cũng phấn chấn
hơn khi thực hiện công tác
tuyển sinh cũng như đổi mới
đào tạo từ năm nay.
Học sinh tự tin
chọn nghề
Khi biết được thông tin này,
emNHH, TrườngTHCSTam
Bình (Thủ Đức), cho hay em
học không tốt lắm nên đã có
ý định học nghề từ khi học
lớp 8 hoặc nếu rớt lớp 10 thì
nghỉ học ở nhà phụ cha mẹ.
Em thích học về nấu ăn nhưng
lo cha mẹ không vui. Khi em
biết học nghề được liên thông
lên CĐ, em tự tin hơn nhưng
vẫn chưa dámnói với cha mẹ.
“Em vẫn đăng ký thi vào
lớp 10 của các trường và cũng
đang ôn tập ở trường để thi.
Chờ thi xong, nếu rớt em sẽ
nói với ba mẹ nguyện vọng
học nghề của em. Nếu được,
em sẽ ráng học nghề để liên
thông lên CĐ, rồi lênĐHnữa.
Như thế có khi còn tốt hơn
chỉ đi học và ba mẹ cũng yên
tâm hơn” - H. bày tỏ.
Chờđóncon tại cổng trường,
chị Hồng Thảo có con đang
học lớp 9 Trường THCS Cầu
Kiệu (Phú Nhuận) cho biết
trước đây chị chưa bao giờ
nghĩ cho con đi học nghề khi
mới học hết lớp 9 vì con còn
nhỏ, học nghề rồi cũng chẳng
làm được gì. Tuy nhiên, vừa
rồi nhà trường có tư vấn nên
chị cũng đã tìm hiểu thêm các
trường CĐ có đào tạo trung
cấp để cân nhắc cho con học
nếu con rớt các nguyện vọng
vào lớp 10.
Phó hiệu trưởngmột trường
THCS tại quận 3 cho hay
hằng năm trường haymời các
trường nghề về tư vấn hướng
nghiệp cho các em nhưng ít
em quan tâm,
phụhuynhcàng
không, dù tỉ lệ
HS lớp 9 của
trường vào lớp
10cônglậpnăm
nào cũng chỉ
hơn 2/3. Năm
nay, khi các trường CĐ đến
tư vấn, các em có quan tâm
hơn đến việc học nghề và liên
thông lên CĐ.
“Nhiều em còn mạnh dạn
đặt câu hỏi về tiền học, áp lực
học song song, cũng như quá
trình liên thông ra sao. Nhà
trường và các trường nghề
đã giải đáp nhưng các em
có chọn học hay không phải
chờ kết quả thi lớp 10 như thế
nào” - vị này nói.
Trường nghề rục rịch
tăng chỉ tiêu
TạiTP.HCM,mỗi nămtrung
bình chỉ tiêu vào trường nghề
cho HS sau THCS trên toàn
TP trên dưới 40.000 nhưng
việc tuyển sinh rất khó khăn,
nhiều trường chỉ được không
quá 50%.
Tuynhiên,saukhicóthôngtin
điềuchỉnhcho
phép HS sau
THCS được
học nghề và
học văn hóa
để liên thông
lênCĐ, nhiều
trường đã rục
rịch tìm cách thu hút thí sinh.
Lànămthứba thí điểmtuyển
sinhHS từTHCS, TrườngCĐ
LýTựTrọng hiện có 3.500HS
đang theo học hơn 20 ngành
đào tạo thuộc hệ này. Và năm
nay, trường mạnh dạn dành
khoảng 2.000 chỉ tiêu cho HS
sau THCS học thẳng lên CĐ
với 25 ngành nghề đào tạo.
Tương tự, Trường CĐKinh
tế - Kỹ thuật Vinatex năm
nay cũng sẽ dành khoảng 400
chỉ tiêu cho bậc trung cấp
sau THCS và 1.600 chỉ tiêu
hệ CĐ. Theo chương trình
này, HS sẽ học bốn môn văn
hóa trong năm đầu, tùy theo
ngành học. Trong đó, toán,
văn là môn bắt buộc. Hai
năm tiếp theo sẽ học chương
trình trung cấp. Sau khi hoàn
thành sẽ học tiếp 1-1,5 năm
để lấy bằng CĐ.
Nămnay, Trường CĐQuốc
tế TP.HCM cho biết sẽ tăng
tới 300 chỉ tiêu xét tuyển cho
HS đã tốt nghiệp THCS với
tám ngành đào tạo thay vì
chỉ 70 chỉ tiêu như trước đó.
Theo nhà trường, trường rất
ủng hộ việc điều chỉnh quy
chế tuyển sinh mới này, bởi
HS tốt nghiệp THCS chỉ cần
tốn 3,5 năm là có được hai
bằng là văn hóa và CĐ. Nếu
hội tụ đủ điều kiện, các em
cũng có thể liên thông lên
nhiều trườngĐH tốp trên. Như
vậy, không chỉ tiết kiệm chi
phí, thời gian mà còn tạo cơ
hội rất tốt cho việc học cũng
như học nghề của các em. •
HS tốt nghiệp THCS
chỉ cần tốn 3,5-4
năm là có được hai
bằng văn hóa và CĐ.
Từ năm2019, học sinh hoàn thành chương trình THCS theo học nghề
không chỉ được miễn học phí mà các em còn được liên thông lên CĐ
dễ dàng hơn.
Theo thông tin từ Bộ LĐ-TB&XH, thời gian tới, các trường
trung cấp, CĐđược tổ chức đào tạo văn hóa, cấp giấy chứng
nhận trình độ văn hóa cho người học ngay trong một môi
trường đào tạo vừa học nghề vừa học văn hóa. Các em có
thể theo học trung cấp với thời gian đào tạo là ba năm. Ra
trường vừa có bằng trung cấp nghề và giấy chứng nhận
hoàn thành văn hóa (chứng nhận này có giá trị tương tự
bằng tốt nghiệp THPT).
Đồng thời các em cũng có thể lựa chọn học liên thông
CĐ với chương trình đào tạo là bốn nămnếu các em thi đạt
yêu cầu của các trường có đào tạo hệ CĐ. Hoặc nếu các em
học tốt thì vẫn có thể dự thi THPT quốc gia để xét tuyển vào
các trường ĐH mà các em có nguyện vọng học.
ViệtNamcókhoảng
12 triệungườimang
genbệnh tanmáu
bẩmsinh
Bệnh tan máu bẩm sinh có hai biểu hiện nổi bật là
thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người bệnh ở mức
độ nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra
các triệu chứng nặng như biến dạng xương mặt.
Theo kết quả bước đầu khảo sát tình trạng mang
gen bệnh Thalassemia trên toàn quốc năm 2017,
hiện nay ở Việt Nam có trên 12 triệu người mang
gen bệnh Thalassemia.
Thông tin trên được TS Bạch Quốc Khánh, Viện
trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương,
Chủ tịch Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam, cho
biết tại hội nghị khoa học về Thalassemia toàn
quốc lần thứ III và các hoạt động hưởng ứng Ngày
Thalassemia Thế giới (8-5).
Từ ngày 22 đến 25-4, Hội Tan máu bẩm sinh Việt
Nam phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu
Trung ương và các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị
khoa học về Thalassemia toàn quốc với thông điệp
“Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh - Vì sức
khỏe dòng máu Việt”.
TS Khánh phân tích, bệnh Thalassemia (tan máu
bẩm sinh) là bệnh máu di truyền - bẩm sinh phổ biến
trên thế giới và ở Việt Nam. Bệnh có hai biểu hiện
nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người
bệnh ở mức độ nặng nếu không được điều trị kịp
thời sẽ gây ra các triệu chứng nặng như biến dạng
xương mặt (trán dô, mũi tẹt), xương giòn, nhiễm
trùng, suy tuyến nội tiết, chậm phát triển, dậy thì
muộn hoặc không dậy thì, suy gan, sơ gan, suy tim,
thậm chí có nguy cơ tử vong.
Theo thống kê của Viện Huyết học - Truyền
máu Trung ương, hiện nay có trên 20.000 người bị
Thalassemia cần phải điều trị cả đời và mỗi năm có
thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia,
trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và
khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai.
Hiện nay, chi phí điều trị trung bình cho một bệnh
nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng
3 tỉ đồng. Mỗi năm cần có trên 2.000 tỉ đồng để cho
tất cả bệnh nhân có thể được điều trị (tối thiểu) và
cần có khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.
TS Bạch Quốc Khánh phân tích, nếu có thể triển
khai đồng bộ các giải pháp quốc gia sẽ góp phần
hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của cộng
đồng và ngăn chặn căn bệnh Thalassemia trên
toàn quốc.
Đó là các giải pháp như đưa bệnh Thalassemia
vào chương trình sàng lọc cho các cặp đôi trước kết
hôn; đưa bệnh Thalassemia vào danh sách bốn bệnh
cần được sàng lọc trước sinh; đưa xét nghiệm tổng
phân tích tế bào máu là xét nghiệm bắt buộc đối với
các sản phụ đến khám thai lần đầu; tuyên truyền,
vận động các gia đình có con trong độ tuổi học sinh
phổ thông tự nguyện tham gia sàng lọc bệnh; bảo
hiểm y tế xem xét thanh toán chi phí chẩn đoán
trước sinh.
PV
Cứu hộ 2 con gấu ngựa tại
Rạp xiếc Trung ương
Chiều 24-4, Tổ chức Động vật châu Á đã cứu hộ
thành công hai con gấu ngựa dưới một năm tuổi tại
Rạp xiếc Trung ương Hà Nội.
Đây là hai con gấu ngựa đã được rạp xiếc sử dụng để
biểu diễn, nay tự nguyện chuyển giao cho Trung tâm
Cứu hộ gấu Việt Nam chăm sóc dưới sự chứng kiến và
đồng thuận của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội.
Hai con gấu đều là gấu cái, cân nặng 40-50 kg, đã
được nuôi nhốt và sử dụng để biểu diễn tại Rạp xiếc
Trung ương Hà Nội khoảng tám tháng nay.
Trước đó, cuối tháng 3-2019, Tổ chức Động vật
châu Á nhận được phản ánh từ một số khách trong
nước và quốc tế về việc có gấu con bị sử dụng để
biểu diễn xiếc tại Rạp xiếc Trung ương Hà Nội.
Ngay khi đưa về Tam Đảo, các con gấu sẽ trải qua
45 ngày cách ly trước khi được ghép nhóm và hòa
nhập tại các khu bán tự nhiên.
PV
Các học
sinh tại một
trường CĐở
TP.HCMtrong
giờ học nghề.
Tiêu điểm
Nămhọc 2019-2020,TP.HCM
sẽ tuyển 67.249 chỉ tiêu vào
lớp 10 công lập. Tuy nhiên, số
HS sẽ tốt nghiệp THCS lên tới
hơn100.000. Nhưvậy sẽ cóhơn
30.000 HS rớt lớp 10 công lập.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook