091-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm25-4-2019
hồ sơ tâm thần của Nguyễn Thanh
Phương, người được cơ quan tố
tụng xác định là chủ mưu vụ buôn
lậu. Hiện ông Phương đang được
tạm đình chỉ điều tra và có quyết
định bắt buộc chữa bệnh.
Hồ sơ thể hiện sau khi trốn nã
và bị bắt, Phương trình bày bản
thân mắc bệnh tâm thần phân liệt,
đang điều trị tại BV Tâm thần
Trung ương 2 (Biên Hòa). Sau
đó, CQĐT trưng cầu giám định
tâm thần lại.
Bản Kết luận giám định pháp y
tâm thần số 277 của Trung tâmPháp
y tâm thần khu vực TP.HCM kết
luận ông Phương từ trước tháng 7
đến tháng 9-2015 có bệnh rối loạn
phân liệt cảm xúc, hạn chế khả
năng nhận thức và điều khiển hành
vi. Từ sau tháng 5-2015 đến khi bị
bắt, ông Phương có bệnh tâm thần
phân liệt, mất khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi.
Sau đó CQĐT cho rằng ông
Phương chưa thể làmviệc tại CQĐT.
Ngày 12-1-2018, VKS có công văn
yêu cầu giám định tâm thần lại với
ông Phương. Ngày 13-2-2018, ông
Phương đã được tạm đình chỉ điều
tra để chờ kết luận.
Ngày 10-5-2018, kết luận giám
định pháp y tâm thần của Viện Pháp
y tâm thần Trung ương Biên Hòa
(Bộ Y tế) kết luận: “Về năng lực
nhận thức và điều hành hành vi tại
thời điểm gây án thì ông Phương bị
hạn chế năng lực nhận thức và điều
khiển hành vi”. Từ kết luận giám
định này, ngày 12-6-2018, VKSND
TP.HCMra quyết định bắt buộc chữa
bệnh đối với ông Phương.
Luật sư đề nghị đình chỉ
vụ án
Tại phần tranh luận, đại diệnVKS
đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo Tùng
7-8 năm tù, Khiết 5-6 năm tù.
Các LS bảo vệ cho hai bị cáo
cho rằng trước theo hồ sơ thì ngay
và sau khi ông Phương thực hiện
hành vi phạm tội, hai bị cáo đều
làm theo chỉ đạo của Phương. Vậy
việc hai bị cáo làm công ăn lương
cho ông Phương và làm theo chỉ
đạo của “người bị tâm thần” thì xử
sao, liệu có bị tội?
Các LS lập luận rằng ông Phương
tâm thần thì sao lại có thể điều
hành vụ buôn lậu; mách nước
cho các bị cáo trốn về Tây Ninh
khi vụ án vừa bị phanh phui như
cáo trạng mô tả? Ngoài ra, trong
thời gian tâm thần, ông Phương
còn bán nhà, điều khiển ô tô và
bị CSGT thổi phạt…
Về tố tụng trong vụ án, các LS
cho rằng có nhiều sai sót như kiểm
sát viên không được phân công lại
HOÀNGYẾN
N
gày 24-4, phiên xử sơ thẩm
của TAND TP.HCM về vụ
Huỳnh Thanh Khiết (34 tuổi,
ngụ quận Gò Vấp), Lê Thanh Tùng
(47 tuổi, ngụ quận 12) cùng bị truy
tố về tội buôn lậu tiếp tục. Trong
phần tranh luận, các luật sư (LS)
cho rằng hai bị cáo bị oan và không
đồng tình với kết luận giám định
cho rằng người chủ mưu cầm đầu
vụ án mắc bệnh tâm thần.
Hai lần giám định
tâm thần
Tại phần tranh luận, đại diện
VKS và các LS đối đáp nhiều về
Hai bị cáo Lê Thanh Tùng vàHuỳnh Thanh Khiết
(trái)
tại tòa. Ảnh: HY
Làm theo
lệnh người
tâm thần,
có bị tội?
Luật sư đặt ra nhiều nghi vấn khi
người chủmưu cầmđầu được xác định
mắc bệnh tâm thần.
tham gia tố tụng; không tìm được
hợp đồng mua hàng từ Nhật. Chưa
có xác nhận chủ lô hàng (bên bán)
mà hai bị cáo thì không biết bên
trong hai lô hàng bị bắt, có bị cấm
nhập khẩu hay không…
LS đề nghị: “Giả dụ bên bán hàng
đánh tráo hàng thì sao, chứmà phiếu
đặt hàng thì hàng không thuộc danh
mục cấm, chỉ khi nào ông Phương
hết tâm thần, chỉ khi nào làm rõ hợp
đồng, làm rõ đường đi hàng hóa…
thì mới có thể giải quyết tận cùng
vụ án, còn hiện tại đề nghị tòa đình
chỉ vụ án này”.
Một LS khác thì cho rằng kết
luận giám định tâm thần của ông
Phương là nửa vời trong khi LS đề
nghị triệu tập giám định viên đến
tòa để giải thích thì chưa được chấp
nhận. Vì sao có chuyện trong cùng
kết luận, bên trên thì “Đương sự bị
hạn chế năng lực nhận thức và điều
khiển hành vi”, còn bên dưới thì
“Mất năng lực nhận thức và điều
khiển hành vi”.
Đối đáp vấn đề này, kiểm sát
viên cho rằng kết luận giám định
đã thực hiện đúng theo quy định
của pháp luật. VKS đã yêu cầu cơ
quan giám định cấp cao hơn giám
định lại, tuy nhiên kết quả hai lần
giám định giống nhau. Hiện nay,
ông Phương hạn chế năng lực nhận
thức và điều khiển hành vi để làm
việc với cơ quan pháp luật.
Dự kiến hôm nay (25-4) tòa sẽ
tuyên án, chúng tôi sẽ cập nhật kết
quả vụ án.•
LS đề nghị triệu tập
giám định viên đến tòa
để giải thích kết luận thì
chưa được chấp nhận.
1 cựu phó ban bị khởi tố vì để thất thoát
6,5 tỉ đồng
Chiều 24-4, Trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó phòng
Tham mưu kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Bến Tre, cho
biết CQĐT Công an tỉnh Bến Tre đã khởi tố bị can, cấm đi
khỏi nơi cư trú đối với ông Võ Phúc Ánh (cựu phó Ban Bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Bến Tre) về tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng ngày, CQĐT công
an tỉnh cũng đã thực hiện lệnh khám xét nơi ở của ông Ánh.
Liên quan đến vụ này, trước đó, từ ngày 1 đến
4-4, TAND tỉnh Bến Tre đã xét xử vụ án tham ô tài sản
xảy ra tại Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Bến
Tre (gọi tắt là Ban). Ba bị cáo Võ Thị Hồng Vân (cựu kế
toán Ban) cùng Đào Minh Việt và Trần Thị Nguyệt (cựu
thủ quỹ Ban) cùng bị truy tố tội tham ô tài sản. Tuy nhiên,
tòa đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung, làm rõ trách
nhiệm của ông Võ Phúc Ánh.
Theo hồ sơ, từ tháng 12-2012 đến cuối tháng 9-2016,
lợi dụng sự quản lý thiếu chặt chẽ của ông Ánh, kế toán
Vân đã lập 56 giấy rút tiền giả chữ ký của ông Ánh. Vân
đưa Việt đến Kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre rút gần 2,5 tỉ
đồng. Toàn bộ các giấy giả chữ ký rút tiền về đều không
nhập sổ quỹ tiền mặt và sổ sách kế toán...
Ngoài ra, trong công tác quản lý thu chi tài chính, Ban đã
thất thoát số tiền trên 6,5 tỉ đồng. Các cá nhân có liên quan
đã nộp khắc phục hậu quả trên 3,5 tỉ đồng.
ĐÔNG HÀ
Lãnh 5 năm tù vì dọa tống tiền CSGT
bất thành
TAND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa tuyên phạt Nguyễn
Trường Quang (SN 1986, trú xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc,
Thừa Thiên-Huế) năm năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản.
Theo hồ sơ, ngày 8-9-2018, Quang (làm nghề tự do)
mang theo máy quay phim bắt xe từ Đà Nẵng ra Hà Tĩnh.
Khoảng 6 giờ hôm sau khi đi đến xóm Tân Tiến, xã Kỳ
Nam (thị xã Kỳ Anh), Quang thấy Tổ CSGT 6.1 thuộc
Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh đang làm nhiệm vụ
trên quốc lộ 1A. Bị cáo tìm vị trí nấp rồi dùng máy quay
phim quay lại quá trình làm việc của tổ tuần tra.
Sau đó, Quang sao tất cả đoạn clip quay được vào máy
tính rồi tìm cách liên lạc với lãnh đạo Phòng CSGT Công
an tỉnh Hà Tĩnh, chỉ huy Đội CSGT 6.1. Quang còn gọi
điện thoại đến trực ban Phòng CSGT và tự xưng tên là
Sơn, PV
Tuổi Trẻ
, xin gặp lãnh đạo để phản ánh một số
hoạt động của tổ tuần tra. Sau khi tìm cách tiếp cận không
được, Quang đã để lại số điện thoại. Khi chỉ huy Đội
CSGT 6.1 liên lạc, Quang cho biết việc mình đã quay lại
hình ảnh làm việc của tổ CSGT và chỉ ra một số lỗi vi
phạm trong quá trình tuần tra, kiểm soát. Quang ra giá
nếu muốn bỏ qua thì phải chuyển 140 triệu đồng vào tài
khoản của mình, nếu không sẽ tung hình ảnh đó lên mạng
xã hội…
Được biết với thủ đoạn trên, Quang đã thực hiện trót
lọt ba vụ cưỡng đoạt tài sản đối với CSGT Công an tỉnh
Quảng Trị, Bình Định, TP Đà Nẵng.
PHÚ VINH
Tòa từng trả hồ sơ để làm rõ
việc giám định
Trong quyết định trả hồ sơ, TAND TP.HCM từng nêu
rõ VKS ra quyết định bắt buộc chữa bệnh đối với ông
Phương là chưa phù hợp. Bởi lẽ trong kết luận giám
định tâmthầnnêu“hiệnnay đương sự chưa đủnăng lực
nhận thức và điều khiển hành vi để làmviệc với cơ quan
pháp luật” chứ không xác định ông Phương mất khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi. Do đó cần điều
tra làm rõ và yêu cầuViện Pháp y tâm thần Trung ương
BiênHòa giải thích về kết luận trên là thuộc trường hợp
mất năng lực, hạn chế năng lực hay đủ năng lực nhận
thức và điều khiển hành vi. Khi có giải thích rõ ràng thì
xem xét duy trì hay hủy bỏ quyết định bắt buộc chữa
bệnh đối với ông Phương.
Phương đạo diễn từ đầu đến cuối
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, cáo trạng xác
định Phương sử dụng hai doanh nghiệp (trong đó
có một công ty do vợ Khiết làm giám đốc) để nhập
khẩu hàng điện máy đã qua sử dụng nhưng khai báo
hải quan là máy móc công nghiệp. Phương chỉ đạo
Tùng nhận email thông báo hàng về đến cảng rồi
báo cho Khiết để đến cảng lấy giấy tờ về giao lại cho
Tùng. Tùng sử dụng chữ ký số của giám đốc hai công
ty để đăng ký mở tờ khai hải quan điện tử, truyền
dữ liệu qua mạng. Chữ ký bên bán do Tùng tải về từ
Internet rồi in ra, đóng vào hồ sơ hải quan. Sau khi
hoàn tất hồ sơ ảo, Tùng đưa cho Khiết đi làm thủ tục
nhập khẩu tại cảng.
Khiết cầm hai bộ hồ sơ đến Chi cục Hải quan cảng
Hiệp Phước làm thủ tục khai báo nhập khẩu hàng. Do
hai tờ khai được phân luồng vàng nên lô hàng không
bị kiểm tra thực tế. Hai lô hàng nhập lậu có tổng giá trị
hơn 4,2 tỉ đồng. Đến ngày 9-9-2015, Phương gọi điện
thoại cho Khiết báo rằng hàng đã bị công an bắt và chỉ
đạo Khiết về Tây Ninh lánh mặt. Đến ngày 2-10-2015,
hai đối tượng này ra trình diện...
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook