100-2019 - page 16

16
• Mexico:
Hôm 6-5 (giờ địa
phương), một chiếc chuyên cơ chở
theo 13 người bao gồm phi hành đoàn
đã gặp nạn và rơi xuống vùng núi bang
Coahuila, phía Bắc nước này, đài
Fox
đưa tin. Theo thông tin từ chính quyền
địa phương, toàn bộ 13 người trên máy
bay đã tử nạn. Được biết đài kiểm soát
không lưu sân bay quốc tế McCarran
tại bang Nevada (Mỹ), nơi chiếc máy
bay khởi hành, trước đó đã mất liên
lạc với phi công khi người này thông
báo đang tìm cách hạ cánh để tránh
một cơn bão.
• Úc:
Hôm 7-5,Thủ tướng Úc Scott
Morrison khi đang có mặt tại TP Albury
để vận động cho chiến dịch tranh cử
sắp tới đã bị một người biểu tình đập
một quả trứng vào đầu. Thủ phạm, một
cô gái 24 tuổi, ngay lập tức bị lực lượng
an ninh vật ngã và khống chế, theo đài
BBC
. Cô này sau đó tuyên bố cô hành
động vì những người tị nạn đang bị
chính quyền Úc giam giữ. Trên Twitter
chính thức của mình, ông Morrison cho
rằng người dân nên cố gắng giữ bình
tĩnh trước ý kiến bất đồng. Được biết
Úc sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào ngày
18-5 tới.
• Mỹ:
Mới đây, quân đội nước này
tuyên bố đã thử nghiệm thành công khả
năng tác chiến đối với hệ thống vũ khí
laser năng lượng cao SHiELD
(ảnh)
khi
hệ thống này bắn trúng được nhiều mục
tiêu tên lửa trên không, hãng tin
Sputnik
cho hay. Đây là thành quả của hợp đồng
trị giá 26 triệu USD giữa Tập đoàn
Lockheed Martin và không quân Mỹ
ký kết vào năm 2017. Theo dự kiến, hệ
thống SHiELD sẽ được đưa vào biên chế
trong khoảng năm năm tới.
VĨ CƯỜNG
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
Thứ Tư8-5-2019
Giải mã bước đi bất ngờ của
ông Trump với Trung Quốc
Bước đi của ông Trump không phải là dấu hiệuMỹ thay đổi chiến lược, thương lượng với Trung Quốc.
ĐĂNGKHOA
T
rên Twitter ngày 5-5,
Tổng thống Mỹ Donald
Trump nói từ ngày 10-5
tới, ông sẽ tăng mức thuế
quan đánh trên 200 tỉ USD
hàng nhập khẩu của Trung
Quốc (TQ) từ mức 10% áp
dụng năm ngoái lên 25%.
Ông Trump cũng nói sẽ
không loại trừ khả năng sẽ
đánh thuế 25% lên khoản
325 tỉ USD hàng TQ nhập
khẩu nữa.
Phát ngôn của ông Trump
đến chỉ ba ngày trước khi một
vòng đàm phán thương mại
Mỹ-Trung nữa diễn ra tại Mỹ
(từ ngày 8 đến 10-5). Vòng
đàm phán trước đó kết thúc
ngày 1-5 tại TQ với đánh giá
tích cực.
Bước đi đúng thời
điểm của ông Trump
Báo
Guardian
dẫn ý kiến
nhiều nhà quan sát rằng thái
độ của ông Trump phản ánh
đúng chủ trương “nước Mỹ
là trước hết”. Thêm nữa, ông
Trump từng có tiền lệ có các
phát ngôn cứng rắn trong quá
trình thương lượng thương
mại. Trước đây, ông Trump
cũng từng nói ông chỉ có thể
có được các thỏa thuận mới
bằng các biện pháp mạnh
như đe dọa, thậm chí thực
hiện đánh thuế lên các đối
tác thương mại.
Guardian
dẫn ý kiến nhiều
nhà phân tích cho rằng phát
ngôn vừa rồi của ông Trump
có liên quan đến cuộc bầu cử
tổng thống Mỹ 2020. Cùng
nhận định này có chuyên gia
Michael Pillsbury, Giám đốc
về chiến lược TQ tại Viện
Chính trị bảo thủ Hudson
(Mỹ) và là tác giả cuốn sách
Cuộc chạy đua một trăm
năm: Chiến dịch bí mật của
TQ nhằm thay thế Mỹ như
một siêu cường toàn cầu
.
Theo chuyên gia Pillsbury,
sở dĩ ông Trump cứng rắn với
TQ vì không muốn mất điểm
và phải trả giá về chính trị.
Lúc còn tranh cử tổng thống,
ôngTrump từng nhiều lần hứa
sẽ không bỏ qua chuyện thua
thiệt thương mại với TQ. Đây
cũng là một lý do nữa tại sao
ông Trump cứng rắn với cuộc
chiến thương mại hai bên. Và
không ngạc nhiên vì sao quá
trình thương lượng lại kéo dài
đến thế dù TQ tham gia hết
sức tích cực.
Chuyên gia Pillsbury ủng
hộ thái độ này của ôngTrump.
Theo ông, chính sách cứng
rắn củaMỹ là cần thiết để bảo
vệ tốt hơn quyền lợi của Mỹ
trước đà tấn công về kinh tế
của TQ. Về lâu dài thì biện
pháp đánh thuế nên được bỏ
nhưng ôngTrump đã đúng khi
cứng rắn để buộc TQ nghiêm
túc trong thương lượng và
thực thi thỏa thuận một khi
thỏa thuận được ký kết.
Theo chuyên gia Pillsbury,
thái độ cứng rắn của ông
Trump sẽ giúp giảm thiểu
các bất đồng về sau giữa hai
bên, sau khi thỏa thuận được
ký. TQ sẽ không thể tránh né
các nghĩa vụ của mình trong
thỏa thuận nếu không muốn
Mỹ tăng đánh thuế.
Viễn cảnh thỏa thuận
thương mại Mỹ-
Trung đang mờ dần?
Cả thế giới đang chú ý
về vòng thương lượng tuần
này ở Mỹ. Nhiều nhà phân
tích cho rằng phát ngôn của
ông Trump không phải là
dấu hiệu Mỹ thay đổi chiến
lược, thương lượng với TQ.
Chuyên gia Pillsbury phân
tích các nội dung quan trọng
trong cuộc chiến thương
mại hai bên và đánh giá
khả năng có được một thỏa
thuận thương mại.
Thứ nhất,
theo chuyên gia
Pillsbury, việc tấn công mạng
vào hệ thống kinh doanh của
Bộ trưởng Tài chínhMỹ StevenMnuchin
(trái)
và Phó Thủ tướng TrungQuốc LưuHạc
trongmột lần đàmphán. Ảnh: AFP
Theo chuyên gia Mikhail Belyaev tại Viện Nghiên cứu
chiến lượcNga, việc ôngTrumpbất ngờđe dọa tăng thuế
khi đàmphánđã đếngiai đoạn cuối là có ý đồ. ÔngTrump
muốn xác lập mức thuế quan cho giao dịch thương mại
tương lai với TQ vì cho rằng tự do thuế quan với TQ có
hậu quả tiêu cực lớn với kinh tế Mỹ. Ông Trump cố tình
đi bước này để củng cố“thực tế mới”trong thương mại.
Theo ông, về chung cuộc, Mỹ sẽ không giảm thuế quan
với TQ dù thỏa thuận thươngmại có được thống nhất đi
nữa. Thươngmại hai bên sẽ tiếp tục diễn ra trên“thực tế
mới” đó, do đó Mỹ và TQ sẽ còn đối đầu.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-
Trung bước vào một giai đoạn
mới với khả năng lớn sẽ không
chấm dứt.
Chuyên gia
MIKHAIL BELYAEV
,
Viện Nghiên cứu chiến lược Nga
Tiêu điểm
Ông Trump bất ngờ
đe dọa tăng thuế khi
đàm phán đã đến
giai đoạn cuối là có ý
đồ: Xác lập nền tảng
thuế quan cho giao
dịch thương mại
tương lai với TQ.
6.500
tù nhân, trong đó có hai phóng viên của hãng
tin
Reuters
, đã được chính quyền Myanmar ân
xá vào hôm 7-5 nhân dịp lễ nămmới ở nước này.
Hai phóng viên này, tênWa Lone và U Kyaw Soe
Oo, đã bị bắt và giam giữ hơn 500 ngày với cáo
buộc vi phạmĐạo luật Bí mật quốc giaMyanmar
khi đang thamgia điều tra vụ thảm sát liên quan
tới nhóm người Hồi giáo Rohingya ở đây. Việc
hai nhà báo được trả tự do là kết quả của nhiều
tháng đối thoại với chính quyền Myanmar và nỗ
lực vận động dư luận quốc tế của
Reuters
và gia
đình hai nhà báo bị bắt. Theo
AFP
, khi ra khỏi tù,
Wa Lone cho biết anh sẽ vẫn tiếp tục sự nghiệp
làmbáo củamìnhbất chấpnhữnggì vừa trải qua.
VĨ CƯỜNG
Mỹ đã giúp các công ty TQ
thu được nhiều lợi thế trong
các lĩnh vực công nghệ quan
trọng như trí tuệ nhân tạo,
xe điện, động cơ máy bay,
lò phản ứng hạt nhân. Mỹ
không thể duy trì uy thế
tuyệt đối của mình về công
nghệ nếu tình trạng này cứ
tiếp tục. Nhưng TQ cũng
không sẵn lòng từ bỏ việc
này. Chuyên gia Pillsbury
dự đoán hai bên sẽ không
đạt được thống nhất về lĩnh
vực này.
Thứ hai,
việc giám sát
và hạn chế các nỗ lực của
TQ nhằm buộc các công ty
Mỹ chuyển giao công nghệ
cho mình như một cái giá
để được tiếp cận thị trường
nước này là rất khó, trừ khi
Mỹ duy trì đánh thuế TQ
như một biện pháp hỗ trợ.
Bên cạnh đó, phe cứng rắn
ở TQ khả năng sẽ dồn sức
vận động để thắng được Mỹ
ở nội dung này. Theo chuyên
gia Pillsbury, thỏa thuận về
nội dung này chỉ có khi Mỹ
có được niềm tin rằng TQ
sẽ tuân thủ cam kết trong
một thỏa thuận thương mại.
Mặt khác, TQ từ chối tuân
thủ các nguyên tắc của Tổ
chức Thương mại Thế giới
sau khi gia nhập năm 2001,
không thực hiện lời hứa của
Chủ tịch Tập Cận Bình với
Tổng thống Barack Obama
là không quân sự hóa biển
Đông. Các thực tế này cho
thấy Mỹ cần thiết phải có
một cơ chế thực thi đủ mạnh
trong thỏa thuận với TQ.
Thứ ba,
các công ty nhà
nước TQ có được sự bảo hộ
rất mạnh từ chính phủ. Rất
khó có được một thỏa thuận
buộc TQ từ bỏ bảo hộ các
công ty này. Lý do là các
công ty này rất có quyền
lực về chính trị và rất quan
trọng về kinh tế.
Thứ tư,
mất cân bằng
thương mại Mỹ-Trung có
vai trò của việc TQ thao
túng tiền tệ. Bộ trưởng Tài
chính Mỹ Steven Mnuchin
chủ hòa trong chuyện này,
đã không dán nhãn TQ là
kẻ thao túng tiền tệ dù ông
Trump từng hứa sẽ làm điều
này khi tranh cử tổng thống
năm 2016. Vì thế có thể đoán
Mỹ sẽ không siết TQ mạnh
trong việc này.
Theo Pillsbury, về chung
cuộc có thể sẽ vẫn có một
thỏa thuận. Nhưng thỏa
thuận này không phục vụ
lợi ích dài hạn của Mỹ, vì
nó sẽ không được thực thi
đầy đủ.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook