101-2019 - page 10

10
Bất động sản -
ThứNăm9-5-2019
mới biết đã có nhiều người
bị lừa giống mình.
Trường hợp này nếu ngay
từ đầu bà N. đến Phòng Địa
chính xã Đông Thạnh hỏi
thông tin về quy hoạch thì
sẽ biết được ngay những
thông tin quan trọng là lô
đất thuộc quyền sở hữu của
ai, có thuộc dự án đầu tư nào
hay không, mảnh đất là đất
ở hay đất nông nghiệp, có
tranh chấp hay không… thì
đã không bị lừa.
Do đó, luật sư NguyễnVăn
Hậu, Đoàn Luật sư TP.HCM
khuyến cáo khi có nhu cầu
mua bán bất động sản (BĐS),
trước tiên người dân phải đề
nghị người bán cung cấp đầy
đủ giấy tờ pháp lý liên quan
đến thửa đất và giấy xác nhận
tình trạng BĐS. Giấy này do
UBND xã, phường, thị trấn
nơi có BĐS đó thực hiện. Nội
dung nêu rõ tình trạng pháp lý
của thửa đất bao gồm: Thông
tin quy hoạch, tranh chấp, xử
lý vi phạm hành chính về đất
đai (nếu có)...
Theo kiến trúc sư Nguyễn
Lê Tuấn Vũ, Phó Tổng Giám
đốc Công tyTNHHMTVĐịa
ốc FICO, khi mua nhà, đất
người dân nên chú ý thông
tin bản đồ quy hoạch. Trong
đó, bản đồ cần chú ý nhất là
quy hoạch chi tiết 1/500 được
cơ quan chức năng phê duyệt,
chứ không phải do chủ đầu
tư đưa ra.
đối với từng ô phố và đấu
nối hạ tầng kỹ thuật chung;
xác định chức năng sử dụng
đất cho từng khu đất… Bản
đồ này liên quan mật thiết
với quyền sở hữu về đất đai
(quyền sử dụng đất). Vì vậy
nó có giá trị pháp lý cao và
là căn cứ để giải quyết tranh
tụng (nếu có) sau này.
Bản đồ 1/500:
Bản đồ 1/500
phải quy hoạch chi tiết, bố trí
cụ thể tất cả công trình trên
đất, về hạ tầng kỹ thuật, chi
tiết bố trí cho đến từng ranh
giới lô đất. Đây chính là quy
hoạch tổng mặt bằng của các
dự án đầu tư xây dựng. Là cơ
sở để định vị công trình, thiết
kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây
dựng công trình và thực hiện
xây dựng.
Các nhà đầu tư khi tiếp cận
những loại bản đồ trên sẽ có
được cái nhìn bao quát nhất
về mảnh đất. Trên cơ sở đó,
nhà đầu tư sẽ biết được mảnh
đất định đầu tư sẽ có những
tiện ích nào xung quanh, cơ
sở hạ tầng tới đâu, khu vực
được xây bao nhiêu tầng, phù
hợp với việc đầu tư xây dựng
gì… để lựa chọn đầu tư.•
Ý nghĩa cụ thể của
bản đồ quy hoạch
Theo Luật Quy hoạch đô
thị, bản vẽ của đồ án quy
hoạch chung TP trực thuộc
trung ương sẽ được thể hiện
theo tỉ lệ 1/25.000 hoặc
1/50.000. Đồ án quy hoạch
phải thể hiện rõ khu vực nội
thị và các khu vực dự kiến
phát triển. Tỉ lệ bản đồ quy
hoạch chung đối với TP
thuộc tỉnh, thị xã là 1/10.000
hoặc 1/25.000. Đối với thị
trấn, quy định về tỉ lệ bản
đồ quy hoạch sẽ là 1/5.000
hoặc 1/10.000 căn cứ khoản
2 Điều 27 theo luật định.
Bản đồ 1/5.000:
Có giá trị
xác định các khu vực chức
năng, những định hướng giao
thông, phân chia rõ ràng mốc
giới, địa giới các phần đất
dành để phát triển hạ tầng như
đường, cầu, cống, điện, khu
dân cư, cây xanh…Đây là cơ
sở gốc để xác định mục tiêu
Bản đồ cần chú ý
nhất là quy hoạch
chi tiết 1/500 được
cơ quan chức năng
phê duyệt, chứ
không phải do chủ
đầu tư đưa ra.
phát triển, kêu gọi đầu tư, là
nền tảng giúp giải quyết các
vấn đề giải phóng mặt bằng,
bồi thường, di dân…sau này.
Bản đồ 1/2.000:
Xác định
phạm vi ranh giới, diện tích,
tính chất khu vực lập quy
hoạch; xác định chỉ tiêu dự
kiến về dân số, sử dụng đất, hạ
tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật
NGUYỄNCHÂU
K
hông ít trường hợp người
dân vì thiếu thông tin
quy hoạch mà phải chịu
cảnh tiền mất tật mang khi
mua bán nhà, đất. Trong khi
thông tin về quy hoạch đều
luôn được các cơ quan quản
lý công khai, minh bạch và
dễ dàng tra cứu thì nhiều
người vẫn bỏ qua bước này
vì tin tưởng người bán hoặc
không nắm rõ vấn đề.
Mất tiền vì thiếu
thông tin
Điển hình như trường hợp
của bà VTN (quận Tân Bình,
TP.HCM) năm 2018 đã đặt
cọc 300 triệu đồng cho bà
PTT (quận 5) để mua một
phần thửa đất X tại xã Đông
Thạnh (huyện Hóc Môn).
Mảnh đất này có giá 1,48 tỉ
đồng. Đúng ra sau đó bà T.
phải đi công chứng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất
sang tên cho bà N. nhưng
quá thời hạn trong hợp đồng
mà bà T. vẫn không thực hiện
theo cam kết.
Khi bà N. đến xã Đông
Thạnh tìm hiểu mới phát hiện
ra đây chỉ là dự án ảo. Thực
tế thửa đất X nằm trong diện
tích gần 10.500 m
2
, vốn là
đất lúa của một người trong
huyện. Bà N. gửi đơn tố cáo
đến UBND huyện Hóc Môn
Các loại bản đồ theo từng tỉ lệ
1/50.000, 1/2.000, 1/500…được
nhắc đến nhiều khi mua bất động
sản nhưng ít ai hiểu ý nghĩa
thực sự của chúng.
Hiểu về bản đồ quy hoạch
để tránh mất tiền oan
Người dân đang tìmthông tin quy hoạchmột khu dân cư tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: HTD
Hiện nay người dân có thể dễ dàng tra cứu
bản đồ quy hoạch qua Internet. Tại TP.HCM,
người dùng chỉ cần truy cập địa chỉ https://
thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn. Khi
vào xem bản đồ quy hoạch, có nhiều chế độ
hiển thị khác nhau để chọn như loại nền bản
đồ, loại bản đồ...
Có thể xác định vị trí thửa đất dựa trên định
vị GPS, sau đó bấm vào vị trí định vị trên giao
diện rồi nhận thông tin quy hoạch. Ngoài ra,
có thể tìm kiếm theo tọa độ (thể hiện trong
giấy đỏ hoặc bản đồ hiện trạng vị trí) khi xem
thông tin trên bản vẽ quy hoạch.
Tuy nhiên, hiện nay dữ liệu về thông tin
quy hoạch đất đai chưa được cập nhật đầy
đủ và theo dõi thống nhất giữa các cơ quan
liên quan nên để chắc chắn, người dân có thể
đến một trong các cơ quan sau để đề nghị
cung cấp thông tin quy hoạch: Cán bộ địa
chính UBND cấp xã/phường, Phòng TN&MT
cấp huyện/quận, Phòng Quản lý đô thị cấp
tỉnh/TP/quận, Trung tâm Phát triển quỹ đất
đô thị, Trung tâm Xây dựng công trình và
đô thị TP hoặc các phòng công chứng,…
PhòngTN&MT của huyện/quận, nơi BĐS tọa
lạc thường sẽ nắm rõ thông tin quy hoạch
nhất và có trách nhiệm cung cấp khi người
dân yêu cầu.
Lấy thông tin bản đồ quy hoạch ở đâu?
Doanhnghiệpbất động sảnmuốn thamgiađầu tưhạ tầngđô thị
Trong danh mục 210 dự án mà TP.HCM mời gọi đầu
tư thông qua Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào TP.HCM năm
2019 tổ chức ngày 8-5, Hiệp hội Bất động sản (BĐS)
TP.HCM (HoREA) và các doanh nghiệp BĐS bày tỏ sự
quan tâm đặc biệt và mong muốn được tham gia đầu tư
vào nhiều dự án trong số 85 dự án hạ tầng giao thông, 36
dự án cơ sở hạ tầng đô thị, 29 dự án chỉnh trang đô thị,
chín dự án thương mại dịch vụ.
HoREA nhận định trong 10 năm gần đây, quy mô thị
trường BĐS TP đã tăng trưởng gấp đôi nhưng vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu. Bất cập chủ yếu là tình trạng quá
tải hệ thống hạ tầng đô thị, ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm
môi trường sống.
Trong hơn 20 năm qua, khu vực doanh nghiệp BĐS tư
nhân đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ cùng với
sự nở rộ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) và quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
hoạt động trong lĩnh vực này.
Các doanh nghiệp BĐS cũng đã tích cực tham gia các
dự án phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, chỉnh
trang - tái phát triển đô thị, xây dựng lại các chung cư
cũ, chỉnh trang, di dời tái định cư nhà trên và ven kênh
rạch trên địa bàn TP.
Hiện nay các doanh nghiệp đều mong muốn có cơ hội
được đóng góp nhiều hơn nữa. Dịp này, hiệp hội đề nghị
UBND TP chỉ đạo bổ sung thêm các dự án mời gọi đầu
tư như dự án đô thị sáng tạo phía Đông TP như dự án
Bình Quới - Thanh Đa, dự án Nam kênh Đôi, dự án rạch
Xuyên Tâm, các dự án cải tạo, xây dựng lại các chung
cư cũ...
Hiệp hội cũng đề nghị UBND TP chỉ đạo các sở, ngành
sớm hoàn thành quy hoạch chi tiết phân khu tỉ lệ 1/2.000
đối với quỹ đất thuộc hành lang sông rạch. Trong đó có đề
xuất bổ sung quy hoạch đường ven sông Sài Gòn để xây
dựng các dự án mời gọi đầu tư trong thời gian tới.
Qua nghiên cứu danh mục các dự án mời gọi đầu tư, về
hành lang pháp lý, hiệp hội kiến nghị Chính phủ sớm ban
hành nghị định về dùng tài sản công, trong đó có quỹ đất
để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình
thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Đồng thời, hiệp hội kiến nghị UBND TP chỉ đạo các
đơn vị chủ trì dự án khẩn trương rà soát, hoàn thiện, đảm
bảo tính khả thi của các dự án mời gọi đầu tư, nhất là các
dự án chỉnh trang đô thị.
PD
Mở rộng đườngNguyễnHữu Cảnh làmột trong những dự án hạ
tầng quan trọng của TP.HCMtrong nămnay. Ảnh: THÁI NGUYÊN
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook