101-2019 - page 14

14
NGUYỄNHIỀN
B
ài viết
“Chưa đăng ký
kết hôn, cha khai sinh
cho con ra sao?”
báo
Pháp Luật TP.HCM
đăng
tải ngày 8-5 không chỉ là bức
xúc riêng của anh NQH khi
làm giấy khai sinh cho con
ở huyện Nhà Bè.
Luật cho người dân
chọn hai cách để làm
Hiện nay, theo Điều 11 của
Thông tư 15 thì việc chứng
minh quan hệ cha, mẹ, con
được làm theo hai cách:
- Cách thứ nhất là xét
nghiệm ADN.
- Cách thứ hai là phải có
thư từ, phim ảnh, băng đĩa,
đồ dùng, vật dụng khác chứng
minh mối quan hệ cha con,
quan hệ mẹ con và văn bản
cam đoan của cha, mẹ về việc
trẻ em là con chung của hai
người, có ít nhất hai người
thân thích của cha, mẹ làm
chứng.
Trên thực tế, một số địa
phương khi giải quyết những
trường hợp cha, mẹ không
đăng ký kết hôn khi làm giấy
khai sinh kết hợp thủ tục nhận
cha, mẹ, con thì đa phần các
phường, xã đều làm theo
cách thứ nhất, tức yêu cầu
phải xét nghiệm ADN. Bởi
kết quả xét nghiệm ADN là
cách chính xác và nhanh nhất
để xác định mối quan hệ cha
con. Rất nhiều nơi không cho
người dân chọn cách thứ hai.
Trước đây, chị Nguyễn
ThịMinh Phương ở phường
Hiệp Phú, quận 9, TP.HCM,
đến phường hỏi thủ tục đăng
ký khai sinh cho con chị. Do
vợ chồng chị
không đăng
ký kết hôn nên
được một cán
bộ phường
hướng dẫn:
Phải làm xét
nghiệmADN
đểchứngminh
mối quan hệ.
Do hoàn cảnh
gia đình khó
khăn,vợchồng
chị không có
tiền để làm
xét nghiệm
theo yêu cầu.
Sau khi
Pháp Luật TP.HCM
phản ánh, UBND phường đã
giải quyết cấp giấy khai sinh
có tên cha, không cần kết quả
xét nghiệmADN mà chỉ dựa
theo những hình ảnh chứng
minh mối quan hệ của chị
Phương cung cấp kèm theo
giấy cam kết mối quan hệ.
Tương tự, trường hợp của
anh Nguyễn
H o à n g
Phương ngụ
36/5Athị trấn
NhàBèkhilàm
thủ tục nhận
cha, mẹ, con
để làm giấy
khai sinh cho
con gái cứ hết
vấpchỗnày lại
vướng chỗ nọ
chỉvìvợchồng
anh chưa đăng
ký kết hôn.
Để giải quyết
trườnghợpcủa
anh Phương, cán bộ xã yêu
cầu phải xét nghiệm ADN
hoặc cung cấp thư tỏ tình của
người cha thì mới giải quyết.
Sau thời gian, từ sự can thiệp
của báo mà trường hợp của
anh Phương mới được giải
quyết, không cần phải xét
nghiệmADN hay thư tỏ tình
mà chỉ dựa theo những hình
ảnh vợ chồng anh có.
Cán bộ chỉ chọn
cách một
Từ những thực tế trên cho
thấy hiện nay các cán bộ xã
vẫn còn lúng túng về những
chứng cứ để chứng minh mối
quan hệ cha, mẹ, con khi giải
quyết thủ tục đăng ký khai
sinh có tên cha mà không
có giấy chứng nhận kết hôn
của cha mẹ.
Nguyên do là pháp luật hiện
hành chỉ nêu gọn là phải có
thư từ, phim ảnh, băng đĩa,
đồ dùng, vật dụng khác chứng
minh mối quan hệ cha con,
quan hệ mẹ con. Vậy những
hình ảnh, thư từ chứng minh
buộc phải có trước hay sau
khi trẻ được sinh ra? Nếu lỡ
mai này có tranh chấp thì trách
nhiệm thuộc về ai?
“Xét nghiệm ADN cho chắc”
Những trường hợp giải quyết đăng ký giấy khai sinh cho
trẻmà chamẹ chưa đăng ký kết hôn thì phường sẽ thực hiện
hai thủ tục cùng lúc là thủ tục nhận cha, mẹ, con và đăng
ký khai sinh. Đối với thủ tục nhận cha, mẹ, con thì thông
thường phường hướng dẫn người dân xét nghiệmADN để
chứng minh mối quan hệ và đây cũng là cách chứng minh
chính xác và nhanh nhất. Khi người dân được hướng dẫn
xét nghiệm ADN thì mọi người đều thực hiện và phường
chỉ cần kết quả xét nghiệm là đủ chứ không đòi hỏi những
thư từ, hình ảnh khác.
Trước đây phường đã từng giải quyết một trường hợp
đăng ký khai sinh cho con mà cha mẹ có giấy chứng nhận
kết hôn sau khi sinh đứa bé ra. Sau khi thực hiện các thủ tục
theo cách thứ hai theo như Điều 11 Thông tư 15 là viết cam
kết và chứngminh chứ không xét nghiệmADN thì phường
đã giải quyết cấp giấy khai sinh cho trẻ. Một thời gian sau,
vợ chồng này không hợp nhau và ra tòa ly hôn.
Tòa tuyên người chồng phải cấp dưỡng hằng tháng cho
đứa con. Lúc này người chồng bảo đứa bé không phải con
chung của hai vợ chồng. Thế là tòa yêu cầu phường phải
hủy giấy khai sinh đã cấp. Sau khi hủy, phường phải báo
cáo giải trình, rất mất thời gian.
Chính vì thế, khi giải quyết đăng ký khai sinh mà cha mẹ
không đăng ký kết hôn thì cứ xét nghiệm ADN cho chắc.
Ông
TRẦN MINH TÚ
,
Chủ tịch UBND phường
Hiệp Bình Chánh
,
quận Thủ Đức, TP.HCM
Bạn đọc -
ThứNăm9-5-2019
Pháp luật cho phép
người dân được lựa
chọn hai cách để
chứng minh mối
quan hệ cha, mẹ,
con nhưng thực
tế cho thấy nhiều
cán bộ phường, xã
thường chọn cách
thứ nhất cho an
toàn - là yêu cầu xét
nghiệm ADN.
Khai sinh cho con khi chưa kết hôn:
Cần hướng dẫn cụ thể
Việc làmgiấy khai sinh cho những đứa trẻ có chamẹ chưa đăng ký kết hôn đang gặp khó khi cán bộ đòi phải
xét nghiệmADN, còn người dân thì không thể.
Quảng cáo
BỐ CÁO CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
Thay đổi hình thức hoạt động:
Tên cũ:
VĂNPHÒNGLUẬT SƯTRILAW
Tênmới:
CÔNGTY LUẬTTRÁCHNHIỆMHỮUHẠNTRILAW
Thay đổi Giấy đăng ký hoạt động
GĐKHĐ số cũ: 41.03.0318/TP/ĐKHĐ cấp lần đầu ngày 21- 06 - 2005
GĐKHĐ sốmới: 41.07.0318/TP/ĐKHĐ cấp ngày 10-4-2019.
Người đại diện theo pháp luật:
Lê HữuTrí làmGiámđốc Công ty
Những đứa trẻ đã từng bị gặp khó khi làmgiấy khai sinh vì chamẹ chưa đăng ký kết hôn. Có nơi đòi
phải có thư tình của cha với mẹ
(ảnh 1)
, có nơi đòi phải xét nghiệmADN
(ảnh 2)
. Ảnh: NGUYỄNHIỀN
Tại Điều 11 Thông tư 15
nêu trên cũng đã có hướngmở
rằng “cơ quan đăng ký hộ tịch
từ chối giải quyết hoặc hủy bỏ
kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có
cơ sở xác định nội dung cam
đoan, làm chứng không đúng
sự thật”. Tuy nhiên, dù pháp
luật cho phép người dân được
lựa chọn hai cách để chứng
minh mối quan hệ cha, mẹ,
con nhưng thực tế cho thấy
vì ngại trách nhiệm nên cán
bộ phường, xã thường chọn
cách thứ nhất cho an toàn - là
yêu cầu xét nghiệm ADN.
Thế nhưng mỗi người một
cảnh, có những người dân
không thể chọn xét nghiệm
ADN (vì tốn kém, vì lỡ sau
này con biết sẽ buồn vì nghĩ
cha nó không tin mẹ nó - như
trường hợp của anh NQH).
Chính vì thế, việc làm giấy
khai sinh cho những đứa trẻ
có cha mẹ chưa đăng ký kết
hôn cứ dùng dằng dây dưa
mãi dẫn đến chậm trễ, quá
hạn. Thiệt thòi cuối cùng vẫn
là người dân.
Vì thế, ngành tư pháp cần
có một hướng dẫn cụ thể để
cán bộ thụ lý mạnh dạn, yên
tâm thực hiện. •
Góc ảnh
Tủ cáp viễn thông
bung nắp,
thiếu an toàn
Trên vỉa hè cuối đường Lý
Thường Kiệt (điểm tiếp giáp với
đường ĐT 743B, thị xã Dĩ An,
Bình Dương) có một chiếc tủ cáp
viễn thông treo ngang hông cột
điện bị bung nắp đã lâu ngày, nhìn
không chỉ thiếu an toàn mà còn rất
nhếch nhác
(ảnh).
ĐẶNG ĐỨC
Đề xuất tăngmức xửphạt với vi phạmnồngđộ cồn
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có đề xuất tăng
nặng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn
có nguy cơ mất an toàn giao thông.
Cụ thể, đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ
cồn ở mức cao nhất (mức 3 - vượt quá 80 mg/100 ml máu
hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở), Tổng cục Đường bộ đề
xuất phạt tiền 34-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy
phép lái xe 22-24 tháng.
Hiện Nghị định 46/2016 quy định mức xử phạt đối
với hành vi trên chỉ 16-18 triệu đồng và tước giấy phép
lái xe 4-6 tháng.
Ở mức vi phạm thấp hơn (mức 2 - nồng độ cồn vượt
quá 50-80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 mg/
lít khí thở), Tổng cục Đường bộ đề xuất phạt tiền 18-20
triệu đồng và tước giấy phép lái xe 14-18 tháng. Đối
với mức vi phạm này, Nghị định 46/2016 đang quy
định phạt tiền 7-8 triệu đồng và tước bằng lái xe 3-5
tháng.
Với mức thấp nhất (mức 1 - nồng độ cồn dưới 50 mg
hoặc dưới 0,25 mg/lít khí thở), mức phạt đề xuất phạt
tiền 2-3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng.
Đây là mức được giữ nguyên như đã quy định trong
Nghị định 46/2016.
Đối với người điều khiển mô tô, Tổng cục Đường bộ
Việt Nam đề xuất tăng nặng ở mức cao nhất là xử phạt 7-8
triệu đồng và tước giấy phép lái xe 22-24 tháng đối với tài
xế có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml lít máu hoặc
vượt quá 0,4 mg/lít khí thở. Hiện hành vi này Nghị định
46/2016 quy định xử phạt 3-4 triệu đồng và tước giấy
phép lái xe 3-5 tháng.
Ở mức thấp nhất, mức phạt tiền 1-2 triệu đồng đối với
người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi
thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80 mg/100 ml máu hoặc
vượt quá 0,25-0,4 mg/lít khí thở, tước quyền sử dụng giấy
phép lái xe 1-3 tháng vẫn được giữ nguyên.
Trước đó, Tổng cục Đường bộ đã phối hợp với Vụ An
toàn giao thông và các đơn vị liên quan để xây dựng dự
thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 46/2016,
nghiên cứu tăng mức xử phạt đối với một số nhóm hành
vi vi phạm, đặc biệt là đối với tài xế mà trong máu hoặc
hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.
LÊ HUY
1 2
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook