101-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm9-5-2019
TÁ LÂM
S
áng8-5,UBNDTP.HCM
đã tổ chức hội nghị xúc
tiến đầu tư vào TP.HCM
với sự thamdự của nhiều lãnh
đạo TP và gần 700 đại biểu
là các doanh nghiệp (DN)
trong và ngoài nước.
Tám lý do để đầu tư
vào TP
Phát biểu tại hội nghị,
Bí thư Thành ủy TP.HCM
Nguyễn Thiện Nhân cho
biết lần này TP công bố 210
dự án kêu gọi đầu tư là tập
trung vào xây dựng và hoàn
thiện cơ sở hạ tầng. Nhưng
cũng rất cần những nhà đầu
tư sản xuất, tạo ra sản phẩm
công nghệ cao phục vụ nhu
cầu cả nước cũng như các
nhà đầu tư phát triển các ứng
dụng dịch vụ liên quan đến
trí tuệ nhân tạo.
“Vì sao các nhà đầu tư nên
đến TP.HCM?” - ông Nhân
đặt vấn đề và nêu ra tám lý
do mà các DN nên đầu tư vào
TP.HCM. Một trong những
lý do là DN khi đầu tư tại
TP.HCM sẽ có lượng khách
hàng rất lớn để tiêu thụ sản
đã được TPnhận diện rõ và có
kế hoạch từngbước khắc phục.
Nhưđanghình thành sáu tuyến
tàuđiệnngầm, triểnkhai cácdự
ánđường trêncao, khépkíncác
tuyếnđườngvànhđai…Trong
đó, dự kiến năm 2021 sẽ đưa
vào sử dụng tuyến metro số 1
Bến Thành - Suối Tiên. “Hiện
quý DN thấy khó chịu về giao
thông TP. Tôi mong quý DN
“chia sẻ” với TP thêmvài năm
nữa. Chúng tôi sẽ “gỡnút”giao
thông để quý DN hài lòng khi
đầu tưvàoTP” - ôngNhân nói.
Nói về rác thải, ông Nhân
cho biết lượng rác sinh hoạt
phát sinh ở địa bàn khoảng
chín tấn/ngày và mong muốn
các nhà đầu tư đủ năng lực,
có kinh nghiệm cùng với
chính quyền TP biến lượng
rác trên thành điện. “Nếu DN
nào muốn đầu tư để biến rác
thành điện thì hãy đến TP” -
ông Nhân mời gọi.
Trên lĩnh vực chỉnh trang
đô thị, ông Nhân cho biết
hiện 60% nhà ở trên địa bàn
TP là bán kiên cố. Nhu cầu
chuyển đổi sang nhà kiên cố là
động vốn đầu tư toàn xã hội
khoảng 78 tỉ USD. Trong
đó, nhu cầu đầu tư xây dựng
cơ bản của TP khoảng 40 tỉ
USD. Ông cho rằng đây là
khó khăn và thách thức rất
lớn đối với TP.HCM vì khả
năng cân đối ngân sáchTPchỉ
đáp ứng được 20% nhu cầu.
Từ đó, người đứng đầu
chính quyềnTP.HCMkêu gọi
các nhà đầu tư hãy đến đầu
tư và cùng TP phát triển. “TP
có trách nhiệm bảo vệ các lợi
ích chính đáng của nhà đầu
tư và sẽ tạo mọi điều kiện
thuận lợi để các DN cảm thấy
yên tâm nhất khi đầu tư vào
TP” - ông Phong nói.
Nên mở rộng
lĩnh vực đầu tư
Tại hội nghị, nhiều DN đã
tỏ thái độ mong muốn được
đầu tư vàoTP.HCMtrên nhiều
lĩnh vực khác nhau. Ông Lê
Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp
hội Bất động sản TP.HCM
(HoREA), cho biết HoREA
và các DN bất động sảnmong
muốn được đầu tư vào nhiều
dự án về hạ tầng giao thông,
hạ tầng đô thị, thương mại
dịch vụ... Ông cũng đề nghị
UBND TP bổ sung thêm các
dự án mời gọi đầu tư như dự
án đô thị sáng tạo phía Đông
TP.HCM, dự án Bình Quới -
Thanh Đa, dự án Nam kênh
Đôi, dự án rạch Xuyên Tâm,
các dự án cải tạo, xây dựng
lại các chung cư cũ...
Ông Harold Chen, Phó
Chủ tịch Alpha King, bày tỏ
hy vọng được TP cho phép
nghiên cứu đầu tư xây dựng
đường trên cao số 1 và số 2.
Bà NguyễnThị Nga, Chủ tịch
Tập đoàn BRG, mong muốn
được cùng cácDNđầu tư, phát
triển dự án quy hoạch khu đô
thị sáng tạo ở phía Đông. Ông
LinsonLim, Chủ tịchTậpđoàn
Keppel Land (có trụ sở chính
tại Singapore), mong muốn
được TP tiếp tục hỗ trợ các
DN nước ngoài giảm thiểu rủi
ro đầu tư thông qua sự rõ ràng
về chính sách, minh bạch về
quy trình phê duyệt dự án...
Một số nhóm nhà đầu tư
khác cũng đặt vấn đề được
tìm hiểu đầu tư các dự án hạ
tầng về đường giao thông, nạo
vét kênh rạch; đề xuất thực
hiện các dự án ngoài danh
sách kêu gọi thuộc lĩnh vực
công nghệ cao, xe buýt điện...•
TP.HCM: “Gỡ nút” giao thông để
hút vốn đầu tư
phẩm, vì TP.HCM hiện nay
có hơn 9,5 triệu dân và thu
nhập bình quân đầu người
hơn 6.000 USD. Hay lý do
TP.HCM hiện có đủ lao động
để cung cấp cho các DN trong
và ngoài nước tới TP. Lao
động tại TP là lao động trẻ,
được đào tạo có chất lượng
cao và có kinh nghiệm. Mỗi
năm ở TP.HCM có khoảng
150.000 sinh viên (trong tổng
số 600.000 sinh viên của 59
trường đại học, cao đẳng trên
địa bàn) tốt nghiêp.
Mặt khác, ông Nhân cũng
nhấn mạnh đến việc để hỗ
trợ các DN, hiện TP đang
suy nghĩ, định hình các cơ
chế mới, trong đó đặc biệt là
chuẩn bị đất cho nhà đầu tư.
Ví dụ, TP đang định hình “cơ
chế” ba bên: Người dân - nhà
đầu tư - chính quyền cùng tạo
nên những khu đất có hoạt
động dịch vụ nằm trong các
khu đô thị mới.
Sẽ “gỡ” kẹt xe trước
Một trong những bất cập
của TP.HCM hiện nay là tình
trạng kẹt xe, ngập nước làm
ảnh hưởng đến sản xuất, đầu
tư. Ông Nhân khẳng định với
các nhà đầu tư rằng vấn đề này
rất lớn. Tuy nhiên, trong quá
trình chuyển đổi, TP.HCM sẽ
chỉnh trang đô thị, vừa tạo ra
quỹ đất cho các hộ dân khác
cũng như không gian phục
vụ phát triển các ngành dịch
vụ. “Việc nàyTP.HCMkhông
làm một mình và rất cần sự
hợp tác, chung sức của các
nhà đầu tư” - ông Nhân nói.
TPđồnghành cùngDN
ÔngNguyễnThành Phong,
Chủ tịch UBND TP.HCM,
cho biết TP đang trở thành
một siêu đô thị và đối mặt
với nhiều thách thức như
ô nhiễm môi trường, ngập
nước, kẹt xe… “Đây không
chỉ là những trở ngại mà còn
là rào cản tác động trực tiếp
đến tăng trưởng kinh tế, khả
năng cạnh tranh củaTP” - ông
Phong nói và cho biết những
vấn đề này đã được TP.HCM
nhận diện nhưng hiện còn
thiếu nguồn lực để tháo gỡ.
Theo ông Phong, tính toán
giai đoạn 2016-2020, để
đạt mức tăng trưởng GRDP
8%-8,5%, TP.HCM cần huy
210 dự án với số vốn hơn 53 tỉ USD
Tại hội nghị, chính quyền TP.HCM đã mời gọi đầu tư vào
210 dự án với tổng nhu cầu vốn gần 1,2 triệu tỉ đồng, tương
đương 53,8 tỉ USD.
Bốn lĩnh vực có sốdự ánmời gọi lớnnhất là giao thông (85
dự án, tổng vốn 41,9 tỉ USD), cơ sở hạ tầng (36 dự án, tổng
vốn 4,9 tỉ USD), chỉnh trang đô thị (29 dự án, tổng vốn 2,1
tỉ USD) và văn hóa-thể thao (15 dự án, tổng vốn 3,1 tỉ USD).
Một số dự án mời gọi đầu tư nổi bật như xây dựng tuyến
đường trên cao số 1 (từ nút giao Cộng Hòa đến cầu Phú An)
với tổng vốn 15.460 tỉ đồng; đường trên cao số 2, 3, 4, 5;
xây dựng tuyến metro số 2 giai đoạn 2 (Bến Thành - Tham
Lương) với tổng vốn 18.321 tỉ đồng; cầuThủThiêm3, 4; cầu
Cần Giờ; cầu Cát Lái...
“Hiện quý DN thấy
khó chịu về giao
thông TP. Tôi mong
quý DN “chia sẻ”
với TP thêm vài
năm nữa. Chúng
tôi sẽ “gỡ nút” giao
thông để quý DN
hài lòng khi đầu tư
vào TP.”
Bí thư Thành ủy TP.HCM
Nguyễn Thiện Nhân
Lãnh đạo TP camkết đồng hành cùng nhà đầu tư, còn các nhà đầu tưmong TPmở rộng hơn nữa
lĩnh vực đầu tư.
Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn ThiệnNhân trao đổi trực tiếp với các nhà đầu tư trong và ngoài nước
tại hội nghị. Ảnh: TÁ LÂM
Ngày 8-5, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo khoa học phân
định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền ở Việt Nam
hiện nay.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nội vụ Trần Anh Tuấn
nhấn mạnh việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa
Chính phủ với chính quyền địa phương đã được đẩy mạnh
nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, đảm bảo sự
chỉ đạo, điều hành thống nhất của Chính phủ.
Tham luận sau đó, GS-TS Lê Minh Thông, trợ lý chủ
tịch Quốc hội, cho rằng nếu thừa nhận chính quyền địa
phương là một pháp nhân công quyền thì mọi việc đều hết
sức minh bạch: Bộ máy của mình, con người của mình, tài
sản của mình, thậm chí là phù hiệu riêng của mình. “Còn
nếu không tất cả đều xin ở trên, từ trên đưa xuống rồi
dưới lại báo lên trên” - ông Thông nhấn mạnh.
Ông Phạm Tuấn Khải, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật,
Văn phòng Chính phủ, cũng đề nghị phải trao thẩm quyền
nhất định cho chính quyền địa phương mới đảm bảo hoạt
động tự chủ, tự chịu trách nhiệm. “Tôi thấy vừa rồi Quốc
hội ra các nghị quyết cơ chế đặc thù cho một số địa phương
là trái hiến pháp, nên trao bằng luật” - ông Khải nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Khải cũng đề nghị nên cho chính quyền
địa phương tự chủ về công tác cán bộ, Bộ Nội vụ không
nên nắm hết. “Địa phương tự chủ được, nuôi được con
người, thấy công việc đó cần có ông A, B, C thì nên để họ
làm.Tại sao ngày xưa ông lý trưởng làm hết được công
việc của một xã, còn bây giờ bộ máy quá cồng kềnh mà
không làm được?” - ông Khải nói.
GS-TS Phạm Hồng Thái cho rằng nền hành chính Việt
Nam là nền hành chính xin ý kiến. Địa phương đòi phân
cấp nhưng Bộ không muốn phân cấp. Tại sao? Phải chăng
là động chạm tới lợi ích gì đó. Khi phân định thẩm quyền
chưa rõ, ai dẻo miệng thì xin cho.
GS-TS Phạm Hồng Thái cũng cảnh báo việc phân
cấp, phân quyền mà không có sự giám sát thì sẽ tạo ra
những… ông phường to. “Phường to lắm chứ đừng nói
ít quyền, cứ ra làm thủ tục xem, tôi đi làm nhiều tôi biết.
Vấn đề phân quyền thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước
với cộng đồng dân cư, được xác định bởi luật và cần phải
có sự giám sát chặt chẽ, rõ ràng” - TS Thái nói.
Cạnh đó, TS Thái cũng nêu băn khoăn, có 40 tỉnh làm
không đủ ăn, cho tự quản có ổn không, đây cũng là vấn đề
phải bàn chứ không đơn giản, phải có năng lực phát triển
đến trình độ nào, có tổng thu ngân sách đủ để chi ra sao
thì mới nên phân cấp, phân quyền.
ĐỨC MINH
Phânquyềnmạnh, “dẻomiệng xin” sẽ giảm
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook