101-2019 - page 12

12
HÒABÌNH
S
áng 8-5, nghệ sĩ cải lương
nổi tiếng Giang Châu đã
quađời vì bạobệnh, để lại
rất nhiều sự thương tiếc trong
giới nghệ sĩ và khán giả bởi
tài năng đặc biệt và cuộc đời
riêng nhiều nỗi buồn của ông.
Ba vai diễn để đời của
anh kép hát nông dân
Nghệ sĩ Giang Châu vốn là
con nhà nông dân miền Tây,
thuở nhỏ chỉ biết đi chăn trâu,
chăn bò và lội ruộng mần lúa.
15-16 tuổi Giang Châu đi làm
tài công và được ông chủ tàu
biết đờn dạy cho ca bài bản cải
lương.GiangChâu lúcđóđược
khencógiọngcahaynhưMinh
Cảnh.Nhânmột lần lênhátmột
bài vọng cổ giúp vui khi đội
văn nghệ ở quê nhà đang trình
diễn, Giang Châu được nhận
vô đội văn nghệ này. Không
lâu sau đó, Giang Châu trốn
nhà theo gánh hát PhướcChâu
và lang bạt kỳ hồ qua nhiều
gánh hát nhỏ khác nhờ hơi ca
dài, trời phú của mình. Đến
năm 1968, Giang Châu được
đầu quân vào đoàn cải lương
đại bang là Hương Mùa Thu
và bắt đầu được phân vai phụ
trong những vở tuồng nổi tiếng
của đoàn như
Gánh cỏ sông
Hàn, Hai chiều ly biệt, Con
cò trắng, Tiếng súng một giờ
khuya
…Tại đây, Giang Châu
lập gia đình với cô đào Ngọc
Hiền cùng đoàn.
Sau tháng 4-1975, đoàn
Hương Mùa Thu tạm nghỉ
hát, Giang Châu và vợ rời
đoàn sống trôi nổi. Đến cuối
năm 1975, Giang Châu được
nhận vào Đoàn cải lương Sài
Gòn 2, rồi Sài Gòn 1. Tại đây,
Giang Châu nổi bật với giọng
ca độc đáo, cách diễn sáng tạo
giàu tài năng, làm nên ba vai
diễn để đời của mình, cho dù
đó không là vai chính. Đó là
Ốc Hến
mà Giang Châu diễn
vai Trùm Sò diễn ngày mấy
suất quanh năm suốt tháng thì
gia đình nghệ sĩ Giang Châu
cũng chỉ sống đầy đủ ở mức
sung túc mà thôi.
Đầu thập niên 1990, cải
lương sa sút, nghệ sĩ Giang
Châu phải hùn với nghệ sĩ
Dương Thanh mở quán nhậu
sinh sống.Nhưngvì khángiả ái
mộ mời cụng ly riết, sức khỏe
sa sút, Giang Châu đành thoái
vốn, đi hát hội chợ lô tô, đám
ma, đámcưới đểmưu sinh.Và
Giang Châu được mời hát rất
đắt show. Tuy nhiên, nghệ sĩ
nổi tiếng mà đi hát hội chợ lô
tô, đámma, đám cưới lắm lời
đàm tiếu. Có lúc Giang Châu
ngậm ngùi: “Người nghệ sĩ
nào cũng muốn được hát trên
thánh đường sân khấu và tôi
đã sống dưới hào quang của
nghệ thuật đã lâu nên khi hát
trong không gian người ta ăn
uống là chính mà nghe hát là
phụ, tôi tủi thân. Nhưng nếu
không hát thì lấy gì nuôi con”.
Nhưng với bản tính hiền lành,
hài hước, có lúc nghệ sĩ Giang
Châu lại bôngđùa, tự trào: “Tôi
không quan tâmhát ở sân khấu
lớn hay sân khấu nhỏ, miễn là
có khán giả yêu cải lương thì
tôi hát. Nhiều khi hát ở đám
ma còn... vui hơn đám cưới”.
Bởi ông nói, hát ở đám cưới
khách lo ăn nhiều hơn nghe hát
nênmình buồn, còn ở đámma
người ta không ăn, chăm chú
nghe nghệ sĩ hát nênmình vui.
Cuộc sống cứ tưởngnhưvậy
mà an lành trôi qua bởi nghệ
sĩ Giang Châu tuy không giàu
nhưng đủ sống, vợ hiền, con
ngoan, gia đình êm ấm. Vậy
nhưng năm 2013, con trai
của Giang Châu là nghệ sĩ trẻ
Thái Sơn, cộng tác ở Sân khấu
kịchHoàngTháiThanh đã qua
đời vì ung thư não ở tuổi 29,
khi tên tuổi bắt đầu được biết
đến. Vài năm sau, con gái của
nghệ sĩ Giang Châu do không
đủ duyên nối nghiệp cha đã
chuyển nghề đạo diễn sang
kinh doanh và thua lỗ vài tỉ
đồng, tay trắng. Tuổi già sức
yếu, Giang Châu lại phải bôn
ba đi hát đám để nuôi ba cháu
nhỏ. Ông nói:
Tôi biết nhiều
người nhìnvào thươngcảmcho
tôi lắm. Nhưng tôi thấy mình
cần phải đứng vững vì con, vì
cháu. Nếu bây giờ tôi ngã quỵ
thì các cháu sẽ rất khổ”.
Trước những cú sốc như
thế, vợ Giang Châu đã xuống
tóc quy y để quên nỗi buồn
lo. Bản thân Giang Châu tuy
kiên cường chống chỏi với
cuộc đời nhưng nỗi buồn cứ
mãi gặmnhấmông. Rất nhiều
đồng nghiệp trong nhóm cà
phê của nghệ sĩ Minh Vương
đã bao lần an ủi, động viên,
chia sẻ để nghệ sĩ Giang Châu
bỏ xuống nỗi buồn nhưng
có lẽ ông không làm được.
Những năm cuối đời Giang
Châu thường ở nhà nhiều, ít
giao tiếp với bạn bè, đồng
nghiệp. Nay thì ông đã thật sự
bỏ nỗi buồn ở lại thế gian để
ra đi mãi mãi. Đồng nghiệp,
khán giả thương tiếc ông, một
tài năng lớn của sân khấu cải
lương và cầu chúc ông an vui
nơi cõi khác.•
Nghệ sĩ GiangChâu: 3vai diễn
lớn và một cuộc đời buồn
Khán giả chờ mong
danh hiệu Nghệ sĩ
nhân dân cho
Giang Châu
ThôngtintừBộVH-TT&DLcho
biết đã có sự xemxét lại về việc
phong tặng danh hiệuNghệ sĩ
nhân dân cho ba nghệ sĩ Minh
Vương,ThanhTuấn,GiangChâu
và tênhọđãcó trongdanhsách
cuối cùng trình lên Chủ tịch
nước ký quyết định. Dự kiến
ngày 2-9 tới đây nghệ sĩ Giang
Châu sẽ được trao tặng danh
hiệuNghệ sĩ nhândâncùnghai
đồng nghiệp.Tiếc rằng ông đã
ra đi khi chưa nhận được danh
hiệucaoquýnày.Vậynênđồng
nghiệp, khán giảmong sẽ thay
ông đón nhận danh hiệu trên.
Tiêu điểm
vai Thừa trong
Tiếng hò sông
Hậu
với giọng hò dài hơi tếu
táomà người nghe không thôi
cũng muốn đứt hơi xỉu theo.
Giang Châu là điển hình của
người nông dân Nam bộ, hào
sảng, chân chất mà khí khái.
Vai để đời thứ hai củaGiang
Châu là Trần Hùng - một
thương phế binh trong vở cải
lương cáchmạng
Tìm lại cuộc
đời
. Với cách diễn nửa tỉnh
nửa say, với giọng nói vừa
mai mỉa chua cay vừa rưng
rưng chua xót, Trần Hùng của
Giang Châu khiến khán giả
nhớ mãi những câu thoại đầy
chất đời sống của mình như
“Chỉ cần một trái lựu đạn”,
“Rớt Tú tài anh đi trung sĩ,
em ở nhà lấy Mỹ sinh con.
Bao giờ yên chuyện nước
non, anh về anh có Mỹ con
anh bồng”…Những câu nói
này qua diễn xuất của nghệ
sĩ Giang Châu đã đi vào đời
sống, phổ biến cho tới tận nay.
Trùm Sò của Giang
Châu độc đáo với
giọng khóc tỉ ti ò
e như kéo đàn cò
khiến khán giả cười
bể bụng.
Tuy nhiên, vai diễn để đời
thứ ba, vai Trùm Sò trong vở
Ngao Sò Ốc Hến
mới là vai
diễn khán giả cả nước nhớ
Giang Châu nhất. Trùm Sò
của Giang Châu nào mặc áo
rách bên trong áo đẹp, nào cầm
guốc cắp nách vì sợ mang nó
mòn, nào bòn tro đãi trấu bắt
đầy tớ nhịn đói, nhịn khát vì
sợ hao cơm, tốn nước… đã
khiến cái tên Trùm Sò cho
đến hôm nay trở thành ám
chỉ người nào hà tiện, keo
kiệt quá. Vai Trùm Sò của
Giang Châu cũng lưu truyền
vào cuộc sống những câu nói
cửa miệng trong đời sống như
“Người đâu của đó”, “Hở là
nó chớp, hở là nó chộp”…
TrùmSò của Giang Châu độc
đáo với giọng khóc tỉ ti ò e
như kéo đàn cò khiến khán
giả cười bể bụng và công
nhận rằng không có ai đóng
vai TrùmSò qua Giang Châu.
Vất vả mưu sinh
tuổi xế chiều
Tài năng của nghệ sĩ Giang
Châu thuộc hàng hiếm có, cả
giới nghệ sĩ, khán giả đều biết
tiếng, công nhận, song trong
cuộcđờiriêng,ôngchưabaogiờ
giàu có xa hoa. Lúc cải lương
hưng thịnh nhất, vở
Ngao Sò
Đời sống xã hội -
ThứNăm9-5-2019
Nghệ sĩ Giang
Châu diễn
vai TrùmSò,
khán giả cười
nghiêng ngả.
Ông khóc
trên sân khấu
mà khán giả
cũng cười.
Nhưngmà
cuộc đời
riêng của ông,
cuối đời lại
có nhiều
tiếng khóc.
Khán giả nhớmãi nghệ sĩ Giang Châu - TrùmSò của
Ngao Sò Ốc Hến
. Ảnh: Tư liệu
Bỏ rơi con cùng tấm giấy
“bệnh quá hiểm nghèo”
Chiều 8-5, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND thị
trấn Anh Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An), cho biết đang
tìm người nhà của cháu bé khoảng ba tháng tuổi bị bỏ rơi
để họ nhận về nuôi.
Trước đó, sáng 7-5, một người phụ nữ khoảng 30 tuổi
bế bé gái khoảng ba tháng tuổi đến Trung tâm Y tế huyện
Anh Sơn. Tại đây, người này nói muốn đi vệ sinh nên đã
nhờ một chị bế bé giúp cùng một ít đồ để lại.
Chị này bế giúp bé gái đến trưa cũng không thấy người
phụ nữ quay lại nên bế bé đi tìm mẹ, đồng thời báo lên
lãnh đạo trung tâm y tế.
Sau đó mọi người kiểm tra trong túi đồ của bé thấy có
một ít quần áo, bình sữa và một lá thư viết tay gửi chị với
nội dung: “Do bị bệnh tật quá hiểm nghèo nên không thể
nuôi con được, vậy em để lại đây nhờ chị giúp đỡ em nuôi
cháu. Em không có gì, để lại đồ, quần áo và ống sữa chị
cho cháu uống giúp em. Từ biệt con. Cảm ơn chị!”.
Các bác sĩ kiểm tra cho thấy bé nặng 5 kg, sức khỏe
bình thường, kháu khỉnh. Hiện Trung tâm Y tế huyện Anh
Sơn đang chăm sóc, nuôi bé.
Ngày 8-5, nhiều người liên hệ muốn nhận bé làm con
nuôi nhưng chính quyền địa phương chưa thể giải quyết.
Đ.LAM
Nghệ sĩ bậc thầy Thành Trí qua đời -
vĩnh biệt
Người tình trễ xe
Lúc 6 giờ sáng 8-5, đạo diễn Thành Trí - một nghệ sĩ
bậc thầy của sân khấu kịch miền Nam sau 1975 đã qua
đời bởi căn bệnh tim mạch.
Đạo diễn Thành Trí sinh năm 1937, ông là đạo diễn của
những vở kịch nổi tiếng sau năm 1975 như
Người tình
trễ xe, Xa thành phố yêu dấu
… cho đoàn kịch nói Kim
Cương;
Mối tình qua Tết Li Boong, Gió rừng tràm
… ở
đoàn kịch Cửu Long Giang. Những vở kịch do ông đạo
diễn đã củng cố cho tên tuổi nghệ sĩ Kim Cương sau 1975
và là lực đẩy tên tuổi cho những nghệ sĩ sau 1975 trở nên
nổi tiếng như Tú Lệ, Kim Cúc, Thành Hội, Khánh Hoàng,
Nguyễn Thị Minh Ngọc…
Ông là thầy dạy của những nghệ sĩ tên tuổi hiện nay -
những người được mệnh danh là thế hệ vàng của kịch nói
TP.HCM sau 1975 như Thành Hội, Khánh Hoàng, Thanh
Hoàng, Văn Thênh, Đoàn Khoa, Xuân Hương… Ông
cũng là thầy dạy của nhiều thế hệ nghệ sĩ thành danh sau
này và luôn được học trò kính trọng.
Bản thân ông rất có duyên hài và thiên về hài nên ông
đã đem đến cho khán giả những trận cười nghiêng ngả,
rất duyên dáng ở vở
Người tình trễ xe
, khai thác được nét
diễn Nam bộ tưng tửng, chân quê độc đáo của nghệ sĩ
Kim Cương.
Với nền tảng xuất thân ở gia đình trí thức giỏi ngoại
ngữ, bản thân là người thông tuệ nền văn học phương Tây,
từng đi học đạo diễn ở Liên Xô nên bên cạnh duyên hài,
nghệ sĩ Thành Trí đã thể hiện rất sắc nét, dữ dội những
nhân vật trí thức, góc cạnh, những vấn đề xã hội nhức
nhối như vở diễn
Gió rừng tràm
 và vai người sửa đồng hồ
trong vở
Chuông đồng hồ điện Kremlin.
TÂM KHANH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook