101-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm9-5-2019
được gia đình gọi tên là Tý nhưng
lớn lên đi học phải dùng đúng tên
theo giấy khai sinh cho phù hợp
nhưng vẫn là đứa trẻ ấy…” - vị lãnh
đạo giải thích.
Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông
cũng cho rằng việc sử dụng tên
“trạm thu tiền” sẽ không ảnh
hưởng đến doanh nghiệp hay các
văn bản pháp luật liên quan. Tuy
nhiên, đây mới là dự thảo nên Bộ
GTVT đưa ra tên gọi “trạm thu
tiền dịch vụ sử dụng đường bộ”
để lấy ý kiến của các bộ, ngành,
tổ chức, người dân nhằm có tên
gọi phù hợp, đúng văn bản quy
phạm pháp luật.
“Trong quá trình dự thảo chúng tôi
sẽ tiếp thu các ý kiến của người dân
và mong tiếp tục nhận được những
đóng góp cả tên gọi lẫn toàn bộ nội
dung thông tư để chúng tôi hoàn
thiện và sớm ban hành…” - vị lãnh
đạo này nhấn mạnh.
Lòng vòng cách chọn tên
Luật sư (LS) Trương Thanh
Đức, Đoàn LS TP Hà Nội, cho
rằng năm 2018, Bộ GTVT đã làm
người dân “tăng xông” khi đổi từ
“trạm thu phí” thành “trạm thu
giá” thì nay lại muốn đổi thành
“trạm thu tiền” với lý giải phí
giao thông không có trong Luật
Phí và lệ phí năm 2015.
“Phí dịch vụ, phí môi giới, bưu
phí, học phí, viện phí, phí dịch
VIẾT LONG
B
ộ GTVT đang lấy ý kiến dự
thảo thông tư về xây dựng, tổ
chức và hoạt động của trạm thu
tiền dịch vụ sử dụng đường bộ để
thay thế cho Thông tư 49/2016 về
xây dựng, tổ chức và hoạt động của
trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường
bộ. Điểm đáng chú ý theo dự thảo
thông tư mới “trạm thu giá” được
đổi thành “trạm thu tiền”.
Sẽ lắng nghe các ý kiến
Ngày 8-5, trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, đại diện Vụ Kết cấu hạ
tầng giao thông (Bộ GTVT), cho
rằng Luật Phí và lệ phí có hiệu lực
từ ngày 1-1-2017 đã đổi tên phí
sử dụng đường bộ thành giá dịch
vụ sử dụng đường bộ. Vì vậy, giá
dịch vụ sử dụng đường bộ được
điều chỉnh bởi các quy định của
Luật Giá.
“Mặc dù trạm thu phí là tên gọi
quen thuộc nhưng khi soạn văn bản
phải tuân thủ văn bản quy phạmpháp
luật. Cụ thể, phải sử dụng văn viết
chứ không thể sử dụng văn nói và
cái quan trọng nhất là nội hàm thông
tư. Ví dụ, một đứa trẻ khi sinh ra
BộGTVT đangmuốn tìmmột tên gọi phù hợp với Luật Giá. Ảnh: V.LONG
Vì sao đổi tên “trạm thu giá” thành
“trạm thu tiền”?
Bộ GTVT cho rằng việc lấy tên “trạm thu tiền” là để phù hợp tinh thần Luật Giá. Tuy nhiên, việc đổi tên này
đang gặp nhiều ý kiến trái chiều.
vụ ngân hàng,… trong hàng chục
đạo luật vẫn duy trì bình thường
cho đến nay. Trong khi đó, Bộ
GTVT cứ muốn đổi tên trạm thu
phí là vì sao?” - LS Trương Thanh
Đức đặt câu hỏi và khẳng định
không luật nào cấm dùng từ phí
hoặc bắt đổi tên thành “trạm thu
tiền”... nên Bộ GTVT cứ để yên
như tên gọi hiện nay bởi về bản
chất, người dân phải nộp tiền
khi qua trạm.
Liên quan đến vấn đề này, PGS-
TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh
tế - tài chính, cho rằng thời gian
qua có nhiều ý kiến khác nhau về
tên gọi của trạm thu phí BOT, đó
là trạm thu tiền; trạm trả tiền; trạm
thu giá… Tuy nhiên, tên gọi “trạm
thu tiền” là đúng với Luật Giá hơn,
bởi bản chất nhà đầu tư đã bỏ tiền
ra để đầu tư đường, thu lại tiền của
phương tiện lưu thông nhằm hoàn
vốn dự án và trạm là nơi để thu
tiền.“Do người dân đã quen với
tên gọi “trạm thu phí” nên nay Bộ
GTVT đề xuất đổi về đúng bản chất
là “trạm thu tiền” thì lạ tai, không
quen nên có sự phản ứng mạnh. Còn
trước đó đổi thành “trạm thu giá”
thì tối nghĩa…” - PGS-TS Ngô Trí
Long cho hay.
Theo vị chuyên gia này, vấn đề
tên gọi của các trạm thu phí BOT
chỉ là một nội dung cần nghiên
cứu sửa đổi. Điều quan trọng hơn
đối với hoạt động đầu tư BOT để
tạo được sự đồng thuận trong xã
hội là việc đưa ra những biện pháp
khắc phục, sửa ngay những tồn tại,
bất cập mà các cơ quan chức năng
đã chỉ ra.•
Đây mới là dự thảo nên
Bộ GTVT đưa ra tên gọi
“trạm thu tiền” để lấy
ý kiến các bộ, ngành, tổ
chức, người dân nhằm có
tên gọi phù hợp.
“Không nên thay đổi làm gì”
Đó là ý kiến của LS NguyễnVănHậu, Chủ tịchTrung tâmTrọng tài thươngmại luật giaViệt Nam.Theo LS Hậu, trước đây
BộGTVT đổi tên trạmthu phí thành trạmthu giá là vì trongLuật Phí và lệ phí có nêu 17 loại phí được chuyển sang giá dịch
vụ do Nhà nước định giá, trong đó có giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh
doanh. Thực hiệnNghị định 149/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật Giá, Bộ GTVT đã ban
hànhThông tư 35/2016 quy địnhmức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh
doanh do Bộ quản lý.
Cũng theo Thông tư 35/2016, tên gọi trạm thu phí được chuyển thành trạm thu giá nhưng do dư luận phản ứng nên
Bộ bỏ cách gọi này.
Nay Bộ GTVT lại đề xuất đổi tên trạm thu phí thành trạm thu tiền. Về bản chất thì việc thu tiền hay thu giá không khác
thu phí trước đây vì mức thu đều dựa trên phương án tài chính của dự án và cập nhật các yếu tố biến động để điều chỉnh
phù hợp. Chỉ khác ở chỗ Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giá dịch vụ sử dụng đường bộ khi có các yếu tố
biến động, thay vì BộTài chính như trước đó.
Nguyên nhân sâu xa có thể Bộ GTVTmuốn đưa ra giải pháp xoa dịu tâm lý, tránh từ“phí”vì sợ người dân“sợ”phí chồng
phí. Tuy nhiên, trạm thu phí đúng nghĩa, đúng bản chất, người dân đã quen, đã hiểu thì không nên thay đổi làmgì.
QUANGHUY
Sau khi đổi tên “trạm thu
phí” thành “trạm thu giá”
và gặp phản ứng gay gắt,
phải trở về tên cũ thì nay Bộ
GTVT lại vừa đề xuất đổi tên thành “trạm thu tiền”.
Cụm từ “trạm thu phí” vốn đã rất quen thuộc với
người dân khi nói về dịch vụ sử dụng đường bộ, cụ thể
là các trạm BOT. Phí là áp dụng với các dịch vụ công
do Nhà nước cung cấp, mức phí do cơ quan nhà nước ấn
định. Đổi thành “trạm thu tiền” liệu có thực sự phản ánh
đúng chức năng, nhiệm vụ của các trạm này? Vì trạm
thu phí cũng thu tiền, tiền là phương tiện thanh toán,
đồng tiền để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của
một quốc gia hay nền kinh tế.
Như chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định: Từ
phí đã được sử dụng phổ biến, dễ hiểu không chỉ ở Việt
Nam mà nhiều nước trên thế giới như Mỹ cũng vậy. Thu
phí, thu giá, hay thu tiền, cuối cùng vẫn là thu tiền. Ở đây
chủ phương tiện sử dụng dịch vụ BOT và trả phí cho dịch
vụ nên phí là từ chính xác nhất.
Bộ GTVT muốn đổi sang giá hay tiền thì mức thu phí
không có gì thay đổi. Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền
điều chỉnh giá dịch vụ sử dụng đường bộ khi có các yếu
tố biến động nhưng phải dựa trên phương án tài chính
của dự án và cập nhật các yếu tố biến động để điều chỉnh
phù hợp. 
Theo ông Hiếu, phải chăng Bộ GTVT muốn thay tên phí
để xoa dịu sự bức xúc của người dân khi chịu quá nhiều loại
phí, phí chồng phí? Tuy nhiên, việc thay tên trạm thu phí sẽ
không mang lại hiệu quả gì cho người dân mà còn gây thêm
lãng phí, tốn thêm tiền ngân sách để sơn sửa lại tên trạm và
những chi phí khác phục vụ cho sự thay đổi này.
Thiết nghĩ việc thay đổi tên gọi, “trạm thu phí” thành
“trạm thu tiền” hay Bộ GTVT có nghĩ ra được từ nào
mới không có trong từ điển tiếng Việt đi chăng nữa thì
vấn đề quan trọng là có giải quyết được câu chuyện bức
xúc về BOT trong thời gian qua như vị trí đặt trạm, cách
lựa chọn nhà đầu tư, việc thu chi của nguồn thu từ các
trạm BOT…
Tóm lại, lấy tên trạm gì cũng được, miễn việc xây dựng,
khai thác, kinh doanh BOT phải công khai, minh bạch
cho người dân rõ rằng đặt vị trí trạm đó có hợp lý không,
cách thức lựa chọn nhà đầu tư có hợp lý không, thời gian
chuyển giao lại cho Nhà nước, số tiền thu được là bao
nhiêu, sử dụng vào việc gì… Và những BOT sai phạm phải
được xử lý nghiêm, công khai trên các phương tiện truyền
thông đại chúng.
QUANG HUY
Trạmgì cũngđượcmiễn là côngkhai,minhbạch!
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook