113-2019 - page 12

12
TRẦNNGỌC
“T
ôi 28 tuổi, phát hiện
bị đái tháo đường
khoảng bốn năm.
Sau đó biến chứng qua suy
thận mạn nên phải chạy thận
nhân tạo”. Nằm trên giường
bệnh khoaNội thận-Miễn dịch
ghép của Bệnh viện (BV)
Nhân dân 115 TP.HCM, chị
NTTT (quận 10, TP.HCM) kể.
Có hối cũng
không kịp
Nói về nguyên nhân bị đái
tháo đường, chị T. cho biết
trong thời gian mang thai
con đầu lòng chị ăn uống
không nhiều mặc dù rất cố
gắng. Do ăn uống ít, đôi lần
chị rơi vào tình trạng thiếu
chất, người mệt mỏi.
“Thế nhưng sau khi sinh
con, tôi lại ăn uống rất nhiều
đến nỗi tăng cân khá nhanh.
Khi liên tục có các triệu
chứng như luôn khát nước,
đi tiểu nhiều lần trong ngày,
mau đói và mệt mỏi, nhìn
mờ… tôi gặp bác sĩ (BS)
và tá hỏa khi biết đã bị đái
tháo đường loại 2. Không
lâu sau đó, căn bệnh đái tháo
đường của tôi chuyển qua
biến chứng suy thận mạn”
- chị T. nói thêm.
“Giờ mỗi tuần tôi phải
đến BV Nhân dân 115 chạy
thận nhân tạo ba lần. Thiệt
là khổ” - chị T. than thở.
Tương tự, anh VMH (30
tuổi, quậnTânBình,TP.HCM)
mỗi tuần ba lần đón xe buýt
nguyên nhân gây biến chứng
suy thận mạn nên bệnh nhân
phải chạy thận nhân tạo
suốt đời.
“Cứ tưởng người lớn tuổi
mới bị đái tháo đường và cao
huyết áp. Thế nhưng khảo sát
cho thấy trên 11% người bị
đái tháo đường ở TP.HCM
trong độ tuổi từ 25 trở lên
và gần 48% người bị cao
huyết áp ở Việt Nam cũng
trong độ tuổi 25 trở lên. Mới
25 tuổi đã bị đái tháo đường
và cao huyết áp rồi chuyển
qua biến chứng suy thận
mạn khi chưa tới tuổi 30 là
điều đương nhiên. Đáng lưu
ý, con số này chưa dừng tại
đây” - BS Dung nói.
“Để chẩn đoán sớm bệnh
suy thận mạn, không nên chờ
khi có triệu chứng mới đến
BS. Nên chủ động tìm bệnh
suy thận mạn trên những
người có nguy cơ cao như
đái tháo đường, cao huyết áp,
tiền căn gia đình có người
bị suy thận mạn…” - BS
Dung lưu ý.
PGS-TS-BS Nguyễn Tuấn
Vinh, Chủ tịch Hội Tiết niệu-
Thận lọc TP.HCM, cho biết
mặc dù chưa có con số thống
kê chính thức nhưng bệnh
nhân trẻ tuổi bị suy thận mạn
phải chạy thận nhân tạo có
chiều hướng gia tăng.
“Nhiều người trẻ nghĩ rằng
do tuổi chưa cao nên không
thể bị đái tháo đường, cao
huyết áp nên chủ quan. Do
vậy khi phát hiện thì bệnh
mau chuyển qua biến chứng
suy thận mạn. Vì thế, người
trẻ tuổi cần nên khám định
kỳ để kịp thời phát hiện đái
tháo đường, cao huyết áp và
điều trị sớm. Bên cạnh đó,
cần có chế độ ăn uống lành
mạnh, giữ trọng lượng cơ
thể hợp lý và thường xuyên
tập thể dục thể thao” - ông
Vinh khuyến cáo.•
Theo Tổ chức Y tế Thế giới,
năm1990, suy thậnmạn đứng
thứ 27 trong các nguyên nhân
gây tử vong trên thế giới. Đến
năm2010,cănbệnhnàyxếpthứ
18 và hiện đứng thứ sáu trong
các nguyên nhân gây tử vong.
BS
TẠ PHƯƠNG DUNG
,
Trưởng khoa Nội thận-Miễn dịch ghép
của BV Nhân dân 115 TP.HCM
Tiêu điểm
Nhân viên y tế BVNhân dân 115 đang kiểmtra huyết áp anhH. Ảnh: TRẦNNGỌC
tới BVNhân dân 115 để chạy
thận nhân tạo.
“Cách đây độ bốn năm, tôi
thườngbị nhứcđầu, chóngmặt,
mất ngủ. Tôi cũng thường đỏ
mặt, hồi hộp, đau tức ngực…
BS bảo tôi bị cao huyết áp ở
giai đoạn nặng. Mặc dù uống
thuốc đều đặn theo toa BS
nhưng chẳng bao lâu sau mặt
và tay chân tôi bị phù, khó
thở, thở gấp, chán ăn, buồn
nôn… Lần này BS nói căn
bệnh cao huyết áp của tôi
đã biến chứng qua suy thận
mạn” - anh H. cho hay.
“Nghĩ lại tôi bị cao huyết áp
cũng phải. Do đặc thù công
việc nên tôi thường rượu bia,
lại không thể dục thể thao.
Đái tháo đường
và cao huyết áp là
nguyên nhân gây
biến chứng suy thận
mạn nên bệnh nhân
phải chạy thận
nhân tạo suốt đời.
Đã vậy tôi còn hút thuốc lá
và ăn rất mặn. Giờ phải nằm
dí trên giường bệnh bên máy
chạy thận nhân tạo, có hối
cũng không kịp” - anh H. nói.
Nên khám sức khỏe
định kỳ
“Bệnh nhân bị suy thận
mạn càng trẻ hóa. BV Nhân
dân 115 hiện có trên 700
người phải chạy thận nhân
tạo, trong đó độ tuổi 18-29
chiếm 2/3. Đây là con số khá
cao” - BS Tạ Phương Dung,
Trưởng khoa Nội thận-Miễn
dịch ghép của BV Nhân dân
115 TP.HCM, cho biết.
Theo BS Dung, đái tháo
đường và cao huyết áp là
Đời sống xã hội -
ThứNăm23-5-2019
Chưa 30 tuổi đã phải
chạy thận suốt đời
Bệnh nhân
bị suy thận
mạn càng trẻ
hóa do chế
độ ăn uống
không phù
hợp và thiếu
vận động.
Giữ lại, bảo tồn một phần cầu đường sắt
Bình Lợi 117 tuổi
Chiều 22-5, Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Sở
VH&TT, Sở QH-KT và các ban, ngành đã họp, đi
đến thống nhất trình lên UBND TP phương án giữ lại
nguyên trạng một phần cầu đường sắt Bình Lợi để bảo
tồn.
Theo Sở VH&TT, cầu đường sắt Bình Lợi là cầu
đường sắt kết hợp với đường bộ vượt sông Sài Gòn đầu
tiên, được xây dựng năm 1902 với chiều dài 276 m,
gồm sáu nhịp (nguyên thủy là sáu nhịp vòm thép cong,
các thanh thép giằng chéo, đứng liên kết bằng đinh tán
rivê); độ tĩnh không thấp (chỉ 1,8 m) nên có nhịp quay
(vuông góc 90 độ) ở phía bờ quận Thủ Đức cho tàu
thuyền qua lại.
Ở bên phải đường ray chạy tàu, gần bên chân cầu từ
Thủ Đức sang Bình Thạnh hiện vẫn còn tháp canh, trên
vách tường bê tông đúc rắn chắc, hướng ra sông Sài
Gòn vẫn còn rõ ô chữ tô hồ già với dòng chữ nổi “Binh
Loi Octobre 1948”.
Theo Sở VH&TT, cầu đường sắt Bình Lợi có giá trị
lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển
của Sài Gòn - TP.HCM và của ngành đường sắt, giao
thông Việt Nam.
Tại cuộc họp chiều 22-5, các sở, ngành đi đến thống
nhất giữ lại, bảo tồn nguyên trạng một phần cầu đường
sắt Bình Lợi gồm: Nhịp số 1 và nhịp số 2 là phần đầu
cầu và nhịp cầu quay tiếp giáp bờ sông Sài Gòn thuộc
quận Thủ Đức (giữ toàn bộ hệ mố, trụ, nhịp dầm thép,
mặt cầu và một đoạn đường ray) và giữ lại tháp canh.
Theo Sở VH&TT, việc giữ lại, bảo tồn những hạng
mục trên nhằm lưu giữ dấu tích của cây cầu hơn 117
năm tuổi đã gắn với không gian sông nước Sài Gòn
- Nam bộ. Cạnh đó là để phục vụ cho việc tìm hiểu,
nghiên cứu khoa học về ngành đường sắt, cầu đường
Việt Nam và phát triển ngành du lịch TP.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Tám, Phó Giám đốc
Sở GTVT, cho biết sở này sẽ nghiên cứu phương án
giữ lại phần đường xuống sông, đầu cầu và hệ mố, trụ
nhịp số 6 phía bờ quận Bình Thạnh để làm bến thủy nội
địa phục vụ cho vận tải đường sông (hàng hóa và hành
khách) trong tương lai.
LƯU ĐỨC - HOÀNG TUYÊN
1,3 tỉ đồng trang bị cho 14 thư viện
vùng sâu
Ngày 22-5, 14 thư viện của các trường tiểu học công
lập tại Lâm Đồng đã được nhận 51.000 quyển sách
phục vụ cho hơn 10.000 học sinh.
Bảy thư viện của các trường tiểu học trong số đó còn
được hỗ trợ thêm cơ sở vật chất (kệ, bàn, thảm, vật
phẩm giáo dục) để phục vụ việc đọc sách của học sinh.
Đây là hoạt động trong dự án 
Thư viện thân thiện
 do
Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Ngân hàng
Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank) và tổ chức phi
chính phủ Room To Read triển khai. Tổng kinh phí cho
dự án là 1,3 tỉ đồng do Ngân hàng ABBank tài trợ.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng, ngoài tặng sách
tỉnh còn khuyến khích các trường thường xuyên tổ chức
ngày hội đọc sách cho phụ huynh học sinh và giáo viên
nhằm tôn vinh văn hóa đọc, giúp các em có thêm cơ hội
tiếp cận với nhiều đầu sách hay.
PHẠM ANH
Ởnhịp cong thứ hai, tính từ bờ phía ThủĐức, trụ đỡ giữa để quay
cầu Bình Lợi vẫn còn nguyên. Đến năm1964, do luồng sông
thay đổi và tàu thuyền to lớn hơn nên nhịp - trụ quay này
không còn hoạt động. Ảnh: LƯUĐỨC - HOÀNGTUYÊN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook