113-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm23-5-2019
Tiêu điểm
218
là số dự án giảm ngập nước năm nay
được TP.HCM ban hành cuối tháng 3,
cùng 77 dự án chuyển tiếp với tổng
kinh phí gần 4.900 tỉ đồng; 47 dự án
khởi công mới với tổng kinh phí hơn
1.800 tỉ đồng; 94 dự án chuẩn bị đầu
tư với tổng kinh phí hơn 800 tỉ đồng.
HĐND TP.HCM giám sát tình hình chống ngập
Vừa qua HĐNDTP.HCMđã có buổi giámsát tình hình chống ngập tại một
số quận, huyện trên địa bàn TP.
TạiquậnBìnhTân,đạidiệnUBNDquậnchobiếtquậncó12điểmngậpthường
xuyên khi mưa lớn kết hợp triều cường. Nặngnhất là các tuyếnđườngHồHọc
Lãm, AnDươngVương, KinhDươngVương…với độ sâu trungbình 30-80 cm.
Về nguyên nhân ngập, đại diện này lý giải do địa hình thấp, quá trình đô
thị hóa khiến các tuyến kênh rạch chính bị lấn chiếm làm cho dòng chảy bị
thu hẹp; đồng thời hệ thống kênh rạch chưa được đầu tư theo quy hoạch,
chưa đáp ứng được yêu cầu đô thị hóa nhanh, biến đổi khí hậu…
Tại quậnTânPhú, ngậpnước chủyếudohệ thống tiêu thoát nước cũcó tuổi
đời hơn 20 năm đến nay đã bị xuống cấp, hư hỏng. Thêm vào đó, tình trạng
người dân tựdi dời, bítmiệng cống khiếnnước không thoátmỗi khimưa lớn.
Một số đại biểu HĐND TP.HCM đánh giá các dự án chống ngập hoàn
thành sẽ cải thiện phần nào đời sống người dân. Tuy nhiên, tiến độ thực
hiện dự án ở một số nơi hiện nay còn khá chậm.
N.CHÂU
LêVănViệt - LãXuânOai (quận 9)…
cũng trong tình trạng tương tự.
“Tôi cứ nghĩ TP thuê máy bơm
khủng rồi thì đường Nguyễn Hữu
Cảnh sẽ không còn ngập nữa. Nhưng
mới đầu mùa mưa đã ngập thì bao
giờ TP mới hết ngập?” - chị Hồng
Anh (ngụ quận BìnhThạnh) bức xúc.
Giải thích về câu chuyện TP chỉ
mới chịu vài cơn mưa đầu mùa đã
ngập nhiều nơi, ông Đỗ Tấn Long,
Phó Giám đốc Trung tâmQuản lý hạ
tầng kỹ thuật (thuộc Sở Xây dựng
TP), cho biết nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này là do đường, hệ thống
cống bị xuống cấp nghiêm trọng.
“Trong đó có những tuyến đường
thấp hơn cả triều như đường Quốc
Hương. Để giải quyết triệt để tình
trạng ngập thì phải nâng cấp đồng
bộ hạ tầng khu vực ngập, song hiện
nay vẫn còn một tuyến đang chờ TP
kêu gọi đầu tư” - ông Long lý giải.
ÔngLongchobiếtTPhiệncókhoảng
6.000kmcốngthoátnướchiệnnaychưa
đảmbảovà nhiều tuyến chưa cóđường
cống thoát nước nên ngập là một câu
chuyện dễ giải thích vào lúc này. Đặc
biệt khi nhiều dự án chống ngập quy
mô vẫn chưa được hoàn thành.
Bài toán giải quyết ngập
Trước câu hỏi đặt ra vì sao đường
Nguyễn Hữu Cảnh đã có máy bơm
khủng nhưng vẫn ngập, ông Nguyễn
Tăng Cường, Tổng Giám đốc Công
ty CPTập đoàn Công nghiệp Quang
Trung, cho biết đoạn đường bị ngập
là chân cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh
nối với Điện Biên Phủ. Khu vực này
nằm ngoài phạm vi chống ngập và
toàn bộ lượng nước từ Vinhome,
Điện Biên Phủ đều đổ về vùng trũng
là chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh. Bên
cạnh đó, hệ thống cống bị suy không,
hướng thoát nước không chảy về
trạm bơm nên không thể bơm toàn
bộ lượng nước này ra được.
“Trước khi giải quyết bài toán
căn cơ là nâng cấp, mở rộng đường
ĐÀOTRANG-KIÊNCƯỜNG
V
ừa dắt xe lội bì bõm trong
biển nước trên đường Nguyễn
Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh,
TP.HCM), anh Nguyễn Thành (ngụ
quận Bình Thạnh) bức xúc: “Nước
ngập sâu tới nửa xe, làm xe chết máy
khiến tôi phải dắt bộ một quãng dài.
Vừa mệt mỏi vì mưa gió, vừa kẹt xe,
vừa phải hít mùi hôi tanh từ nước
thải ngoài đường. Mỗi lần mưa là
mỗi lần ám ảnh đối với chúng tôi…”.
Đường bị nhấn chìm
sau 30 phút mưa
Anh Thành cho biết mới chỉ mưa
hơn 30 phút là tuyến đường này ngập
sâu, đa phần xe máy phải dắt bộ, nếu
gặp giờ cao điểmkẹt xe là phải “ngâm
mình” trong nước cống thải hàng giờ.
Chưakểhàng loạt xemáyngãsóngsoài
vì bị ô tô, xe tải di chuyển tạo sóng…
Theo ghi nhận của PV, tính từ đầu
mùa mưa đến nay, người dân đã phải
chịubốn trậnngập saumưa. Điểnhình,
gần nhất là cơnmưa chiều 16-5 khiến
nhiều tuyến đường ở TP như bị nhấn
chìm. Ngoài “rốn ngập” NguyễnHữu
Cảnh thì còn có tuyến đường “khu nhà
giàu” Quốc Hương (quận 2).
Nhiều tuyến đường khác như Hồ
Học Lãm (quận Bình Tân), đoạn từ
rạchBàLựu,MễCốc, CâyTrâm(quận
GòVấp), HồVănTư (quậnThủĐức),
Chỉ sau cơnmưa lớn kéo dài khoảng 30 phút là nhiều tuyến đường ở TP.HCMbị ngập sâu. Ảnh: ĐÀOTRANG
TP.HCM: Vì sao mới đầu mùa mưa
đã ngập?
Mới chớmmùamưa, nhiều tuy n đường ở TP.HCMđã bị ngập nước nghiêm trọng saumỗi cơnmưa kéo dài
chỉ khoảng nửa giờ.
Nguyễn Hữu Cảnh nói riêng và các
tuyếnđườnggâyngậpkhác thì bài toán
sử dụng máy bơm khủng sẽ mang lại
hiệu quả” - ông Cường nhấn mạnh.
Để giải quyết điểm ngập ở chân
cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, ông
Cường cho biết đơn vị quản lý cần
lắp đặt thêm một máy bơm nhỏ để
đưa nước thoát ra khỏi khu vực này.
Ông Nguyễn Văn Trực, Phó Giám
đốc Sở NN&PTNT TP, cho biết
hiện TP có hai quy hoạch lớn: Quy
hoạch tổng thể hệ thống thoát nước
TP.HCM (Quy hoạch 752) và Quy
hoạch 1547 giải quyết bài toán ngập
do triều (giai đoạn 1: Dự án 10.000
tỉ đồng đang triển khai).
“Mưa tới thì chúng ta phải tính toán
làm công tác thế nào để nước mưa
có chỗ chứa, đường thoát. Ngoài các
quy hoạch kể trên thì ý thức người
dân cũng là một trong những nguyên
nhân khi rác đang lấp đầy các miệng
cống khiến việc tiêu thoát nước tắc
nghẽn” - ông Trực nói.
Nói về ngập do mưa, ông Nguyễn
Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
hạ tầng đô thị, cho biết Quy hoạch
752 trước đây tư vấn đưa ra dự báo
trạm vũ lượng là 98 mm trong vòng
ba giờ mưa sẽ tràn cống, kênh rạch.
“Với các loại cống trên đường,
mưa 88 mm sẽ tràn, tuy nhiên đến
nay những con số này đã lạc hậu và
đang cần cập nhật thêm. Trước mắt,
TP sẽ triển khai 55 dự án thoát nước,
dự án đã được HĐND thông qua về
việc ghi vốn” - ông Dũng nói.•
Để giải quyết triệt để tình
trạng ngập thì phải nâng
cấp đồng bộ hạ tầng khu
vực ngập song hiện một
tuyến đường đang phải
chờ TP kêu gọi đầu tư.
Người dân bì bõmdắt xe
trong biển nước trên đường
NguyễnHữu Cảnh (quận
Bình Thạnh).
Ảnh: ĐÀOTRANG
Hãy trả lại sự trong sạch cho cầuVàmCống!
(tiếp theo trang1)
Từkhimớithànhlập(năm2016),trạm
thu phí T2 - BOT quốc lộ (QL) 91 và 91B
đã bị dư luận phản ứng gay gắt bởi rất
nhiều tài xế ô tô chỉ di chuyển quãng đường chưa tới 500 m của dự
án BOT nhưng phải mất tiền vé cho toàn tuyến. Có người ví von Bộ
GTVT cho phép đặt trạm T2 tại Km 50+050 QL91 đoạn qua khu vực
Thới Hòa 1, phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ chẳng
khác nào “giăng lờ hốt cá” (xem thêm trên
Pháp Luật TP.HCM
ngày
22-5, bài
“Có cầu Vàm Cống, trạmT2 quốc lộ 91 lại bị phản ứng”
).
Phảnứngcủacáctàixếhoàntoàncóthểhiểuđược.BởitrạmT2lậpra
làđể thuphí hoànvốnchodựán tăngcường15kmmặt đườngQL91B
đoạnquaCầnThơtheohìnhthứcBOTcủaliêndoanhSonadezivàCông
tyCườngThuận Idico. Nhưng thay vì đặt ởphíaCầnThơ, chủđầu tư lại
“vô tình” đặt trạm T2 ở cuối QL91 ngay sát nút giao của QL80 từ Kiên
Giang lên. Do vậy, xe đi từ QL80 vào Long Xuyên (An Giang) bắt buộc
phải nộp phí dù chỉ sử dụngmột đoạn ngắn trên tuyến nối với QL91.
Ở chiều ngược lại, xe từ TP.HCM qua phà Vàm Cống (bây giờ qua
cầu Vàm Cống) hoặc xe ở An Giang muốn đi ra QL80 để về Vĩnh
Thạnh (Cần Thơ), Rạch Giá (Kiên Giang) cũng phải mua vé cho suốt
tuyến BOT dù chưa biết cái dự án nâng cấpQL91 ấy trònméo ra sao.
Thấy được bức xúc của người dân, Bộ GTVT khi ấy đã chỉ đạo chủ
đầu tư xem xét giảm phí, đồng thời đề xuất phương án di dời trạm
T2, sớmbáo cáo Bộ xem xét. Cuối năm2017, trong buổi làm việc với
lãnh đạo tỉnh An Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ
GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan và địa phương liên quan
kiểm tra, đánh giá để có đề án đặt trạm BOT T2 phù hợp nhất trước
khi khánh thành cầu Vàm Cống.
Chỉ đạo của Thủ tướng rất rõ ràng, thể hiện sự quan tâm, sâu sát
của người đứng đầu Chính phủ trước nguyện vọng chính đáng của
nhân dân và địa phương. Và địa phương mà ở đây là tỉnh An Giang
cũngđãquyết liệt trong việc thúc đẩy và kiếnnghị cấp có thẩmquyền
sớmgiải quyết bức xức củangười dân. Tinh thầnấy có thể nói là “trên
nóng, dưới cũng nóng” nhưng tiếc thay “khúc giữa” là Bộ GTVT vẫn
chưa cho thấy sự quyết tâm của mình. Thế nên đến nay chủ đầu tư
chỉ lên danh sách đối tượng miễn, giảm phí qua trạm T2, còn việc
dời trạm thì không nhắc tới.
Chính việc chậm trễ ấy của Bộ GTVT mà đến nay cầu Vàm Cống
bị mang tiếng. Đó là bởi bây giờ cánh tài xế lại than “có cầumới, hết
lụy phà nhưng vẫn lụy BOT”. Rồi trênmạng, nhiều người không hiểu
hết sự tình cứ nghi oan là Nhà nước làm cầu VàmCống xong lại thu
phí BOT qua cầu và phí này còn mắc hơn đi phà.
Để rửa tiếngoan cho cầuVàmCống, đãđến lúc BộGTVT cầnquyết
liệt thực hiện chỉ đạo…gần 18 tháng trước của Thủ tướng. Đừng để
tram T2 trở thành điểm nóng bất ổn, gây thiêt hai cho giơi tai xê và
cho công đông kinh tê đia phương.
GIA TUỆ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook