113-2019 - page 13

13
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều đồng ý rằng nghề giáo
là một trong số ít nghề nghiệp đòi hỏi người làm nghề
phải sở hữu nhiều kỹ năng, phẩm chất rất đa dạng. Trước
hết là những đòi hỏi về kiến thức. Người làm nghề giáo
viên chắc chắn phải có kiến thức vững vàng trong môn mà
mình giảng dạy, chẳng những phải có kiến thức nền vững
chắc mà người làm nghề giáo còn phải thường xuyên cập
nhật những tri thức mới trong lĩnh vực mà mình giảng
dạy, nếu không sẽ bị đánh giá là tụt hậu, lỗi thời.
Bên cạnh kiến thức vững và mang tính cập nhật, người
làm nghề giáo còn phải có tri thức, kỹ năng về sư phạm
để có thể truyền đạt một cách hữu hiệu nhất tri thức đến
với học sinh (HS). Kỹ năng sư phạm còn là một cách để
tạo sự hứng thú nơi người học, khơi gợi được sự ham học,
niềm vui trong học tập cho người học.
Song song tri thức và nghiệp vụ sư phạm, nghề giáo còn
đòi hỏi người giáo viên phải trang bị cho mình kỹ năng
quản lý lớp học và kỹ năng điều tiết các mối quan hệ với
lãnh đạo, với cấp trên, với đồng nghiệp, với HS và với
phụ huynh của HS nữa. Do đó, nghề giáo còn được xem
như là một nghề mang tính xã hội và xúc cảm (social and
emotional profession) thuộc vào loại cao nhất trong số
các ngành nghề trong xã hội.
Một giáo viên có thể có kiến thức chuyên môn tốt nhưng
nếu họ có cảm xúc tiêu cực về nghề nghiệp, cảm xúc tiêu
cực về HS hay nói chung là cảm xúc tiêu cực về cuộc sống
và nghề nghiệp thì sẽ dẫn đến những hệ quả không tốt đối
với HS cũng như bản thân các giáo viên.
Năng lực xúc cảm hay “trí tuệ xúc cảm” (emotional
intelligence) là một trong những yếu tố quan trọng cần
có nơi người làm nghề giáo, đặc biệt là trong bối cảnh xã
hội hiện nay. Quả vậy, so với vài chục năm trước, nghề
giáo hiện nay phải đối diện với nhiều sự căng thẳng hơn
hẳn. Cụ thể là hiếm có ngành nghề nào bị xã hội theo dõi
sát sao như nghề giáo, HS thời nay tiếp cận nhiều nguồn
tri thức và đa dạng về tiếp xúc xã hội, phụ huynh cũng
ngày càng “đứng về phía con cái mình” nhiều hơn do có
ít con… Dù đối diện với nhiều khó khăn như vậy nhưng
nghề giáo lại không nhận được sự đối đãi tương xứng nên
càng khiến những người làm nghề chịu nhiều xúc cảm tiêu
cực hơn về nghề.
Có lẽ những hành vi không phù hợp của một số giáo
viên trong thời gian vừa qua có nguyên nhân từ tình trạng
căng thẳng hay sự hiện diện của xúc cảm tiêu cực quá
nhiều nơi người giáo viên. Do đó tôi cho rằng lãnh đạo
ngành giáo dục nói riêng và Chính phủ nói chung cần
phải có các chính sách nhằm duy trì phát triển năng lực
xúc cảm cho người làm nghề giáo, bởi đây là một trong
những yếu tố then chốt để tạo nên sự thành công, hiệu quả
cho những người làm nghề giáo trong xã hội.
LÊ MINH TIẾN
PHẠMANH
N
ăm 2019, ngoài thi
THPT quốc gia, xét
học bạ là phương thức
được hầu hết các trường ĐH
triển khai để tuyển sinh. Như
thời điểm này, dù năm học
chưa kết thúc và chỉ tiêu cho
cách thức này ở các trường
ĐH cũng không ở mức cao
nhưng đã thu hút hàng ngàn
hồ sơ của thí sinh (TS) nộp
đến hoặc đăng ký để thêm hy
vọng có suất vào ĐH.
Trực đến 10 giờ đêm
để nhận hồ sơ
Ngay từ đầu tháng 5, nhiều
trường ĐH tại TP.HCM đã
bắt đầu thông báo nhận hồ
sơ xét tuyển bằng học bạ.
Và chỉ sau ít ngày, số hồ sơ
đăng ký lên đến hàng ngàn,
dù chỉ tiêu cho phương thức
này trung bình chỉ 10%-30%
trong nguồn tuyển của từng
trường cho năm nay.
Cụ thể, tạiTrườngĐHCông
nghệ TP.HCM, sau 20 ngày
thu nhận đã có hơn 2.000 TS
đến nộp. Trong đó, hơn 50%
hồ sơ nộp trực tiếp tại trường,
còn lại nộp qua đường bưu
điện và đăng ký trực tuyến
tại website trường. Không
chỉ tại TP.HCM, nhiều phụ
huynh, TS ở các tỉnh, thành
xa như Tây Ninh, Vũng Tàu,
Bình Phước... cũng đón xe
lên tận trường để nộp hồ sơ.
EmĐoàn Quốc Đại Hưng,
học sinh (HS) Trường THPT
Đồng Xoài, Bình Phước, cho
biết emvà hai bạn cùng trường
vừa đón xe khách lên nộp hồ
sơ vào trường này. Không chỉ
bằng học bạ mà em còn đăng
ký xét cả điểm thi THPTquốc
gia cho yên tâm.
“Tụi emphải lên tận trường
vì sợ hồ sơ thất lạc. Hơn nữa
em cũng muốn tham quan
trường và tìm hiểu thêm về
các ngành học để chắc chắn
với học lực của mình hơn.
Trường có bao nhiêu cách
tuyển sinh thì hầu như tụi
em đều tận dụng hết, miễn
phù hợp để cố gắng đậu được
ĐH” - Hưng cho hay.
ThS Nguyễn Trần Ngọc
Phương, Phó Trưởng phòng
Tuyển sinh - Truyền thông
của trường, cho biết trường
có támđợt xét tuyển bằng học
bạ với chỉ tiêu chiếm 25%
trong tổng số gần 6.000 chỉ
tiêu vào trường năm nay. Tuy
nhiên, ngay đợt đầu này, hồ
sơ TS đăng ký đã rất đông.
“Những ngày gần đây,
trường phải tăng cường nhân
sự và tăng thời gian trực đến
22 giờ hằng ngày để hỗ trợ
TS vì nhiều em ở xa, đi lại
rất vất vả. Có nhiều em tự
thuê chung xe từ tỉnh xa lên
trường, có nhà ba anh em
sinh ba đều đăng ký xét học
bạ vào trường, cũng có những
gia đình đưa con đi làm hồ
sơ...” - ThS Phương nói.
Tương tự, mặc dù Trường
ĐH Công nghiệp thực phẩm
TP.HCM đến tháng 7 mới
nhận hồ sơ xét tuyển học bạ
nhưng hiện nay số lượng các
em liên hệ nhận hồ sơ khá
đông, lượng download hồ
sơ online cũng lên đến hàng
ngàn em.
Đại diện nhà trường cho
biết tưởng chừng là phương
án dự phòng nhưng năm nay
HS quan tâm rất nhiều đến
việc nộp học bạ, nhất là TS ở
các tỉnh xa hoặc vùng ngoại
thành TP.HCM. Có những
em cùng một lúc nộp hồ sơ
tại nhiều trường khác nhau
để mong đậu ĐH.
Chỉ trúng tuyển bằng
một phương thức
Theo thống kê, năm 2019
được xem là năm có nhiều
phương thức tuyển sinh vào
ĐH nhất khi có khoảng 10
Phụ huynh học sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ tại TrườngĐHCông nghệ TP.HCMnhững ngày qua. Ảnh: PV
Hơn 33% sẽ trúng tuyển ĐH không từ
kết quả thi THPT
Năm2019, cả nước có 370 trườngĐH-CĐ, trung cấp tham
gia xét tuyển. Tổng chỉ tiêu chung là gần 490.000 TS, tăng
gần 7,6% so với năm 2018.
Trong đó, tổng chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi THPT
quốc gia là gần 342.000 TS, chiếm 69,8%. Còn lại, hơn 30%
tổng chỉ tiêu dành cho xét tuyển bằng phương thức khác
như học bạ, tuyển thẳng, thi đánh giá năng lực..., tức gần
148.000 TS. Đáng nói là tỉ lệ chỉ tiêu xét ngoài điểm thi này
năm nay tăng hơn 33% so với năm 2018.
Trường phải tăng
cường nhân sự và
tăng thời gian trực
đến 22 giờ hằng
ngày để hỗ trợ TS vì
nhiều em ở xa, đi lại
rất vất vả.
Đời sống xã hội -
ThứNăm23-5-2019
Đổ xô xét
học bạ,
vào đại học
bằng mọi giá
Chỉ sau vài ngày, có những trường đã
thu nhận hàng ngàn hồ sơ đăng ký
xét học bạ của thí sinh khắp nơi nộp về.
Sổ tay
Năng lực xúc cảmcủagiáo viênởmức nào?
phương thức khác nhau. Trung
bình một trường áp dụng 3-4
phương thức, có trường thậm
chí sử dụng sáu phương thức
để tuyển sinh.
Qua ghi nhận của PV, hầu
hết HS khối 12 đều cùng lúc
đăng ký xét tuyển vào ĐH
bằng nhiều cách thức khác
nhau. Trong đó, hầu như
các em đều chắc chắn sử
dụng điểm thi THPT quốc
gia làm cách thức chính. Kế
đến là thi đánh giá năng lực
của ĐH Quốc gia TP.HCM
và xét học bạ.
Chưa kể những emhọc giỏi
còn có vô vàn cơ hội tuyển
thẳng hoặc cộng điểm ưu tiên
khi xét tuyển ĐH.
ThS Phạm Doãn Nguyên,
Phó Giám đốc Trung tâm
Tư vấn tuyển sinh truyền
thông, Trường ĐH Kinh tế
Tài chính TP.HCM, đánh giá
phương thức xét học bạ được
áp dụng khoảng bốn năm nay
nhưng xu hướng TS lựa chọn
ngày một tăng. Lý do thì ThS
Nguyên cho rằng phương án
này có nhiều ưu điểm nhất vì
không gây áp lực thi cử cho
phụ huynh HS. Thủ tục đơn
giản và thuận lợi, các em có
thể nộp trực tiếp hoặc qua
đường bưu điện. Chưa kể cơ
hội trúng tuyển cao vì điểm
chuẩn theo học bạ không quá
khó để đạt được và đã được
các em cố gắng trong năm
học rồi. Nhất là các em cũng
sớm biết kết quả trúng tuyển
để yên tâm nhập học sớm.
Về vấn đề này, Tiến sĩ
Nguyễn Thị Kim Phụng,
Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH,
Bộ GD&ĐT, cũng lưu ý TS
rằng năm nay Bộ không giới
hạn số lượng nguyện vọng
đăng ký vào ĐH theo điểm
thi THPT quốc gia và cả các
phương thức tuyển sinh. Vì
thế, TS sẽ có thể trúng tuyển
nhiều trườngĐHmột lúc. Tuy
nhiên, TS chỉ được xét trúng
tuyển một nguyện vọng có
thứ tự cao nhất theo điểm thi
THPT quốc gia. Hoặc ở các
phương thức khác, TS trúng
tuyển ở phương thức nào thì
phải xác nhận nhập học thông
qua việc nộp bản chính giấy
chứng nhận kết quả thi THPT
vàomột trường trong thời hạn
quy định của trường.
Quá thời hạn này, TS không
xác nhận nhập học được hiểu
là từ chối nhập học và trường
được xét tuyển TS khác. Còn
TS đã xác nhận nhập học sẽ
không được thamgia xét tuyển
ở các trường khác.•
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook