122-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 3-6-2019
2
l
Ngày 25-5-2019, Công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ Nghiêm
Thị Nhi (48 tuổi, trú huyện Đức Trọng), nghi phạm sát hại một
cụ bà 71 tuổi cùng hai người cháu rồi chôn thi thể trong vườn
cà phê. Người phụ nữ khai nhận động cơ gây án là vì có mâu
thuẫn trước đó với con trai và con dâu của nạn nhân, vì vậy
ra tay để trả thù.
l
Ngày 17-5-2019, Công an TP Hà Nội bắt giữ Đỗ Văn Bình
(38 tuổi, trú huyện Mê Linh, Hà Nội, làm nghề mổ thịt heo).
Sau khi xảy ra va chạm giao thông với hai người đàn ông, do
bị đối phương hành hung nên Bình dùng dao lần lượt sát hại
cả hai để trả thù. Tiếp đó, vì biết không thể thoát tội, Bình tiếp
tục sát hại một phụ nữ, đâm trọng thương một phụ nữ khác
vì cho rằng họ phụ tình mình.
l
Khuya 2-5-2019, tại phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân
(TP.HCM), Trương Tín (29 tuổi) trong lúc phê ma túy đá đã ra
tay sát hại mẹ, dì và bà ngoại.
Người ta không cảm
thấy căm phẫn, ghét
bỏ trước những cái
xấu, cái tiêu cực và
cũng không cảm
thấy hứng thú, rung
động trước những
điều tốt đẹp trong xã
hội một khi đạo đức
xuống cấp.
Liên tiếp xảy ra thảm án,
Đạo đức xuống cấp là gốc gây ra
các thảmán.
TUYẾNPHAN
H
àng loạt vụ ánmạng đặc
biệt nghiêm trọng liên
tiếp xảy ra mà nguyên
nhân có khi từ những việc
không đâu làm nhiều người
hoang mang. Trên diễn đàn
Quốc hội, các đại biểu cũng
lo lắng về tình trạng này.
Nói về nguyên nhân, giải
pháp hạn chế tình trạng này,
Trung tá Đào Trung Hiếu,
chuyên gia nghiên cứu tội
phạm học, Bộ Công an, đã đề
cập đến nhiều vấn đề.
Nhiều thảm án vì
mâu thuẫn xã hội
.
Phóng viên
:
Ông đánh
giá thế nào về tình trạng các
vụ thảm án đặc biệt nghiêm
trọng xảy ra gần đây?
+Trung tá
ĐàoTrungHiếu
:
Một số vụ án mạng gần đây
tựu trung do các nguyên nhân
chính như giết người, cướp
tài sản (thường khi bị lộ sẽ
sát hại cả gia đình nạn nhân);
giết người do mâu thuẫn gia
đình, tình ái, va chạm giao
thông; giết người do tâm thần,
ngáo đá…
Trong đó, án giết người
do mâu thuẫn xã hội xảy ra
nhiều nhất. Chỉ mới đây thôi,
Đỗ Văn Bình ở Hà Nội liên
tiếp sát hại ba người sau khi
xảy ra va chạm giao thông;
hay như vụ Nghiêm Thị Nhi
ở Lâm Đồng ra tay sát hại ba
bà cháu; giết người rồi đổ bê
tông ở Bình Dương…
Án giết người do ngáo đá có
thể kể đến như vụ Trương Tín
ở TP.HCM sát hại ba người
thân vào đầu tháng 5-2019;
HoàngNam sát hại bốn người
trong tình trạng ngáo đá vào
tháng 3 vừa qua…
. Có vẻ những vụ thảm án
hơn ba nạn nhân cùng lúc
ngày càng nhiều hơn. Với
người chuyên nghiên cứu
tội phạm học, ông có thể lý
giải nguyên nhân do đâu,
thưa ông?
+ Đạo đức xã hội đang
xuống cấp một cách nghiêm
trọng, phải khẳng định như
vậy. Đạo đức kéo theo sự vô
cảm lớn dần trong mỗi cá
nhân. Người ta không cảm
thấy căm phẫn, ghét bỏ trước
những cái xấu, cái tiêu cực và
cũng không cảm thấy hứng
thú, rung động trước những
điều tốt đẹp trong xã hội một
khi đạo đức xuống cấp.
Cùng với đó, kẻ gây án
thường hạn chế về mặt nhận
thức, tâm lý coi thường pháp
luật. Rất nhiều người trẻ bị
ảnh hưởng vì họ là đối tượng
rất dễ bị tổn thương, nhiễm
nhanh những giá trị lệch chuẩn
của xã hội.
Chưa kể những khó khăn
trong đời sống kinh tế đã tạo
cho người ta bế tắc. Khoảng
cáchgiàunghèo, thất nghiệp…
khiến họ dễ bị lôi kéo bởi
các nhóm trên mạng, các
băng nhóm lưu manh, côn đồ
ngoài xã hội. Một người có
việc làm tử tế, thu nhập tốt
thì không dễ dùng bạo lực để
giải quyết mâu thuẫn, cũng
không đi cướp của, giết người.
Trong các vụ trộm cướp tài
sản, nghi phạm thường ra tay
sát hại nhiều người bởi tâm
lý sợ bị lộ.
Còn với những vụ xuất
phát từ mâu thuẫn xã hội, thù
tức, ghen tuông hay tình ái,
như đã nói, số lượng chiếm
tỉ lệ rất cao. Thủ phạm có thể
bột phát từ những xích mích
rất đơn giản, có thể chỉ là va
chạm giao thông trên đường,
trên bàn nhậu rồi sẵn sàng rút
dao, kiếm đâm chém nhau.
Người trẻ thiếu
kỹ năng sống
. Một điều dễ thấy là thủ
phạm trong rất nhiều vụ án
là người trẻ tuổi, lý do nào
dẫn tới điều này?
+ Chúng ta vẫn thường sử
dụng khái niệm “trẻ hóa”
trong tội phạm, nghĩa là độ
tuổi của người phạm tội ngày
càng giảm.
Như đã nói, do đạo đức
xuống cấp, giới trẻ thì thiếu
kỹ năng quản lý cảm xúc
bản thân, thiếu khôn ngoan
khi ứng xử.
Nhiều người trẻ không tiền
án, tiền sự nhưng ra tay tàn
ác, điều này cho thấy tâm lý
bất ổn, thiếu cân bằng, chới
với trong cuộc sống vì những
mục tiêu chưa đạt được. Thay
vì phải định hướng lại, kiên trì
để giải quyết vấn đề thì nhiều
người lại tìm cách sống vội
vàng, dẫn đến hành vi nhẫn
tâm với đồng loại.
Người trẻ cũng dễ dàng
tiếp nhận văn hóa ngoại lai,
văn hóa phẩm độc hại, trò
chơi bạo lực và hình thành
thói quen sử dụng bạo lực để
giải quyết mâu thuẫn trong
đời thường.
Việc giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ còn chưa được chú
trọng, chúng bị nhồi nhét kiến
thức mà không được trang bị
kỹ năng sống và khi gặp vấn
đề, chúng không biết phải ứng
xử thế nào nên tìm đến bạo
lực như giải pháp…
. Thống kê cho thấy thảm
án xảy ra rất nhiều ở các tỉnh
miền núi, vùng nông thôn
hoặc những khu vực có sự
phức tạp về dân cư?
+Chính xác!Vài nămtrước,
hàng loạt vụ thảm án xảy ra
ở khu vực các tỉnh phía Bắc
(Lào Cai, Yên Bái…). Còn
thời giangầnđây, BìnhDương,
TP.HCM là một trong những
địa phương có nhiều án mạng
nghiêm trọng nhất.
Hai tỉnh, thành trên có mức
gia tăng dân số cơ học rất cao,
lượngngườinhậpcưlớn.Chính
vì nhiều thành phần dân cư
nên rất dễ dẫn tới xuất hiện
các băng nhóm…, đặt ra bài
toán về quản lý cư trú và các
vấn đề xã hội khác.
Còn tại vùng nông thôn,
những nông dân hiền lành,
chất phác bị sức ép cuộc
sống, khó khăn về kinh tế,
điều kiện cơ sở vật chất… tạo
ra sự ức chế với những thứ
xung quanh. Chính vì vậy mà
những va chạm rất nhỏ như
trâu bò ăn lúa, bị làm hỏng
mương dẫn nước, hủ tục… là
người ta nghĩ và giải quyết
bằng bạo lực.
. Theo ông, cần có giải
pháp gì để ngăn chặn tình
trạng này?
+ Đầu tiên cần xử nghiêm
tất cả hành vi vi phạm pháp
luật, không có ngoại lệ, điều
này sẽ tạo ra uy lực của pháp
luật. Khi người dân cảm thấy
pháp luật là phương tiện để
bảo vệ mình thì họ sẽ tự
nguyện chấp hành.
Cấp cơ sở cần làm tốt công
tác phòng ngừa tội phạm, nắm
bắt và giải quyết triệt để các
mâu thuẫn khi vừa mới xuất
hiện. Tội phạm không phải
điều gì xa lạ, nó bước ra từ
bất cứ ngôi nhà nào. Ngay
từ cấp tổ dân phố phải làm
tốt việc phòng ngừa.
Cùng với đó, phải thay đổi
từ tế bào của xã hội là gia
đình. Gia đình phải tốt đã.
Muốn gia đình tốt thì những
con người trong đấy phải tốt.
Tôi nghĩ rằng điều đầu tiên
đó là cha mẹ phải nêu gương
cho các con.
Các thành viên trong gia
đình phải có trách nhiệm với
nhau, thương yêu, đùm bọc
nhau. Trẻ sẽ học được đức
hy sinh, bao bọc, che chở từ
cha mẹ chúng.
Chúng ta cũng cần xem xét
lại chương trình đào tạo, giáo
dục. Chúng ta đã và đang cho
ra những lớp trẻ giàu kiến thức
lý thuyết nhưng lại thiếu kỹ
năng sống.
Ngoài ra, việc quản lý người
bị bệnh tật, người tâm thần,
người nghiện cần chặt chẽ
hơn. Những đối tượng này
sống trong gia đình có nguy
cơ gây hậu họa rất lớn, phải có
giải pháp quản lý, cách ly…
. Xin cám ơn ông.•
Các vụ thảm án xảy ra gần đây
l
Ngày 25-4-2019, Công an tỉnh Bình Dương bắt giữ Trần
Trọng Luận, nghi phạmra tay sát hại hai mẹ con cùng đứa cháu
ngoại bảy tuổi. Luận khai nguyên nhân gây án là vì nạn nhân
thường xuyên có lời nói, thái độ coi thường mình.
l
Ngày 12-3-2019, Nguyễn Hoàng Nam (26 tuổi, trú huyện
Hóc Môn, TP.HCM) bị bắt giữ vì gây ra vụ thảm sát ba người
thân (cha mẹ và bà nội) cùngmột người khác ở Long An trước
đó một ngày.
l
Ngày 6-11-2018, Công an tỉnh Hưng Yên bắt giữ Đoàn
Hữu Khơi (17 tuổi, trú thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, Hưng
Yên). Khơi đi trộm và bị phát hiện nên sát hại nạn nhân và
chém hàng xóm.
l
Ngày 16-2-2018, Công anTP.HCMbắt giữNguyễnHữuTình
(18 tuổi, quê An Giang), nghi phạm sát hại năm người trong
một gia đình ởquận BìnhTân. Nguyên nhângây án là vì thường
xuyên bị vợ chồng ông chủ mắng chửi nên sinh thù hận…
Cơ quan chức năng khámnghiệm, điều tra vụ thảmán ở BìnhDương. Ảnh: LÊ ÁNH
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook