122-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 3-6-2019
3
do đâu?
Đại biểu Quốc hội
LƯU BÌNH NHƯỠNG
:
Cầngiải pháp tổng thể
Nhiềuđại biểu lo lắngvề
đạođức xuống cấp
Trong hai ngày Quốc hội (QH) thảo luận về tình hình
kinh tế-xã hội, một số đại biểu (ĐB) đã đề cập đến các vụ
án giết người và vi phạm pháp luật.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH về kết quả
giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi
đến kỳ họp QH, cử tri nhiều địa phương phản ánh hoạt
động băng nhóm xã hội đen, bảo kê, buôn bán ma túy, các
vụ giết người, cho vay nặng lãi, xâm hại tình dục trẻ em,...
gây hoang mang, bức xúc trong nhân dân. Cử tri đề nghị
có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này.
Thảo luận tại hội trường, ĐB Bạch Thị Hương Thủy
(Hòa Bình) công tác trong ngành kiểm sát nhận định:
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển đã phát sinh nhiều
loại tội phạm mới diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm do
băng, ổ, nhóm gây ra, tội phạm giết người…
Đáng lo hơn nữa, độ tuổi phạm tội có xu hướng trẻ hóa,
thể hiện sự báo động về sự xuống cấp nhân cách, đạo đức
trong xã hội hiện nay.
Kẻ thủ ác giết người không ghê tay, nguyên nhân từ
những mâu thuẫn tức thì hoặc thù hận dẫn đến thảm án
đau lòng.
Bà Thủy đề nghị Chính phủ phải tăng cường giải pháp
phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, trấn áp các loại tội
phạm nhằm bảo đảm an toàn, trật tự xã hội; tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ việc thực
hiện Luật Phòng, chống tội phạm, tích cực tuyên truyền,
phổ biến pháp luật cho nhân dân, nâng cao vai trò của
cả hệ thống chính trị và huy động sự tham gia của các tổ
chức chính trị xã hội.
ĐB Nguyễn Thị Xuân,
Ủy viên Ủy ban Quốc
phòng - An ninh của QH,
Phó Giám đốc Công an
tỉnh Đắk Lắk, cũng cho
hay là cử tri bày tỏ sự
quan ngại về tình hình
phạm pháp gia tăng, gây
bức xúc dư luận, nhất là
tình trạng mua bán, vận
chuyển, sử dụng ma túy
trong thanh thiếu niên.
Các vụ trộm cắp,
cướp tài sản, giết người man rợ mà nguyên nhân từ người
nghiện ma túy gây ra tạo tâm lý bất an trong nhân dân.
ĐB Trần Văn Tiến, Ban Nội chính Tỉnh ủy Vĩnh Phúc,
cho biết: Qua nắm bắt dư luận và tiếp xúc cử tri cho thấy
xã hội đang xuất hiện một số hành vi thiếu chuẩn mực đạo
đức và lối sống, một số vụ giết người xảy ra nghiêm trọng
gây hoang mang trong nhân dân.
Trước đó, báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri
và nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi
đến kỳ họp cũng nêu rõ: Cử tri, nhân dân lo ngại về tình
hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, tính chất tội phạm
ngày càng nguy hiểm, manh động; số vụ bạo lực gia tăng;
liên tiếp xảy ra các vụ án giết người… Cử tri và nhân dân
đề nghị Bộ Công an, các ngành chức năng, địa phương
có các biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết hơn nữa trong đấu
tranh, trấn áp tội phạm.
Về phần mình, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an, các bộ,
ngành chức năng, chính quyền các địa phương… có các
giải pháp kiên quyết, kịp thời đấu tranh trấn áp tội phạm.
Các cơ quan tiến hành tố tụng cũng được đề nghị khẩn
trương xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm pháp luật
đã và đang gây bức xúc trong xã hội.
Bộ Công an thông tin là đã
xây dựng các chương trình, kế
hoạch, biệnphápphòngngừa,
đấu tranh, kiềmchế sựgia tăng
tội phạm.
Theo Bộ Công an, tình hình
tội phạm, vi phạm pháp luật
còn diễn biến phức tạp, tính
chất tội phạm nghiêm trọng,
cường độ bạo lực gia tăng, gây
lo lắng, bức xúc dư luận.
CHÂN LUẬN
Tôi cho rằng các vụ
thảm án xảy ra thì suy đồi
đạo đức là nguyên nhân
chủ yếu. Vì khi đạo đức
suy đồi sẽ dẫn đến các
hành vi, hành động bất
chấp luân thường, trong
đó có trọng án, thảm sát.
Cùng với đó là ma túy,
băng nhóm… gây ra mọi
hành vi không chuẩn
mực.
Về nguyên nhân trực tiếp, theo quan sát của tôi thì
ma túy là một trong các nguyên nhân, thậm chí có
kẻ còn phải sử dụng ma túy để “hỗ trợ tinh thần” khi
gây án.
Phải có giải pháp tổng thể, có sự tham gia chiều
sâu của cả hệ thống để lý giải được vi phạm đạo đức
xã hội có nguyên nhân từ đâu. Hệ thống giáo dục đã
coi trọng luân lý và tiếp tục duy trì đạo đức truyền
thống hay chưa hay vẫn theo các xu hướng, trào lưu
mới? Vai trò của gia đình hiện nay đối với việc duy
trì đạo đức, truyền thống của dòng họ, dân tộc hiện nay
như thế nào?
Đạo đức truyền thống, tính cố kết của cộng đồng
phải được duy trì và phát triển.
Giáo dục, tôi vẫn nghĩ không chỉ dạy những kiến
thức thông thường, đạo đức thông thường, kể cả về
pháp luật, mà phải chú trọng những vấn đề luân lý nói
trên. Phải sử dụng luân lý, đạo đức truyền thống làm
rường cột cho giáo dục nhân bản.
Sự can thiệp của Nhà nước bằng các quy định pháp
luật cũng đóng vai trò quan trọng. Các quy định có rất
nhiều nhưng có thể thiếu sự kiểm soát hoặc triển khai
các quy định còn có chỗ lệch. Chẳng hạn, tại sao lại
coi người nghiện ma túy là con bệnh và ứng xử với họ
như người bệnh?
Cuối cùng tôi nghĩ là biện pháp phòng, chống cho
gia đình các nạn nhân. Rất có thể vì điều nọ điều kia
mà trong cách ứng xử xã hội, ứng xử trong gia đình đã
kích thích người ta phạm tội một cách hung bạo hơn,
quyết tâm hơn…
Tôi cho rằng những vấn đề trên là nguyên nhân trực
tiếp và muốn ngăn ngừa thì có giải pháp tổng thể.
Ông
TRẦN VĂN ĐỘ
,
nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao:
Bức xúc xãhội không lối thoát
Các vụ thảm án là
do bối cảnh xã hội. Tôi
nghiên cứu vấn đề này ở
nhiều nước và Việt Nam,
tôi thấy bối cảnh xã hội
đã gây tình trạng trầm
cảm.
Tình trạng này khiến
nhiều người đôi khi
không kiểm soát được bản
thân dẫn đến phạm tội.
Trầm cảm khiến chồng
giết vợ rồi ôm con tự tử,
vợ giết chồng ôm con nhảy sông quyên sinh. Làm
gì có người mẹ nào vứt con xuống giếng, con giết
cha… nếu không phải vì trầm cảm, bí bách, không
kiểm soát được mình. Đó là do bức xúc mà không có
phương cách giải tỏa, giải quyết vấn đề.
Những điều này là do bối cảnh xã hội, bối cảnh
kinh tế.
Không phải cứ sử dụng hình phạt nặng, chế tài cao,
không phải cứ tử hình là giải quyết được vấn đề. Vì
như tôi đã nói nhiều lần, tử hình không giải quyết
được vấn đề. Tử hình chỉ thỏa mãn được sự bức xúc
nhất thời của dư luận. Mà sự bức xúc không phải lúc
nào cũng chính đáng.
Nhiều người cứ đổ cho vì pháp luật không nghiêm.
Tôi không nghĩ vậy. Nhiều người cứ nói do “chế tài
không nghiêm, cần tăng hình phạt, chế tài…”. Không
phải, sức dân có hạn. Thu nhập một tháng của người
dân có mấy triệu mà chế tài mấy chục triệu thì triệt
đường sống của dân hay sao? Vấn đề quan trọng là
phải làm sao để quản lý nhà nước, giáo dục, văn hóa,
kinh tế phát triển bền vững, thực chất hơn. Chứ càng
tăng hình phạt, tăng chế tài không khéo bức xúc, áp
lực xã hội càng tăng và tình trạng thảm án như trên lại
càng… phát sinh.
Ngay như trong gia đình, với một đứa con hư, nếu
cha mẹ thủ thỉ khuyên răn, kiên trì bảo ban sẽ tốt hơn
chuyện mắng mỏ, đánh hoặc đuổi con hư ra khỏi nhà,
chỉ khiến đứa con đó hư thêm. Nếu Nhà nước đối xử
với công dân vi phạm như cha mẹ đối xử không đúng
với những đứa con hư, tình hình sẽ ngày càng phức
tạp.
Bởi vậy tôi cho rằng cần phải thay đổi nhận thức về
các phương pháp phòng ngừa tội phạm. Khi có nhận
thức đúng đắn thì các phương pháp phòng ngừa mới
giảm thiểu được các vụ thảm án như chúng ta đã thấy.
Đại biểuNguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) phát biểu tại hội trường.
Ảnh: C.LUẬN
Cơ quan
chức năng
khám
nghiệmvụ
thảmán ở
LâmĐồng.
Ảnh: CTV
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook