122-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 3-6-2019
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Bộ trưởngNhạnhận
tráchnhiệm, rồi saonữa?
Thật ra không phải đợi đến vụ gian lận thi cử thì dư luận mới
đề cập đến vấn đề từ chức. Trước đó, khi xảy ra một số sự vụ ở
các bộ, ngành khác, người ta cũng thường nói xa nói gần về điều
này. Và thông thường báo chí và người dân hay viện dẫn những
ví dụ về từ chức xảy ra tận đẩu tận đâu với ngầm ý so sánh. Gần
đây nhất, người ta đọc thấy thông tin nữ bộ trưởng Môi trường và
Tài nguyên thiên nhiên Mexico từ chức sau khi bà bị chỉ trích đã
làm hoãn chuyến bay hơn 30 phút để nhiều hành khách phải chờ.
Trở lại với chuyện gian lận thi cử, sòng phẳng mà nói, người
dân trông chờ việc nhận trách nhiệm của người đứng đầu bộ
GD&ĐT từ lâu lắm rồi chứ không phải đến kỳ họp Quốc hội này,
sau gần một năm xảy ra vụ việc. Nhưng chậm còn hơn không, Bộ
trưởng Nhạ cuối cùng cũng đã nhận trách nhiệm của mình trước
cử tri và Quốc hội. Tuy nhiên, không ít người đặt câu hỏi rằng bộ
trưởng nhận trách nhiệm rồi… sao nữa?
Xảy ra vụ gian lận thi cử, ngoài những người “nhúng chàm”
đang bị điều tra, truy tố hình sự, có thể có quan chức còn phải
nhận lãnh tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (nếu
quá trình điều tra cơ quan tố tụng chứng minh được). Ngoài ra,
người đứng đầu ngành giáo dục tỉnh Sơn La - ông Hoàng Tiến
Đức cũng khó tránh khỏi trách nhiệm liên quan.
Cụ thể, theo thông tin từ báo
Thanh Niên
, Ủy ban Kiểm tra
Tỉnh ủy Sơn La cũng đã vào cuộc để làm rõ trách nhiệm của ông
này. Chỉ có điều đến đầu tháng 7 này, ông Đức đã nghỉ hưu theo
chế độ. Nếu từ đây đến đó, cơ quan chức năng chưa kịp làm rõ,
kết luận vụ việc, chưa có hình thức xử lý tương xứng (nếu quả
thật ông Đức có vi phạm) thì dư luận không tránh khỏi thất vọng.
Bởi lẽ khi ông Đức đã nghỉ hưu, ngoại trừ việc xử lý hình sự, việc
xử lý kỷ luật ông - kể cả tư cách lãnh đạo nguyên giám đốc Sở
GD&ĐT đối với ông - gần như không còn nhiều ý nghĩa lắm…
Nói như thế cũng chưa hẳn đúng hoàn toàn. Bởi với một ông
quan thanh liêm, có lòng tự trọng cao, sai phạm không từ chủ
ý tư lợi… thì việc bị xóa cái tư cách “nguyên” ấy nó cũng đớn
đau ghê gớm lắm. Bằng ngược lại, cái “án kỷ luật” ấy nó chẳng
làm cho người “hạ cánh an toàn” cảm thấy hề hấn gì.
Đối với các cán bộ, quan chức tỉnh Sơn La là vậy. Còn với
các quan chức cấp bộ, cụ thể là Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
thì mọi chuyện lại khác. Có thể nói ngay rằng trách nhiệm của
bộ trưởng trong vụ này không phải và không thể là trách nhiệm
pháp lý. Cái trách nhiệm mà Bộ trưởng Nhạ xin nhận trước
Quốc hội có lẽ là trách nhiệm chính trị, tức trách nhiệm của một
quan chức trước cử tri, dân chúng và Quốc hội. Trách nhiệm
này liên quan đến sự tín nhiệm của cử tri, của Quốc hội đối với
cá nhân bộ trưởng.
Theo quy định hiện hành, nếu qua bỏ phiếu, tỉ lệ “tín nhiệm
cao” và “tín nhiệm” đối với bộ trưởng mà quá thấp, đồng thời
tỉ lệ “tín nhiệm thấp” mà quá cao thì vị bộ trưởng có khả năng
sẽ “mất ghế”. Nhưng để khả năng này thành hiện thực thì theo
quy định, mọi chuyện còn phải trải qua nhiều công đoạn, thủ tục
khác nữa. Tuy nhiên, trên thực tế, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
không đang đối diện với việc “sát hạch” bằng phiếu tín nhiệm
này.
Ngoài ra, hiện ở nước ta việc từ chức chưa được luật hóa. Trả
lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trong kỳ họp trước, cụ thể là
ngày 1-11-2018, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
từng nói từ chức là vấn đề mới, mang tính tự nguyện nếu người
được bổ nhiệm thấy mình không còn đủ sức khỏe, uy tín và có
vi phạm. “Trong Luật Cán bộ, công chức đã quy định các hình
thức kỷ luật, với cán bộ thì có bãi nhiệm và miễn nhiệm nhưng
pháp luật chưa quy định rõ việc từ chức…” - Phó Thủ tướng
nói.
Như vậy có thể thấy việc từ chức ở ta hiện nay phụ thuộc rất
nhiều vào tính tự nguyện của cá nhân quan chức, nếu người đó
thấy mình không còn đủ sức khỏe, uy tín và có vi phạm. Uy tín
nếu không đo lường bằng phiếu thì cá nhân quan chức có thể tự
cảm nhận qua nhiều kênh đánh giá khác nhau, trong đó có dư
luận xã hội.
Và như ta đã biết, bà bộ trưởng Mexico không hề chờ có kết
quả từ việc bỏ phiếu tín nhiệm mà đã lập tức từ chức khi có chỉ
trích của dân chúng.
So sánh chuyện ở ta với chuyện xứ người không phải lúc nào
cũng tương đồng, nhất là khi điều kiện kinh tế-xã hội, tập quán,
văn hóa… giữa các quốc gia rất khác nhau. Tuy nhiên, dù ở nền
văn hóa nào, ở điều kiện kinh tế-xã hội nào thì quan niệm về
đạo đức công vụ, về lòng tự trọng, về tính liêm sỉ… cũng không
quá khác biệt.
NGÔ THÁI BÌNH
Nguyên đơn TrầnMai Hồng
(phải)
và đại diện bị đơn tại tòa.
Ảnh: MINHVƯƠNG
Công ty Donafoods
thua kiện người lao động
Tòa cho rằng doanh nghiệp đã chấmdứt hợp đồngmà
không đào tạo, bố trí công việc mới và không thông báo
cho người lao động là trái luật.
MINHVƯƠNG
N
gày 31-5, TAND TP Biên
Hòa, Đồng Nai đã xử sơ
thẩm vụ tranh chấp lao động
giữa nguyên đơn là bà Trần Mai
Hồng (sinh năm 1972, ngụ phường
Tân Phong, Biên Hòa) và bị đơn
là Công ty Cổ phần Chế biến xuất
nhập khẩu nông sản thực phẩm
Đồng Nai (gọi tắt là Donafoods).
Nhà máy giải thể, phó
giám đốc bị nghỉ việc
Theo hồ sơ, tháng 10-2001, bà
Hồng bắt đầu làm việc tại Công ty
Donafoods với vị trí nhân viên kế
toán. Sau đó bà được bổ nhiệm giữ
chức vụ chuyên viên phòng xuất
nhập khẩu. Đến năm 2014 thì bà
được bổ nhiệm làm trưởng phòng
tại công ty.
Ngày 31-5-2016, công ty mở
rộng kinh doanh nên thành lập nhà
máy chế biến mì ăn liền. Bà Hồng
được điều động từ trưởng phòng
kế hoạch sang làm phó giám đốc
nhà máy. Tuy nhiên, chỉ 17 ngày
sau thì nhà máy đã giải thể.
Cùng ngày 17-7-2017, Công ty
Donafoods ban hành quyết định
cho bà Hồng nghỉ việc với lý do
công ty thay đổi cơ cấu và không
sắp xếp được việc làm. Bà Hồng
không đồng ý với quyết định của
công ty nên khởi kiện yêu cầu tòa
tuyên Công ty Donafoods nhận bà
trở lại làm việc.
Tòa: Công ty cho nguyên
đơn nghỉ việc sai luật
Tại phần hỏi, HĐXX hỏi bị
đơn về hợp đồng lao động của bà
Hồng thì đại diện doanh nghiệp
xác nhận hợp đồng với bà Hồng
ký có thời hạn ba năm. Tòa hỏi
quá trình công tác, từ năm 2001
đến 2017 bà Hồng có hoàn thành
nhiệm vụ hay không. Đại diện bị
đơn trả lời: “Theo hồ sơ, các thế
hệ lãnh đạo trước đây không thể
hiện bà Hồng hoàn thành nhiệm
vụ tốt hay xuất sắc”. Tòa vặn: Nếu
bà Hồng không hoàn thành nhiệm
Tòa tuyên buộc
Donafoods phải nhận
bà Hồng trở lại làm
việc và trả lương những
ngày bà không được
làm việc cho đến khi
nhận bà làm việc trở lại.
Chỉ có nguyên đơn bị mất việc
Luật sư của bà Hồng trình bày khi bà nhận chức vụ phó giám đốc
phụ trách kinh doanh tại nhà máy thì nhà máy chưa có hoạt động gì cả.
Cả nhà máy có ba lãnh đạo và bà Hồng. Khi giải thể nhà máy, chỉ có bà
Hồng là người duy nhất bị mất việc làm.
“Theo quy định, công ty phải đào tạo, bố trí việc làmmới cho bà Hồng.
Tuy nhiên, công ty lại ra quyết định cho bà Hồng thôi việc mà không
thực hiện quy định này là sai pháp luật” - luật sư nói.
vụ thì sao công ty lại liên tục thăng
chức cho bà đến bây giờ?
Tiếp đó, HĐXX hỏi: Cách đánh
giá hoạt động của nhà máy thể hiện
bà Hồng không hoàn thành nhiệm
vụ trong thời gian ngắn chỉ nửa
tháng thì đánh giá như thế nào?
Bị đơn trả lời: “Đó là việc liên tục
thay đổi các giám đốc điều hành và
bà Hồng làm việc không đạt hiệu
quả như mong muốn…”.
được. Đại diện Công ty Donafoods
nói khi có lãnh đạo mới thì muốn
có những cái mới, việc sắp xếp
lại cơ cấu không đem lại kết quả
như mong muốn nên công ty đã
miễn nhiệm chức vụ của bà Hồng.
Saukhi nghị án,HĐXXnhậnđịnh
việc chấm dứt hợp đồng lao động
mà không đào tạo, bố trí việc làm
mới trong doanh nghiệp và không
thông báo cho người lao động là
trái với quy định của BLLĐ. Từ
đó, tòa tuyên chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn, buộc
Công ty Donafoods nhận bà Hồng
trở lại làm việc.
Đồng thời, HĐXX cũng chấp
nhận yêu cầu của nguyên đơn về
việc Công ty Donafoods phải trả
lương những ngày bà Hồng không
được làm việc cho đến khi nhận
bà trở lại làm việc. Ngoài ra, tòa
còn tuyên buộc công ty phải bồi
thường cho bà Hồng hai tháng
tiền lương.•
Kê khống tuổi để chiếm đoạt tiền tỉ BHXH
TAND tỉnh Gia Lai vừa xử sơ thẩm 19 bị cáo trong
vụ kê khống tuổi để chiếm đoạt tiền tỉ ở BHXH huyện
Ia Grai, Gia Lai. Theo đó, tòa tuyên phạt NguyễnVăn
Dũng (cựu giám định viên y tế, BHXH huyện) chín
năm tù; Đậu Thị Hồng Lương (cựu cán bộ tư pháp xã
Ia Pếch) tám năm tù, cùng về các tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản và làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Bị cáo Hoàng Quốc Việt (cựu trưởng Công an xã Ia
Sao) bị phạt 36 tháng tù về tội giả mạo trong công tác.
Bị cáo Rơ ChâmÚk và Lê Văn Lộc (cựu chủ tịch và
phó chủ tịch xã Ia Sao) cùng bị 12 tháng tù, Nguyễn
Lương Điền (cựu công chức xã Ia Sao) bị chín tháng tù,
cùng tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo còn lại lãnh từ chín tháng tù treo đến 12 tháng
tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cáo trạng thể hiện vì muốn hưởng sớm chế độ BHXH
mà nhiều công nhân ở Công ty Cà phê Ia Sao 2 và Công
ty Cà phê 706 tìm cách khai tăng tuổi thật để nghỉ hưu
sớm và đã đã móc nối với Dũng và Lương. Từ năm
2012 đến 2016, Dũng và Lương hướng dẫn cho 13 công
nhân làm giả hồ sơ hưởng chế độ hưu trí sớm, chiếm
đoạt tổng cộng hơn 1 tỉ đồng tiền BHXH…
LQL
HĐXX nói nếu như nhân sự liên
tục xáo trộn, bàHồng vềmới có nửa
tháng thì không thể nào vực dậy
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook