122-2019 - page 12

12
HS có học bài và đọc kỹ văn
bản là làm được. Riêng câu
4 của phần đọc - hiểu thì hơi
khó nhưng thuộc dạng câu
hỏi mở và mang tính thời sự.
“Cá nhân tôi đánh giá
rất cao câu hỏi ở phần nghị
luận xã hội (câu 2). Đề thi
cho bốn hình vẽ với những
quan điểm riêng. Thí sinh
được chọnmột quan điểmmà
mình tâm đắc nhất để viết.
Đề thi hay ở chỗ không gò
bó và khuôn mẫu, yêu cầu
HS phải viết về một quan
điểm nhất định nào đó. Cái
hay của đề thể hiện rất rõ
ở điểm này: Giới trẻ ngày
nay nhìn nhận cuộc sống ở
nhiều góc độ khác nhau và
các em được lựa chọn một
góc độ mà mình thích nhất
để bộc lộ tư duy, chính kiến,
được tự do thể hiện sự thấu
hiểu về cuộc sống, về bản
thân mình” - thầy Anh nói.
Trong khi đó, cô Đặng
Huy Lam, giáo viên Trường
THPT Nguyễn Hữu Huân,
quận Thủ Đức, đánh giá: Đề
thi phát huy cao sự sáng tạo,
khả năng tư duy, phản biện
và thao tác lập luận so sánh
của HS. Đặc biệt câu 1 và 2
trong đề đưa thí sinh đến gần
với cuộc sống để chia sẻ, thấu
hiểu và có những góc nhìn,
quan điểm của riêng mình.
Nếu ở câu 1, thí sinh thấy
được những thách thức của
bản thân giúp khẳng định
mình qua những hoạt động
thiện nguyện, lan tỏa những
điều tốt đẹp trong cộng đồng
và chiến thắng cái tôi nhỏ
toàn có thể làm tốt và không
gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, đề thi còn có
sự thay đổi về cấu trúc điểm,
được điều chỉnh từ cấu trúc 6/4
cho phần 1 và phần 2 như các
năm trước sang cấu trúc 7/3.
Đánh giá tổng quan về đề
thi, thầy Hùng cho hay đề
đã kiểm tra khá toàn diện
kiến thức tiếng Việt, văn và
kỹ năng viết các đoạn văn
nghị luận.
Đặc biệt, về câu hỏi được
các thí sinh coi là khó nhất
trong đề thi nămnay: “Emhãy
trình bày suy nghĩ (khoảng
2/3 trang giấy thi) về ý kiến:
Phải chăng hoàn cảnh khó
khăn cũng là cơ hội để mỗi
người khám phá khả năng
của chính mình?”, thầy Hùng
cho rằng đây là một vấn đề
khá thú vị. Hình thức diễn
đạt của câu hỏi với hình thức
nghi vấn đã có sự khơi gợi,
cho phép thí sinh tự do thể
hiện ý kiến cá nhân mình,
có thể liên hệ thực tiễn cuộc
sống cá nhân và xã hội cho
bài viết.
“Nhìn chung, đề thi có sự
mới mẻ nhưng nếu nắm vững
kiến thức, HS cũng sẽ không
gặp nhiều khó khăn” - thầy
Hùng nói.
Đề thi tuyển sinh lớp10: Hướng đến
Thí sinh vui vẻ rời phòng thi môn văn tại điểmthi THCSĐốngĐa, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
bé của riêng mình thì ở câu
2, dựa vào hình vẽ, thí sinh
tùy vào quan điểm sống
của mình để lựa chọn, lý
giải một thái độ sống tích
cực: Không đố kỵ, so bì
với người khác nhưng phải
biết tự mình vươn lên để
thành công và khẳng định
sự khác biệt của bản thân.
Đối với phần nghị luận văn
học, thí sinh có hai lựa chọn
tùy vào khả năng cảm thụ
văn học. Song có lẽ HS tập
trung chọn viết về đề tài gia
đình. Từ tình cảm cha con
trong tác phẩm
Chiếc lược
ngà,
thí sinh có thể liên hệ
đến một tác phẩm khác đã
biết, đã học hoặc thực tế
cuộc sống để thấy được sức
mạnh gia đình.
Hà Nội: Đề có yếu tố
mới mẻ, bất ngờ
Chia sẻ về đề thi môn ngữ
văn lớp 10 của Hà Nội, thầy
Nguyễn Phi Hùng, giáo viên
môn văn, TrườngArchimedes
(Hà Nội), cho rằng năm nay
tuy ngữ liệu mới nhưng
những câu hỏi về ngữ liệu
vẫn rất quen thuộc, kiểm tra
kiến thức cơ bản của HS về
đọc hiểu văn bản nên HS nếu
nắm chắc kiến thức thì hoàn
NGUYỄNQUYÊN-HÀPHƯỢNG
- TÂMAN
...........................
N
gày 2-6, đồng loạt ba
TP lớn Hà Nội, Đà
Nẵng và TP.HCM đã
diễn ra kỳ thi tuyển sinh lớp
10 với môn thi ngữ văn, toán
(tại Hà Nội) và môn ngoại
ngữ (tại TP.HCM). Đa số
giáo viên đều nhận định đề
thi văn năm nay hướng đến
các vấn đề của cuộc sống.
Thí sinh thì làm bài với tâm
trạng rất thoải mái vì đề thi
vừa sức.
Câu chuyện bốn cái
cây khiến học sinh
thú vị
Phần lớn các thí sinh tại
TP.HCM đều cho rằng đề
văn khá vừa sức, không có
kiến thức ngoài sách giáo
khoa. Đặc biệt ở câu 2, bàn
về câu chuyện của bốn cái
cây với ba cách ứng xử của
một số bạn trẻ với một ai đó
nổi bật hơn mình khiến các
học sinh (HS) bàn luận say
sưa khi những cách ứng xử
này luôn biểu hiện mọi lúc,
mọi nơi trong cuộc sống của
các em.
Thầy Đỗ Đức Anh, tổ phó
tổ văn, Trường THPTBùi Thị
Xuân, TP.HCM, nhận xét đề
văn năm nay của TP.HCM rất
hay, không khô khan mà gần
gũi với thí sinh, nhẹ nhàng và
chuyển tải những thông điệp
cần thiết cho lứa tuổi HS vừa
học hết lớp 9.
Các câu hỏi của phần đọc
- hiểu cũng không quá khó,
Đời sống xã hội -
ThứHai 3-6-2019
Đa số giáo viên đều nhận định đề thi văn của TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng nămnay hướng đến
các vấn đề của cuộc sống.
Phó Thủ tướng TrươngHòa Bình tặng quà cho các nhi đồng
ở thôn TổngMú, xãDương Phong, huyện Bạch Thông.
Ảnh: VGP/LÊ SƠN
PhóThủ tướngphát động chiếndịchThanhniên tìnhnguyện
Sáng 2-6, tại TP Bắc Kạn, Phó Thủ tướng Thường trực
Chính phủ Trương Hòa Bình đã tham dự lễ ra quân chiến
dịch Thanh niên tình nguyện tại Bắc Kạn do Trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.
Phát biểu tại lễ ra quân, Phó Thủ tướng nhấn mạnh năm
2019 là năm đánh dấu chặng đường 20 năm chiến dịch
Thanh niên tình nguyện hè, Đoàn xác định chủ đề năm
là “Năm Thanh niên tình nguyện” kêu gọi thanh niên cả
nước phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, quyết tâm
tạo ra giá trị mới, đóng góp vào sự phát triển xã hội, đất
nước.
Ông Trương Hòa Bình đánh giá cao Trung ương Đoàn
đã chọn chủ đề năm với phương châm: Sáng tạo - Thiết
thực - Hiệu quả - An toàn. Để triển khai các hoạt động
chiến dịch hiệu quả, Phó Thủ tướng Thường trực Chính
phủ Trương Hòa Bình đề nghị Đoàn, Hội, Đội các cấp
thực hiện một số nội dung:
Trước hết, triển khai các hoạt động khoa học, thiết thực,
tiết kiệm, đảm bảo an toàn cho đội ngũ thanh niên tình
nguyện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước và sau
chiến dịch. Nâng cao khí thế trong thanh niên, tạo sức
lan tỏa để các hoạt động tình nguyện trở thành hoạt động
thường xuyên, trở thành thói quen hiện hữu trong đoàn
viên, thanh niên và toàn xã hội.
Đoàn cần kịp thời phát hiện các mô hình hay, cách làm
hiệu quả trong chiến dịch để xem xét, nhân rộng vào thực
tiễn như hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, việc làm, các hoạt
động về kỹ năng thực hành xã hội như phòng, chống đuối
nước, tai nạn thương tích, chống xâm hại trẻ em; các đoàn
viên thanh niên phát huy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ,
đoàn kết, chủ động, xung kích, tình nguyện đi đầu tham
gia các phong trào mới, vấn đề khó, bức xúc trong xã
hội…
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị Đoàn thanh niên
cần thực hiện hiệu quả khẩu hiệu “Chiến sĩ mùa hè xanh
ở dân thương, làm dân tin, đi dân nhớ, không đợi dân chờ,
không chờ dân nhắc”, “Chiến sĩ mùa hè xanh năng động,
sáng tạo, tình nguyện, vì dân”.
Phó Thủ tướng Thường trực mong muốn mỗi đoàn viên,
thanh niên phải là một chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư
tưởng chống các thế lực thù địch, phần tử xấu, đặc biệt
đấu tranh trên không gian mạng.
Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2019 diễn
ra từ tháng 6 đến hết tháng 8-2019 gồm chương trình
Tiếp sức mùa thi
và bốn chiến dịch tình nguyện:
Mùa
hè xanh, Hoa phượng đỏ, Kỳ nghỉ hồng
,
Hành quân
xanh
.
TN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook