123-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa4-6-2019
điện thoại đăng ký và báo cho ĐTV
biết thời gian cụ thể LS sẽ đến để
tiếp xúc với bị can. Tuy nhiên, khi
LS đang trên đường đi thì ĐTV gọi
điện thoại yêu cầu LS đến công an
tỉnh để trao đổi trước về nội dung
tiếp xúc. Nhận thấy yêu cầu này
không ảnh hưởng gì nên LS đã làm
theo. Nhưng cuối cùng lấy lý do là
lãnh đạo bận đi công tác nên ĐTV
vẫn không giải quyết cho LS tiếp
xúc với bị can D.
Sau khi hồ sơ vụ án được chuyển
sang VKS, ngày 30-5, LS D. lại đến
trại tạm giam đề nghị được tiếp xúc
với thân chủ cả ngày, buổi sáng từ 8
giờ đến 10 giờ và buổi chiều từ 14
giờ đến 16 giờ. LS D. kể: “Lúc này
cán bộ trại tạm giam gọi điện thoại
báo cho CQĐT, qua nội dung trao
đổi tôi nghe thấy cán bộ này thắc
mắc: LS bào chữa vào tiếp xúc mà
không cho họ nói về nội dung vụ
án thì vào làm gì...?”.
Tiếp đó cán bộ trại tạm giam gọi
điện thoại cho người của VKS hỏi
rằng có giải quyết cho LS vào tiếp
xúc với bị can hay không. Sau đó vị
cán bộ thông báo kết quả là LS D.
được tiếp xúc với thân chủ. Nhưng
khi LS D. xuống khu vực giam giữ
thì cán bộ ở đây lại báo là VKS nói
buổi chiều không cho LS tiếp xúc
(dù luật không hạn chế). Kết quả là
khi LS D. được gặp bị can thì đã
hơn 9 giờ sáng và buổi tiếp xúc chỉ
được chưa tới một tiếng đồng hồ.
Ngày 5-4, văn phòng nơi LS D.
làm việc có đơn phản ánh gửi Liên
đoàn LS Việt Nam (VN) cho rằng
trong quá trình hành nghề LS bị làm
khó, bị cản trở quyền được tiếp xúc
với người bị tạm giam. Ngày 9-4,
Liên đoàn LSVN có phiếu chuyển
đơn này đến Bộ Công an, VKSND
Tối cao để xemxét theo thẩmquyền.
Từ đó các cơ quan này có ý kiến
chỉ đạo, hướng dẫn để các cơ quan
có liên quan thực hiện đúng quy
định của pháp luật về quyền của
LS trong việc gặp gỡ, tiếp xúc với
người bị tạm giam.
Liên đoàn LS muốn gặp
Bộ Công an
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
TS-LS Phan Trung Hoài (Phó Chủ
tịch Liên đoàn LSVN) cho biết Cục
Pháp chế, Bộ Công an từng tổ chức
nhiều buổi hội thảo về vấn đề này.
Quan điểm của Liên đoàn LSVN
là cần thực thi và đảm bảo quyền
tiếp xúc của LS với bị can theo luật
định trên tinh thần của hiến pháp
mới và BLTTHS 2015.
“Thường trực Liên đoàn LS
cũng đã có văn bản, đăng ký với
lãnh đạo Bộ Công an để có buổi
làm việc trực tiếp của Thường trực
Liên đoàn với lãnh đạo Bộ Công
an, CQĐT để làm rõ các vấn đề
liên quan đến việc cản trở quyền
hành nghề của LS” - LS Hoài nói.
Theo ThS Lưu Minh Sang (ĐH
Kinh tế Luật TP.HCM), quyền bào
chữa của bị can, bị cáo là hiến định
và là một trong những nguyên tắc
cơ bản của tố tụng hình sự. Theo
Điều 74BLTTHS 2015, LS có quyền
tham gia ngay từ khi thân chủ bị bắt
MINHCHUNG
L
uật sư (LS) NVD, Đoàn LS
TP.HCM, là người bào chữa cho
bị can HND (sinh năm 1993)
bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ
án sử dụng con dấu, tài liệu giả của
cơ quan, tổ chức và lừa đảo chiếm
đoạt tài sản. Ban đầu hồ sơ vụ án
do Công an TP L. thụ lý, sau được
chuyển lên Công an tỉnh Đ.
Luật sư bị... hành
Khi LS D. chờ mãi không thấy
điều tra viên mời tham gia hỏi cung,
ông đã chủ động đến trại tạm giam
Công an tỉnh Đ. để yêu cầu được
tiếp xúc với bị can D. Lúc này cán
bộ trại tạm giam yêu cầu LS phải
liên hệ với điều tra viên (ĐTV) và
phải có ĐTV cùng tham gia buổi
tiếp xúc.
Sau đó vì quá lâu nhưng chưa
được mời hỏi cung lại, LS D. gọi
Luật sư lại bị
làm khó khi
gặp bị can
Hiến pháp, BLTTHS 2015 đã quy định
rõ quyền được tiếp xúc, gặp gỡ thân chủ
nhưng thực tế luật sư vẫn bị làmkhó.
và có mặt tại trụ sở CQĐT hoặc từ
khi có quyết định tạm giữ.
Trong giai đoạn điều tra, quyền
của người bào chữa được quy định
rõ gồm quyền gặp, hỏi thân chủ tại
địa điểm theo quy định; quyền có
mặt vào lúc lấy lời khai, hỏi cung
cũng như trong các hoat đông đôi
chât, nhân dang, nhân biêt giong
noi va hoạt động điều tra khác (trừ
vài trường hợp theo Điều 22 Luật
Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015).
“Nếu đúng như trình bày của LS D.
thì CQĐT, VKS và cơ quan quản
lý giam giữ đã cản trở việc gặp gỡ,
tiếp xúc giữa LS và bị can” - ThS
Sang bình luận.
LS Huỳnh Kim Ngân, Đoàn LS
TP.HCM, cho biết theo Điêu 10
Luât Thi hanh tam giam, tam giư
thi cơ quan quan ly viêc tam giam,
tam giư hoan toan đôc lâp vơi cac
cơ quan tiên hanh tô tung khac.
Do đo, khi liên hê găp bi can đang
bi tam giam, LS yêu câu cơ quan
quan ly tam giư, tam giam tuân thu
Thông tư liên tịch số 01/2018 giữa
BộCông an, BộQuốc phòng, TAND
Tối cao và VKSND Tối cao. Như
vây, vê cơ ban, chung ta đa co môt
hanh lang phap ly đê thưc hiên cac
quyên cua LS nhưng thực tế quyền
này vẫn chưa được đảm bảo.•
Quy định đủ nhưng chấp hành yếu
Việc LS không được tiếp xúc với bị can đúng luật là điều có thật. Sau
khi BLTTHS 2015 được sửa đổi, bổ sung đã quy định rất rõ thì tình trạng
này vẫn không được khắc phục. Thậm chí quy định tồn tại nhưng không
ai chấp hành, các CQĐT không làm theo luật, nhiều LS đã trải qua tình
trạng này. Những đổi mới của Hiến pháp 2013, nhất là Chương II về quyền
con người, quyền công dân; quyền được có LS ngay từ đầu của bị can,
được tiếp xúc với bị can của LS.Thậmchí những người bị tạmgiữ cũng đã
được tiếp xúc với LS rồi nhưng nhiều trường hợp CQĐT không thực hiện
quy định này theo đúng tinh thần của Hiến pháp 2013 và BLTTHS 2015.
Đại biểu Quốc hội, LS
TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA
Thường trực Liên đoàn
LS đã có văn bản, đăng
ký với lãnh đạo Bộ Công
an để có buổi làm việc
trực tiếp của Thường trực
Liên đoàn với lãnh đạo
Bộ Công an và CQĐT.
Trảhồ sơ vụ cháubị quy tội sát hại bàngoại
VKSND tỉnh Bình Phước vừa trả hồ sơ cho CQĐT cùng
cấp để yêu cầu điều tra bổ sung vụ án Điểu Phong (SN 1990,
ngụ tỉnh Bình Phước) bị cho là người sát hại bà ngoại.
Sau khi điều tra lại, CQĐT vẫn kết luận Phong chính
là hung thủ vụ án và chuyển hồ sơ qua VKS đề nghị truy
tố Điểu Phong tội giết người với hai tình tiết tăng nặng
là giết ông bà, cha mẹ và có tính chất côn đồ. Tuy nhiên,
VKS cho rằng vụ án còn nhiều điểm chưa được làm rõ.
Từ đó, VKS yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung, làm rõ để
tránh oan sai.
Như vậy, tính đến nay vụ án đã trải qua tám năm các cơ
quan tố tụng vẫn chưa thể kết luận được vụ án mà quay lại
điểm xuất phát. Tham gia vụ án từ sau khi tòa phúc thẩm
hủy án lần thứ hai từ năm 2017, luật sư cho rằng quá trình
điều tra lại CQĐT không làm mới được hồ sơ, chứng cứ
để buộc tội bị cáo là không có.
Theo hồ sơ truy tố ban đầu của CQĐT, chiều 9-10-2011,
sau khi có rượu, Điểu Phong rủ Điểu Vũng, Điểu Hạnh
đến nhà bà ngoại là Thị Kép (SN 1940) tại Sóc Bưng, xã
Thanh Phú, thị xã Bình Long để nhậu tiếp. Tại đây, bàn
nhậu còn có Điểu Sớm, Điểu Thơm, Điểu Ngưu.
Đến khoảng 17 giờ 30 cùng ngày, cả nhóm nghỉ nhậu
đi về, chỉ còn Điểu Sớm, Điểu Phong ở lại. Một lúc sau,
bà Kép đi mót mủ cao su về thì thấy Phong ói ra nhà nên
chửi Phong. Bị bà ngoại chửi, Phong sang nhà Điểu Chúc
ngủ cùng Điểu Thơm. Gần sáng Phong xuống nhà bếp
Điểu Chúc lấy nước uống thì thấy con dao nên nảy sinh ý
định giết bà Kép. Phong cầm dao đi sang nhà bà Kép và
hành hung khiến bà ngoại tử vong.
Đầu năm 2013, xử sơ thẩm lần
đầu TAND tỉnh Bình Phước tuyên
phạt Điểu Phong tù chung thân
về tội giết người. Tháng 6-2013,
Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại
TP.HCM xử phúc thẩm và hủy
toàn bộ bản án sơ thẩm. Theo
HĐXX, vụ án phạm tội không quả
tang, xảy ra trong nội bộ gia đình,
bị cáo và nhân chứng... đều là
người dân tộc thiểu số. Chứng cứ
duy nhất là lời khai Sớm nhìn thấy
vụ việc xảy ra và lời nhận tội của
Phong. Ngoài ra không có chứng cứ trực tiếp, chứng
cứ, vật chứng nào để quy kết vững chắc. Ban đầu
Phong không nhận tội, sau đó lại xin gặp trưởng trại để
khai nhận tội, đến khi xét xử lại thì kêu oan...
Sau đó, VKS tỉnh tiếp tục truy tố Phong tội giết người
và TAND tỉnh xử sơ thẩm lần hai y mức án chung thân.
Cuối năm 2017, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc
thẩm lần hai tiếp tục hủy án. Theo tòa, cấp sơ thẩm có
nhiều mâu thuẫn. Lời khai của các
nhân chứng và bị cáo tại tòa mâu
thuẫn với bản án sơ thẩm. Ngoài ra,
tòa sơ thẩm vi phạm thủ tục tố tụng
nghiêm trọng vì bị cáo là người dân
tộc thiểu số nhưng không có người
phiên dịch khi lấy lời khai, luật sư
của bị cáo không được theo suốt giai
đoạn đầu tố tụng, lấy lời khai bị cáo
vào ban đêm...
HOÀNG YẾN
Điểu Phong tại phiên phúc thẩm
lần hai. Ảnh: HY
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook