159-2019 - page 16

16
ông White, Úc cần nâng cao
năng lực quốc phòng bằng
cách cân nhắc khả năng phát
triển vũ khí hạt nhân. Úc
không thể “núp” mãi trong
“chiếc ô hạt nhân” của Mỹ,
vì Washington chỉ che chở
cho các đồng mình để phục
vụ cho lợi ích của quốc gia
này tại khu vực châu Á.
Ở mặt trận biển Đông,
theo bài phân tích của tác
giả Sam Fairall-Lee trên
trang
The Strategist
, Úc cần
có những hành động cụ thể
nhằm chứng minh lập trường
cứng rắn trước những hành
vi quân sự ngày càng nhiều
của TQ tại vùng biển thuộc
nhóm quan trọng bậc nhất
thế giới. Giới quan sát cho
rằng hiện nay Úc đơn thuần
chỉ “vẫy cờ” báo hiệu sự
hiện diện của Úc tại biển
Đông. Các cuộc tuần tra
chung giữa Úc và các nước
(như Mỹ và đồng minh Mỹ)
trên biển Đông sẽ củng cố
thêm niềm tin cho các đối
tác ASEAN trong việc đối
trọng TQ. Động thái này của
Úc càng đặc biệt có ý nghĩa
tại biển Đông trong bối cảnh
chính sách của Mỹ tại đây
dường như chưa phát huy
hiệu quả.•
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứBa16-7-2019
THỊNHHUỲNH-VĨ CƯỜNG
V
iệc leo thang quân sự
của Trung Quốc (TQ)
tại biển Đông trong vài
năm trở lại đây ngày càng
trở nên báo động. Cụ thể là
việc tăng cường hoạt động
tuần tra, bồi đắp đảo nhân
tạo để xây dựng căn cứ quân
sự, tổ chức các cuộc tập
trận và gần đây nhất là thử
nghiệm tên lửa luôn đặt an
ninh khu vực vào tình trạng
căng thẳng. Ngay cả Úc, một
quốc gia ở xa và không có
yêu sách ở biển Đông, cũng
bày tỏ sự lo ngại ngày càng
gia tăng trước quy mô quân
sự hóa biển Đông trái phép
ngày càng được mở rộng
của Bắc Kinh.
TQ gia tăng
hoạt động tại Nam
Thái Bình Dương
Hồi chuông cảnh báo đầu
tiên về khả năng TQ xây
dựng lực lượng quân sự tại
NamThái Bình Dương “rung
lên” vào tháng 4-2018. Theo
hãng tin
Fairfax Media
, Bắc
Kinh được cho là đang tiến
hành thảo luận việc thiết lập
một căn cứ quân sự lâu dài ở
Vanuatu, một đảo quốc nằm
ở phía tây nam Thái Bình
Dương, dù rằng cả TQ và
Úc đều bác bỏ thông tin này.
Trong tháng 6-2019 vừa
qua, ba tàu chiến TQ bất ngờ
cập bến Sydney khiến người
dân vô cùng bất mãn dù Thủ
tướng Úc Scott Morison ra
sức trấn an rằng chuyến
thăm này đã được lên kế
hoạch từ trước.
Trong đợt tập trậnTalisman
Sabre giữa Mỹ, Úc, Nhật
vào đầu tháng 7 vừa qua,
TQ cũng cử tàu trinh thám
với các thiết bị liên lạc tối
tân neo đậu ngoài khơi quần
đảo Queensland để thu thập
thông tin về khả năng hợp
tác chiến đấu của các bên
tham gia cuộc tập trận.
Tất cả sự kiện trên cho
thấy chuỗi đảo ở phía bắc
và đông bắc nước Úc dường
như là điểm đến tiếp theo
trên lộ trình trở thành thế
lực chủ đạo mà TQ đang
nhắm tới trên khắp vùng
Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương. Nếu hiện thực hóa
được mục tiêu này thì đồng
nghĩa là TQ có thể thay thế
trật tự tại khu vực vốn hiện
do Mỹ dẫn đầu.
Khôngnhữngvậy, theoquan
điểm của ông Hugh White,
GS danh dự về nghiên cứu
chiến lược tại ĐH Quốc gia
Úc, được đăng trên tờ
The
Guardian
vào ngày 15-7, các
động thái của TQ còn là lời
thách thức đối với vị thế làm
chủ của Úc ngay chính tại
khu vực “sân nhà”.
Bị động là thua cuộc
Để ngăn chặn sự lo ngại,
Úc không những phải tích
cực hơn trong chiến lược
quốc phòng mà còn phải
biết tận dụng mối quan hệ
với các đối tác tại khu vực
Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương.
Tại sân nhà, lực lượng
quốc phòng Úc phải áp dụng
một thế trận phòng thủ mới
bằng cách chủ động triển
khai hoạt động đến các căn
cứ ở đảo Guam và Papua
New Guinea để có thể kịp
thời đối phó với các chính
sách đe dọa và động thái có
chiều hướng tiêu cực của
TQ ở vùng biển Thái Bình
Dương, theo nhận định của
TS Malcolm Davis - một
chuyên gia phân tích cấp
cao tại Viện Chính sách
chiến lược Úc.
Bên cạnh đó, GS Hugh
White cho rằng Canberra
phải cải thiện quan hệ với
các đảo quốc lân cận, vì
khả năng phòng thủ của Úc
phụ thuộc rất lớn vào vị trí
chiến lược của nhóm nước
này. Ông White đề xuất Úc
nên thay đổi từ vị thế “ông
chủ khu vực” sang “đối tác
quan trọng” bằng việc tăng
cường tối đa vai trò và sự
hiện diện của mình.
Ngoài ra, theo gợi ý của
Hải quânÚc và Philippines diễn tập chung vào năm2017. Ảnh: AP
• Ấn Độ:
Cơ quan hàng không vũ
trụ Ấn Độ hôm 15-7 đã bất ngờ hủy
bỏ sứ mệnh mặt trăng thứ hai của
họ chưa đầy một giờ trước khi tàu
vũ trụ rời bệ phóng. Nguyên nhân
ban đầu được cho là đã có sự cố
kỹ thuật trong phương tiện phóng,
theo đài
DW
(Đức). Tham vọng của
quốc gia Nam Á này là trở thành
nước thứ tư sau Nga, Mỹ và TQ đáp
thành công lên bề mặt mặt trăng và
đã chi hơn 140 triệu USD cho sứ
mệnh lần này.
• Úc:
Tờ
Daily Mail
hôm 14-7
đưa tin bốn cậu bé tuổi từ 10 đến
14 ở TP Rockhampton, thuộc bang
Queensland đã đánh cắp một chiếc
xe của cha mẹ, để lại một mảnh giấy
tạm biệt sau đó làm chuyến du lịch
dài 1.000 km trước khi bị cảnh sát
chặn lại. Những đứa trẻ còn bị nghi
ngờ đã không trả tiền đổ xăng tại
các trạm xăng trên đường. Cảnh sát
cho biết bọn trẻ sẽ bị buộc tội nhưng
không liệt kê cụ thể các cáo buộc.
• Nhật Bản
: Hãng tin
Yonhap
mới đây dẫn báo cáo của Liên Hiệp
Quốc phát hiện Nhật Bản đã xuất
khẩu một số mặt hàng chiến lược và
xa xỉ phẩm sang CHDCND Triều
Tiên trong giai đoạn 2010-2019. Tiết
lộ này được đưa ra vào thời điểm
Tokyo cũng đang cáo buộc Seoul
tuồn vật liệu công nghiệp nhạy cảm
cho Triều Tiên. Hội đồng chuyên
gia của Liên Hiệp Quốc kêu gọi các
nước nên “hợp tác chặt chẽ” với
nhau nhằm thực thi lệnh trừng phạt.
PHẠM KỲ
Những diễn biến quan trọng
ở biển Đông gần đây
• Tổng thống Philippines bị chỉ trích vì trì hoãn thực thi
phán quyếtTòaTrọng tài (PCA). Cụ thể, hôm12-7, cựu ngoại
trưởng Philippines Albert del Rosario đã lên tiếng chỉ trích
thất bại của ông Rodrigo Duterte trong việc kêu gọi chính
quyềnTQ tuân thủphánquyết năm2016 của PCA.Theoông,
thất bại này đã tạo điều kiện cho Bắc Kinh tiến hành“nhiều
hành động đe dọa và bắt nạt bất hợp pháp ở biển Đông”.
Trước đó, hôm 26-6, ông Duterte đưa ra phát ngôn gây
tranh cãi trong nước khi tuyên bố TQ có thể khai thác
hải sản ở vùng đặc quyền kinh tế của nước này vì “tình
hữu nghị giữa hai quốc gia”. Phó chánh án Tòa án Tối cao
Philippines khẳng định phát ngôn của chủ nhân Điện
Malacanang đã“ảnh hưởng nghiêm trọng đến phán quyết
của PCA và chủ quyền của Philippines ở biển Đông”. Theo
hãng tin
AP
, động thái trì hoãn thực thi phán quyết năm
2016 của ông Duterte được cho là nhằm cải thiện quan
hệ TQ - Philippines, cũng như đổi lấy các khoản đầu tư hạ
tầng và thương mại từ Bắc Kinh.
• Mỹ tốTQbội ước camkết không quân sự hóa biểnĐông
đưa ra năm 2015. Theo đó, hôm 11-7, phát ngôn viên Bộ
Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cáo buộc TQ không giữ
lời hứa của Chủ tịch Tập Cận Bình tại cuộc họp báo chung
với cựu tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 9-2015. Cụ
thể, ông Tập từng hứa không quân sự hóa biển Đông. Bà
Ortagus cho biết Mỹ kịch liệt phản đối các hành động
nhằm khẳng định chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh ở khu
vực này. “Đó là hành vi khiêu khích, làm phức tạp hóa quá
trình giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đe
dọa an ninh các quốc gia khác và làm suy yếu sự ổn định
khu vực”- phát ngôn viên Ortagus nói, nhắc lại phán quyết
năm 2016 của PCA bác bỏ yêu sách đường chín đoạn của
TQ ở biển Đông.
Gầnđây, chínhphủÚc đã lên
kế hoạch xây dựng một cảng
mới ởDarwinđể tiếpnhận lính
thủy đánh bộMỹ. Bên cạnh đó,
Thủ tướng Úc Scott Morrison
cũng đã cam kết tài trợ hàng
triệu đôla cho hàng loạt đảo
trong khu vực để ngăn chặn
sự ảnh hưởng của TQ.
Tiêu điểm
Hồi chuông cảnh
báo đầu tiên về khả
năng TQ xây dựng
lực lượng quân sự
tại Nam Thái Bình
Dương “rung lên”
vào tháng 4-2018.
4.300
binh sĩ, 196 phương tiện cơ giới, 237 ngựa, 69 máy bay
và 39 trực thăng đã có mặt tại buổi duyệt binh nhân
Quốc khánh Pháp sáng 14-7, theo hãng tin
Reuters
. Lực
lượng quân sự từ chín nước châu Âu khác cũng có mặt
trong buổi lễ. Hàng loạt quan chức hàng đầu đã dự sự
kiện cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong
đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Ủy ban
châu Âu Jean-Claude Juncker. Phát biểu trước lễ duyệt
binh, ông Macron cho biết muốn đề cao cam kết củng
cố an ninh của Pháp và châu Âu.
PHẠM KỲ
Úc ứng phó chiến lược biển
của Trung Quốc
Úc đang nỗ lực tìm cách đối phó trước những ảnh hưởng ngàymột gia tăng của Bắc Kinh
trong khu vực ẤnĐộ Dương -Thái BìnhDương.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook