159-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa16-7-2019
Xây hầm chui
rộng 8 m
Theo quy hoạch, dự án sẽ đầu
tư nâng cấp, mở rộng 7m (hai làn
xe) lên 21m (sáu làn xe); xây dựng
vỉa hè hai bên, mỗi bên rộng 4 m;
mỗi chiều lưu thông gồm ba làn
xe, trong đó gồm hai làn xe cơ
giới và một làn xe hai bánh; xây
dựng hầm chui rộng khoảng 8 m
cho hai làn xe hai bánh rẽ trái tại
ngã ba đường Nguyễn Duy Trinh
với đường 990.
Trướcđó,ôngPhóChủtịchUBND
TP.HCMTrầnVĩnhTuyếnđã cóbuổi
khảosáttuyếnđườngNguyễnDuy
Trinh, đoạn từ vòng xoay vành đai
2 đến đường 990 vào cảng Phú
Hữu, quận 9. Sau khi khảo sát, ông
Tuyếnchorằngviệcmởrộngđường
Nguyễn Duy Trinh không những
giải quyết bài toángiao thông cho
TPmà còn tạo điều kiện thuận lợi
để các doanh nghiệp kinh doanh
tại cảng Phú Hữu.
khi hai xe container đi ngược chiều
gặp nhau thì một phương tiện phải
dừng hẳn để nhường cho xe đối diện
đi trước, tạo ra ùn tắc. Người điều
khiển xe máy cũng đành phải leo lên
vỉa hè để đảm bảo an toàn.
Một cán bộ Sở GTVT cho hay
nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao
thông (TNGT) là do mặt đường này
quá chật hẹp và chỉ có hai làn xe.
Hiện sở đang nghiên cứu phương án
cấm xe tải trên năm tấn lưu thông
trên đường Nguyễn Duy Trinh đoạn
từ Võ Chí Công đến đường số 990.
Đồng thời, hạn chế tốc độ xe lưu
thông tối đa là 40 km/giờ, thu hẹp vỉa
hè để mở rộng thêm 1 mmặt đường.
Dự kiến hoàn thành
trước năm 2022
Đại diện Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao thông
TP.HCM cho biết đường Nguyễn
Duy Trinh đoạn từ Võ Chí Công
đến KCN Phú Hữu dài khoảng 1,7
km, đây là tuyến đường chính vào
KCN và đường vào cụm cảng Phú
Hữu. Tuy nhiên, mặt bằng chỉ rộng
khoảng 7-9mnên khu vực này thường
xuyên xảy ra ùn tắc và TNGT (trong
ba năm qua, đã có 20 người chết vì
TNGT trên tuyến đường này).
Sở GTVT đã xác định đây là một
trong 19 điểm đen về TNGT, do đó
sở đã đưa ra một số giải pháp trước
mắt như sử dụng vốn duy tu để mở
rộng lề đường; bổ sung thêm biển
cấm các xe tải vào đoạn đường này
vào các giờ cao điểm sáng, chiều.
“Đây cũng chỉ là giải pháp trướcmắt
và tạm thời để đảm bảo an toàn giao
thông khu vực. Năm2015, do tính cấp
bách, dự án đã được UBND TP chấp
thuận đề xuất và giao cho nhà đầu tư
là Công ty CPVận tải và Thươngmại
Quốc tế (ITC) thực hiện theo hình thức
BT. Tuy nhiên, do hiện nay vẫn đang
chờ nghị định hướng dẫn về việc sử
dụng tài sản công để thanh toán cho
nhà đầu tư dự ánBTnên chưa thể thực
hiện. Vì vậy, TP đã giao Ban quản lý
dự án đầu tư các công trình giao thông
nghiên cứu đầu tư hoàn chỉnh đường
Nguyễn Duy Trinh theo quy hoạch
30 m bằng vốn ngân sách” - vị đại
diện cho biết.
Vị đại diện này cũng cho hay dự
án có những đặc điểm nổi bật là
tăng số làn xe để đáp ứng lưu lượng
lưu thông, đảm bảo khả năng thông
hành ra vào cụm cảng Phú Hữu;
phân tách làn xe cơ giới và làn xe
hai bánh để đảm bảo an toàn giao
thông; tiết giảm giao cắt tại ngã ba
ĐÀOTRANG
H
iện đường Nguyễn Duy Trinh
đang là nỗi ám ảnh của nhiều
người tham gia giao thông
khi liên tục xảy ra nhiều vụ tai nạn
thương tâm, bên cạnh đó thực trạng
kẹt xe vào mỗi giờ cao điểm cũng
là vấn đề đáng lo ngại của người
dân khu vực. Vì vậy, mới đây Ban
quản lý dự án các công trình giao
thông TP.HCM đã trình HĐND TP
đề án thực hiện dự án mở rộng tuyến
đường này.
Thấp thỏm khi đi đường
Theo ghi nhận của PV, vào những
giờ cao điểm, nhiều xe container
nằm xếp hàng trên vòng xoay Phú
Hữu để đi vào cảng Cát Lái. Thậm
chí xe container còn xếp hàng dài từ
vành đai 2 dẫn xuống đường Võ Chí
Công, vòng xoay Phú Hữu khiến tình
hình giao thông bị hỗn loạn. Đường
nhỏ, số lượng xe container dày đặc,
các xe máy chỉ đành len lỏi qua các
kẽ hở giữa hàng trăm xe container
đang dàn hàng trên đường.
Anh Nguyễn Duy Hải, tài xế xe
container, cho biết: “Tôi thường
xuyên ra vào cảng Phú Hữu, thực sự
đi lại rất áp lực. Không chỉ vậy, thời
gian di chuyển từ xa lộ Hà Nội để
vào cảng Phú Hữu nhiều khi mất 5
giờ. Tôi cũng mong đường sớm khởi
công để giao thông thuận tiện hơn”.
Vừa thoát ra khỏi dòng xe container
đông đúc, chị Nguyễn Thị Phương
thở phào, chia sẻ: “Biết là nguy hiểm
khi len lỏi qua dòng xe containner
nhưng không có con đường nào khác
để đi cả. Nhà tôi bên phường Phú
Hữu nên chỉ cần băng qua vòng xoay
Phú Hữu là về đến nhà. Nhưng ngày
nào đi làm về cũng như cuộc chiến”.
Do đường quá nhỏ hẹp nên mỗi
Người dân thấp thỏmkhi di chuyển trênđườngNguyễnDuy Trinh. Ảnh: ĐÀOTRANG
Khắc phục “cung đường tử thần”
Nguyễn Duy Trinh
Dự án nâng cấp, mở rộng đường NguyễnDuy Trinh (quận 2 nối quận 9, TP.HCM) sẽ được thực hiện
từ năm2019 đến 2022.
đường Nguyễn Duy Trinh và đường
990; xây dựng vỉa hè để phục vụ nhu
cầu đi lại, sinh hoạt của nhân dân
khu vực. Dự kiến tổng mức đầu tư
của dự án là hơn 832 tỉ đồng. Trong
đó, chi phí xây lắp là hơn 230 tỉ
đồng, chi phí giải phóng mặt bằng
khoảng 600 tỉ đồng.
Sau khi dự án được phê duyệt thì
sẽ giao cho UBND quận 2 và quận 9
thực hiện giải phóng mặt bằng. Nếu
việc giải phóng mặt bằng được tiến
hành thuận lợi thì dự án sẽ hoàn thiện
sau 18 tháng thi công. Nếu khởi công
được trongcuối năm2020 thì dựánnày
phải được phê duyệt trong năm2019.
Vì vậy, để dự án này sớm được khởi
công theo kế hoạch đề ra thì cần có sự
phối hợp giữa các sở, ban, ngành và
chỉ đạo của UBND TP.HCM.•
Để dự án này sớm được
khởi công theo kế hoạch
đề ra thì cần có sự phối
hợp giữa các sở, ban,
ngành và chỉ đạo của
UBND TP.HCM.
Yêu cầu nhà thầu cao tốc Bến Lức -
Long Thành trồng rừng thay thế
Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam
(VEC) vừa nhắc nhở Tổng Công ty Xây dựng công trình
giao thông 6 (Cienco 6) về việc chậm trễ thực hiện công tác
trồng rừng thay thế của gói thầu A7 dự án đường cao tốc
Bến Lức - Long Thành.
Theo đó, VEC yêu cầu Cienco 6 - nhà thầu đảm nhận
thi công gói thầu A7 dự án đường cao tốc Bến Lức - Long
Thành cần khẩn trương liên hệ với ban quản lý rừng phòng
hộ Long Thành để được cung ứng cây giống thực hiện trồng
rừng thay thế theo đúng quy định của hợp đồng. Trường
hợp cây giống không được cung ứng đủ, nhà thầu chủ
động tìm thêm nguồn cung nhằm đảm bảo đủ số lượng và
yêu cầu của phương án trồng rừng đã được phê duyệt.
Về lịch cụ thể, trong ngày hôm nay (16-7), nhà thầu
A7 phải báo cáo Ban quản lý dự án các đường cao tốc
phía Nam (đại diện chủ đầu tư) kế hoạch chi tiết thực hiện
trồng rừng thay thế và trong khoảng thời gian từ tháng 7
đến hết tháng 9-2019, nhà thầu A7 phải nghiêm túc hoàn
tất việc trồng rừng thay thế để đảm bảo mùa vụ trồng
rừng 2019 của địa phương.
Bên cạnh đó, nhà thầu A7 hoàn toàn chịu trách nhiệm
việc chậm trễ thực hiện công tác trồng rừng thay thế theo
quy định. Gói thầu A7 là một trong ba gói thầu xây lắp phía
đông dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, có lý
trình Km 52+400 - Km 57+700 với chiều dài gói thầu 5,3
km. Trong đó bao gồm hơn 2 km đường và hơn 3,2 km cầu;
một nút giao quốc lộ 51; một trạm thu phí; tường chống ồn;
hệ thống an toàn giao thông và hệ thống chiếu sáng…
Có hai cầu nằm trên tuyến chính là cầu Thị Vải và cầu Rạch
Ngoài với tổng chiều dài hơn 3,2 km, chiều rộng 24,5 m.
KIÊN CƯỜNG
Khẩn trương ngăn tai nạn do
xe dừng, đỗ
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các cục
quản lý đường bộ, Sở GTVT trên cả nước và các nhà đầu tư
BOT về xử lý tình trạng dừng, đỗ xe không đúng quy định
trên đường.
Theo đó, thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ tai nạn giao
thông nghiêm trọng liên quan đến xe dừng, đỗ trên đường;
xe đi trên đường đâm vào các xe dừng, đỗ gây thiệt hại
đáng kể về người và tài sản.
Qua theo dõi, hiện có tình trạng các chủ phương tiện đã
sử dụng lòng, lề đường làm nơi để xe lâu dài, nhiều giờ, qua
đêm, thậm chí còn sử dụng bạt phủ xe để đỗ nhiều ngày.
Trong khi đường sá hiện nay còn chật hẹp, lưu lượng phương
tiện ngày càng tăng, việc đỗ xe dọc đường gây thắt hẹp lòng,
lề đường, ùn tắc giao thông, ảnh hưởng lớn tới năng lực
thông hành và tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông.
Để kịp thời phòng ngừa tai nạn xảy ra, nâng cao an toàn
giao thông trên đường bộ, Tổng cục Đường bộ yêu cầu các
đơn vị nêu trên rà soát kiểm tra các vị trí đường hẹp, mức
độ lưu thông lớn để tiến hành cắm biển báo cấm đỗ xe,
trường hợp cần thiết có thể cắm biển cấm dừng, cấm đỗ xe.
Tại các vị trí, đoạn đường có tình trạng xe đỗ thường
xuyên, chủ xe để xe ngoài đường thay vì cho vào bãi gửi
thì làm việc với chính quyền địa phương tuyên truyền, nhắc
nhở, cần thiết thì cắm biển cấm đỗ xe.
 “Kinh phí cắm biển báo, các đơn vị chủ động thực hiện
trong kinh phí bảo dưỡng thường xuyên hoặc đề xuất bổ
sung vào dự án sửa chữa đường bộ lân cận...” - Tổng cục
Đường bộ chỉ đạo.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook