159-2019 - page 9

9
Trung tâmđiềuhànhgiao
thông thôngminh sẽgỡùn tắc
Bí thưThành ủy yêu cầu các sở, ngành liên quan sớmnghiên cứumở rộng
hệ thống điều khiển giao thông thôngminh thời gian tới.
PHANCƯỜNG
Cần nâng cấp, mở rộng
Trung tâm Điều hành
giao thông thông minh
TP.HCM để đáp ứng yêu cầu
quản lý, điều hành giao thông,
trong đó ưu tiên mở rộng ra
các quận, huyện có mật độ lưu
thông cao”, Bí thư Thành ủy
TP.HCMNguyễn Thiện Nhân
chỉ đạo tại buổi khảo sát trung
tâm này ngày 15-7.
Học hỏi kinh nghiệm
quốc tế
Ông Nguyễn Thiện Nhân
cho rằng việc trung tâm đã kết
nối gần 1.000 camera ở TP để
giám sát và điều khiển giao
thông thể hiện khả năng làm
chủ công nghệ, giúp TP kiểm
soát tốt vấn đề giao thông, nhất
là ở khu vực trung tâm và các
cửa ngõ.
“Sở GTVT và các sở, ngành
sớm nghiên cứu mở rộng hệ
thống này thời gian tới, trong
đó ưu tiên các quận, huyện có
mật động lưu thông cao, dựa
trên các tính toán lưu lượng
các phương tiện. Ngoài ra,
cần xác định rõ đối tác chiến
lược của đề án; học hỏi kinh
nghiệm quốc tế, xây dựng các
khóa đào tạo, cử người đi đào
tạo ở nước ngoài… để chuẩn
bị nhân lực cho giai đoạn sau”
- ông Nhân yêu cầu.
Trao đổi về vấn đề này, Phó
Chủ tịch UBNDTP.HCMTrần
Vĩnh Tuyến cho biết thời gian
tới, TP sẽ nâng cấp công nghệ
của Trung tâm Điều hành giao
thông thông minh để phù hợp
với Trung tâm Điều hành đô
thị thông minh. Bên cạnh đó,
TPcũng hướng tới xây dựng hệ
thống mạng riêng, gắn với thí
điểm triển khai mạng 5G cho
giao thông thông minh cũng
như đô thị thông minh của TP.
Báo cáo với bí thư Thành
ủy, Giám đốc Sở GTVT TP,
ông Trần Quang Lâm cho biết
trong giai đoạn 2, trung tâm
sẽ được mở rộng với quy mô
toàn thành, bổ sung thêm sáu
chức năng mới so với hiện tại.
“Sở cũng sẽ tiếp tục đầu tư mở
rộng mạng lưới camera giám
sát giao thông lắp đặt phủ khắp
các vị trí có tình hình giao thông
phức tạp, các điểm đen về tai
nạn giao thông, ùn tắc giao
thông” - ông Lâm nói.
Gỡ bốn khó khăn
Báo cáo về tình hình ứng
dụng công nghệ thông tin trong
quản lý và điều hành giao thông
đô thị của Sở GTVT TP cũng
cho thấy hiện có bốn khó khăn
trong quá trình triển khai đề án
cần sớm được tháo gỡ.
Thứ nhất, việc ứng dụng
các giải pháp công nghệ mới
còn chậm và chưa đồng bộ,
chưa hỗ trợ nhau trong việc
giải quyết các vấn đề về giao
thông đô thị. Mặt khác, công
tác duy tu, bảo trì cũng chưa
được chuẩn hóa, quá trình cập
nhật công nghệ chưa đảm bảo
tốc độ phát triển của công nghệ
thông tin thế giới.
Thứ hai, về cơ sở hạ tầng
truyền dẫn (được xem là xương
sống củamột đô thị thôngminh),
Sở GTVT cho rằng việc thuê
dịch vụ hạ tầng truyền dẫn để
kết nối các thiết bị từ các nhà
mạng viễn thông như hiện nay
phát sinh nhiều hạn chế như
chi phí thuê, mức độ ổn định,
băng thông, an ninh... Do đó,
sở này kiến nghị cần nghiên
cứu quy hoạch hệ thống hạ
tầng truyền dẫn đồng bộ phục
vụ quản lý đô thị thông minh
thời gian tới.
Vấn đề thứ ba là về hệ thống
pháp lý, các tiêu chuẩn, quy
chuẩn, định mức trong lĩnh
vực công nghệ thông tin chưa
đầy đủ nên việc thực hiện các
dự án công nghệ thông tin theo
quy trình đầu tư công như hiện
nay không đảm bảo tốc độ phát
triển nhanh chóng của công
nghệ. “Hiện nay, tiêu chuẩn
Việt Nam về kiến trúc tổng thể
cho hệ thống giao thông thông
minh vẫn chưa được ban hành
(BộGTVTđang trong quá trình
soạn thảo)” - SởGTVTbáo cáo.
Cuối cùng là khó khăn về
nguồn nhân lực chất lượng
cao phục vụ công tác quản
lý và vận hành hệ thống giao
thông thông minh còn hạn chế,
chưa thể đảmbảo cho việc phát
triển bền vững của hệ thống
giao thông thông minh trong
tương lai. “Ngoài ra, chế độ đãi
ngộ cho nguồn nhân lực chất
lượng cao chưa tương xứng nên
ảnh hưởng đến công tác tuyển
dụng” - Sở GTVT cho biết.•
Bí thư Thành
ủy TP.HCM
Nguyễn
ThiệnNhân
tìmhiểu hoạt
động của
Trung tâm
Điều hành
giao thông
thôngminh
ngày 15-7.
Ảnh: TL
Hình thành trung tâm điều khiển
giao thông thông minh toàn TP
Đề án xây dựng Trung tâm Điều hành giao thông thông
minhTP.HCM (được xem là hiện đại nhất cả nước) với giai đoạn
1 (2019-2020) đưa vào hoạt động Trung tâm Giám sát và điều
khiển giao thông tập trung trên cơ sở nâng cấp, tận dụng hệ
thống hạ tầng hiện hữu. Giai đoạn này, cơ quan chức năng đã
đầu tư lắp đặt, kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu 775 camera
giám sát giao thông tập trung tại trung tâm; cùng đó tổ chức
điều khiển đèn tín hiệu giao thông phù hợp cho 188 nút giao
thông quan trọng thuộc 78 tuyến đường khu vực trung tâm
TP và 28 nút giao thông trên tuyến Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ,
Đồng Văn Cống.
Giai đoạn 2 (sau 2020), hoàn thành Trung tâm Điều hành
giao thông thông minh với quy mô toàn TP trên cơ sở nền
tảng Trung tâm Giám sát và điều khiển giao thông giai đoạn
1 và các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin đã thực
hiện. Dự kiến mô hình Trung tâmĐiều hành giao thông thông
minh hoàn chỉnh sẽ bao gồm 10 chức năng chính gồm: Giám
sát giao thông, điều khiển giao thông, cung cấp thông tin giao
thông, hỗ trợ xử lý vi phạm giao thông, giám sát và điều hành
hệ thống giao thông công cộng...
Báo cáo của Sở GTVT
TP cũng cho thấy hiện
có bốn khó khăn trong
quá trình triển khai
đề án điều hành giao
thông thôngminh cần
sớmđược tháo gỡ.
Thủ tướng: Dừng trạm BOT nếu
trì hoãn thu phí không dừng
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 849/CĐ-
TTg về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống
thu phí giao thông đường bộ theo hình thức điện tử tự
động không dừng (ETC). Theo đó, Thủ tướng yêu cầu
Bộ GTVT, UBND các tỉnh và Ủy ban Quản lý vốn
Nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương thực hiện các
giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai ETC theo đúng
quy định. “Cụ thể, bảo đảm chậm nhất trước ngày 31-
12-2019 chuyển sang thu phí tự động đối với tất cả
trạm thu phí trên toàn quốc...” - công điện nêu rõ.
Thủ tướng cũng chỉ đạo yêu cầu nhà đầu tư dừng
hoạt động thu phí đối với các dự án có trạm thu phí
không chuyển sang thu tự động không dừng, theo đúng
quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng.
Đối với Bộ GTVT, Thủ tướng chỉ đạo tăng cường
giám sát, kiểm tra, đảm bảo hệ thống ETC hoạt động
tin cậy, không có sự cố, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
kỹ thuật, quy chuẩn và các quy định của pháp luật
trong quá trình đầu tư và sử dụng hệ thống. Bên
cạnh đó, chỉ đạo các cơ sở đăng kiểm và các đơn vị
có liên quan thực hiện dán thẻ đầu cuối (Etag) đối
với tất cả phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
thuộc đối tượng thu phí giao thông đường bộ. Phối
hợp dán thẻ Etag đối với các phương tiện của Bộ
Công an và Bộ Quốc phòng.
Theo Bộ GTVT, việc triển khai dịch vụ ETC chia
làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 với tổng số trạm
thuộc phạm vi dự án là 44; giai đoạn 2, tổng số trạm
thuộc phạm vi dự án là 33 trạm. “Theo kế hoạch sẽ
lắp đặt và vận hành các trạm trong năm 2019 theo
đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ” - Bộ GTVT
cho biết.
VIẾT LONG
5 căn nhà bất ngờ đổ sụp
xuống sông lúc rạng sáng
Rạng sáng 15-7, tại rạch Nha Mân (đoạn thuộc
ấp Tân Thuận, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu
Thành, Đồng Tháp) đã xảy ra một vụ sạt lở khiến
năm căn nhà bị sụp xuống sông hoàn toàn, bảy căn
nhà khác bị ảnh hưởng.
Theo người dân, vào khoảng 5 giờ sáng cùng
ngày, họ nghe tiếng rắc rắc, sau đó là tiếng động ầm
ầm ở phía rạch Nha Mân, đoạn từ cầu Lò Heo đến
đình Tân Nhuận Đông nên chạy ra xem thì phát hiện
dãy nhà cặp con rạch đã bị sụp và chìm dần xuống
mặt nước.
Theo ngành chức năng, khu vực sạt lở có chiều
dài khoảng 100 m, ăn sâu vào đất liền 4 m đã khiến
năm căn nhà bị sụp xuống sông hoàn toàn. Con lộ
nông thôn cũng bị chia cắt. Hiện địa phương đang
thống kê thiệt hại về tài sản. Được biết khu vực này
có khoảng 12 căn nhà của dân, thời điểm xảy ra sạt
lở đa số các hộ dân đã di chuyển nơi khác ở (còn
một hộ dân sinh sống), nhà chỉ chứa đồ nên không
có thiệt hại về tính mạng.
Ông Võ Đình Trọng, Trưởng phòng NN&PTNT
huyện Châu Thành, cho biết khoảng ba tuần trước,
khu vực này đã có dấu hiệu bất bình thường nên
chính quyền địa phương đã vận động, hỗ trợ người
dân chủ động di dời ra khỏi vùng nguy hiểm. Hiện
bảy căn còn lại cũng bị đe dọa có nguy cơ bị sạt lở.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, ngành chức năng đã
đến khảo sát, hỗ trợ mỗi gia đình có nhà bị sụp 3 triệu
đồng. Trước tình hình sạt lở diễn biến phức tạp, lực
lượng quân sự, công an đã được huy động đến hỗ trợ
người dân tháo dỡ, di dời vật dụng trong bảy căn nhà
còn lại và lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm.
HẢI DƯƠNG
Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân tháo dỡ và
di dời đồ đạc còn sót lại. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Tiêu điểm
2
sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ loại
giỏi thuộc ĐH bang Arizona
vừa được Sở GTVT TP tiếp nhận
để trực tiếp vận hành mô hình
mô phỏng dự báo nhu cầu giao
thông của TP.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook