178-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
Thứ Tư7-8-2019
TRÚCPHƯƠNG
N
gày 3-8, vụ việc ông
cụ Oki Toshiyuki (83
tuổi, du khách Nhật
Bản) đã phải chi trả 2,9 triệu
đồng cho một cuốc xích lô
5 phút dạo quanh TP.HCM
đã gây nên làn sóng phẫn nộ
trong cộng đồng.
Chuyện này không mới
nhưng nếu không quyết liệt
ngăn chặn thì đây chính là
mối nguy lớn cho nền du lịch
nước nhà.
Biết giá trước vẫn bị
“chặt chém”
AnhVõ Hoàng Tâm, giảng
viên khoa Luật Trường ĐH
Cần Thơ, kể lại với chúng
tôi một kinh nghiệm rút ra
từ chuyến du lịch mới đây
của mình.
“10 người chúng tôi vào ăn
lẩu, cửa hàng không niêm yết
giá, vì vậy chúng tôi hỏi giá
trước khi ăn, chủ cửa hàng
bảo 200.000 đồng/người, như
vậy nồi lẩu có giá là 2 triệu
đồng. Chúng tôi bỏ đi ra, chủ
cửa hàng kêu lại và tính giá
100.000 đồng/người, chúng
tôi tiếp tục đi, chủ cửa hàng
tiếp tục kêu lại và tính giá
50.000 đồng/người, chúng
tôi vẫn đi. Kinh nghiệm
được rút ra là nếu không có
giá rõ ràng thì tốt nhất bạn
đừng bao giờ mua hàng hóa
hoặc sử dụng dịch vụ” - anh
Tâm nói.
Thế nhưng cho dù biết giá
rồi thì việc “chặt chém” vẫn
diễn ra. Chia sẻ với PV báo
PhápLuật TP.HCM
, chị Jimny
Thúy Hạnh (31 tuổi, Việt kiều
Canada) cùng chồng là anh
David Francis (35 tuổi, quốc
tịch Canada) vẫn chưa hết
những bực dọc trong chuyến
du lịch đến Việt Nam (VN)
lần này.
“Tuần rồi hai vợ chồng tôi
đi ăn ở một tiệm nhỏ trên
đường Võ Văn Tần (quận 3,
TP.HCM), chúng tôi chỉ gọi
hai phần cơm gà nhưng phải
trả đến gần 400.000 đồng dù
giá để trên menu chỉ 75.000
đồng/đĩa. Chúng tôi không
dùng gì thêm ngoài hai món
đã ghi sẵn và chụp ảnh trên
thực đơn” - chị Hạnh kể lại.
Theo chị Hạnh, trong quá
trình đi lại, mua sắm, vợ
chồng chị đã phải trả số tiền
cao hơn mức giá được bán
cho người dân địa phương.
Sự đắt đỏ có lẽ từ cái mác
Việt kiều, ngoại quốc.
“Khi chúng tôi đi dạo xung
quanh TP, có rất nhiều người
bán hàng rong níu kéo chúng
tôi mua hàng của họ. Nếu
chúng tôi không mua thì cứ
bị làm phiền, nếu mua thì họ
lại bán với giá cao hơn rất
nhiều khi họ bán cho người
Việt khác. Tại sao người
nước ngoài thì phải trả giá
cao hơn, điều này là không
công bằng” - anh David
Francis bày tỏ bức xúc.
Cần có cơ chế bảo vệ
du khách
Trước tình trạng nhiều du
khách bị “chặt chém”, hét
giá khi tham quan, du lịch,
TS Trương Hoàng Phương,
thành viên Ban nghiên cứu
sản phẩmdu lịch, Hiệp hội Du
lịchTP.HCM, bày tỏ cảm thấy
vô cùng phẫn nộ về cách hành
xử củamột bộ phận người bán
hàng thiếu văn minh.
“Việc “chặt chém”, hét
giá, chửi bới du khách khiến
ngành du lịchVN trở nên xấu
xí trong mắt bạn bè quốc tế.
Điều này luôn mang lại tâm
lý bất an cho du khách” - TS
Trương Hoàng Phương nói.
Vấn nạn trên xuất phát từ
chính sự thiếu ý thức và đạo
đức của người bán. Lợi dụng
tâm lý chủ quan, không thông
thạo về giá cả, sản phẩm bản
địa của du khách, người bán
dễ dàng thổi phồng mức giá.
Khi người mua có thắcmắc sẽ
nhận lại sự thiếu thiện cảm,
đe dọa, thách thức. Những
du khách quốc tế thường là
đối tượng dễ bị “chặt chém”
nhiều nhất.
Trước tình trạng này, bên
cạnh sự vào cuộc của cơ quan
chức năng, các công ty du lịch
cần có sự tư vấn, hướng dẫn
cho du khách về cách tránh
bị “chặt chém”.
“Khách quốc tế tìm đến
VN không phải chỉ vì phong
cảnh, ẩm thực mà còn vì văn
hóa, con người VN. Những
hình ảnh xấu xí về con người
VN là một trong những lý do
khiến nhiều du khách nước
ngoài một đi không trở lại”
- TS Trương Hoàng Phương
bày tỏ.•
Tạm giữ hình sự người chạy xích lô
“chặt chém” khách Nhật
Công an quận 1, TP.HCM đã ra
quyết định tạm giữ hình sự với ông
Phạm Văn Dũng (49 tuổi, quận 4),
nghi can trong vụ chạy xích lô “chặt
chém”du khách Nhật 2,9 triệu đồng,
để điều tra về hành vi cướp giật tài
sản. “Chúng tôi đang củng cố hồ sơ
để xử lý. Quan điểm của chúng tôi là
phải xử lý nghiêm tình trạng “chặt
chém” du khách” - nguồn tin cho hay. Tối 6-8, nguồn tin
cho biết như trên.
Trước đó Công an quận 1 cho biết dù chưa nhận được
đơn trình báo của bị hại nhưng ngay khi tiếp nhận thông
tin, lãnh đạo quận đã chỉ đạo Đội Cảnh sát hình sự Công
an quận 1 nhanh chóng rà soát, xác minh làm rõ vụ việc.
Chỉ trong thời gian ngắn, trinh sát hình sự quận 1 đã nhanh
chóng xác định được người này và vận động Dũng ra trình
diện vào tối 5-8.
ÔngDũng khai sáng 3-8 đang đạp xích lô tại Công trường
Mê Linh (quận 1) thì thấymột du khách cao tuổi người nước
ngoài vẫy xích lô yêu cầu về khách sạn Riverside (đườngTôn
Đức Thắng, quận 1).
ÔngDũng chở khách tới khách sạn, lấy tiền công 500.000
đồng rồi xin thêm. Lúc ông này mở ví, thấy vị du khách đã
già, chậm chạp, trong ví nhiều tiền nên ông Dũng tự cầm
lấy bóp lấy thêm2,4 triệu đồng. Tổng cộng Dũng đã lấy của
vị du khách 2,9 triệu đồng cho cuốc xích lô 5 phút.
NGUYỄNTRÀ
Đủ kiểu cướp tiền du khách
- Cuốc xe 200.000 đồng, lấy 800.000 đồng.
Đầu tháng
7 vừa qua, một tài xế ô tô chạy dịch vụ taxi công nghệ ở
TP.HCM đã thỏa thuận giá chặng đi với một du khách quốc
tế vừa đến TP.HCM là 200.000 đồng. Tuy nhiên, khi đến nơi
thì tài xế đã lấy của khách 800.000đồng. Tiếp nhận thông
tin,Trung tâm thông tin và hỗ trợ khách du lịch thuộcTrung
tâm Xúc tiến du lịch TP.HCM vào cuộc xác minh, phối hợp
với các cơ quan chức năng truy tìm và thu hồi toàn bộ tiền
trả lại cho khách.
- Lái xe xích lô trả tiền âmphủ cho khách nước ngoài.
Tháng 7-2018, hai du khách người Pháp thuê người lái
xích lô chở đi dạo Hà Nội trong vòng 1 giờ với giá 600.000
đồng. Kết thúc chuyến đi, hai du khách người Pháp đưa cho
người đạp xích lô 1,5 triệu đồng. Sau đó, người lái xích lô
thối lại cho họ 900.000 đồng (một tờ 500.000 đồng và hai
tờ 200.000 đồng).
Sáng hôm sau, hai du khách nước ngoài đã sử dụng ba
tờ tiền trên để trả phí đi taxi thì tài xế taxi mới cho biết đó
là tiền âm phủ.
- Túi bánh rán trị giá 700.000 đồng.
Câu chuyện này
diễn ra ở phố cổ Hà Nội cách đây hai năm, do tài khoản T.A
chia sẻ trên mạng xã hội khi chứng kiến một nữ du khách
nước ngoài bị “móc túi” bằng cách ép mua một túi bánh
rán với giá 700.000 đồng. Theo tài khoản T.A, người bán đã
liên tục chìa túi bánh vào mặt nữ du khách này để ép mua.
Đợi đến khi nữ du khách mở ví để trả tiền, họ đã cho tay
thật nhanh vào ví của nữ du khách móc lấy một tờ 500.000
đồng và một tờ 200.000 đồng rồi bỏ đi.
Nạn“chặt chém” làmxấudu lịchViệt
Thành phố cần tuyên truyền cho đội ngũ xích lô, người bán hàng rong, tiểu thương…để không còn
nạn “chặt chém” khách du lịch. Ảnh: HTD
“Việc “chặt chém”,
hét giá, chửi bới du
khách khiến ngành
du lịch VN trở nên
xấu xí trong mắt
bạn bè quốc tế. Điều
này luôn mang lại
tâm lý bất an cho
du khách.”
TS
TrươngHoàng Phương
Nhiều chuyên gia lo ngại vấn nạn “chặt chém” khiến du khách đến Việt Nam rồi “một đi không trở lại”.
Tiêu điểm
1087
là số điện thoại của tổng đài
thông tin du lịch để tiếp nhận
và chuyển xử lý thông tin, cung
cấp các số hotline của các đơn
vịhànhchínhchokháchdulịch.
Đườngdâynóng028.38234056
của Thanh tra Sở Du lịch tiếp
nhận các thông tin phản ánh
về công tác thanh tra, an ninh
trật tự trong du lịch.
Một trụ điện đứng giữa
đầu hẻm 903 Trần Xuân
Soạn (phường Tân Hưng,
quận 7, TP.HCM) gây nguy
hiểm cho xe cộ ra vào hẻm,
nhất là vào ban đêm
(ảnh).
Người dân khu vực nơi
đây rất mong cơ quan chức
năng sớm di dời trụ điện
này để đảm bảo an toàn
cho người dân ra vào hẻm.
THIÊN THẢO
Góc ảnh
Tôi làm kế toán tại một trường học
và ký hợp đồng theo Nghị định số
68/2000. Vừa rồi tôi được nhà trường
thông báo tôi phải kết thúc hợp đồng do cắt giảm biên chế.
Tuy nhiên, trường lại cắt lương của tôi trước khi ra quyết
định cho thôi việc. 
Cho tôi hỏi, việc cho nghỉ việc và cắt lương trước khi
ra quyết định cho thôi việc của trường có đúng quy định
pháp luật không?
Bạn đọc
​V.Hương
(Vũng Tàu)
Luật sư
Nguyễn Thị Diệu Hiền
,
Đoàn Luật sư tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu
, trả lời: Người lao động ký hợp đồng
theo Nghị định số 68/2000 về thực hiện chế độ hợp
đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính
nhà nước, đơn vị sự nghiệp mà không phải cán bộ,
công chức, viên chức và không thuộc chỉ tiêu biên chế
thì hợp đồng này được điều chỉnh theo Bộ luật Lao
động, Bộ luật Dân sự.
Theo đó, phải xem xét hợp đồng lao động mà
người lao động ký kết với trường như thế nào thì mới
khẳng định được việc cho nghỉ việc đối với bạn là
đúng hay sai.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc cắt lương
trước khi ra quyết định cho thôi việc là hoàn toàn
không đúng quy định pháp luật.
NGUYỄN HIỀN
ghi
Cắt lương rồi mới cho nghỉ việc là sai
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook