178-2019 - page 5

5
Thời sự -
Thứ Tư 7-8-2019
“Nhà tuhành”đánh
dãman trẻ tu tập
VớinhữngtrậnđòncủaôngĐức,béK.phải
nằmbệnhviệnđiềutrịhơnmộttuầnvàhiệnvẫn
hoảngloạn,luônthantứcngực,khóthở,đauđầu.
Ngày 6-8, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hàm
Thuận Bắc, Bình Thuận đã trưng cầu giám định
thương tật với bé trai TVĐK (11 tuổi) để làm rõ
việc cháu bị bạo hành.
Theo đơn tố cáo của bà Võ Thị Hương (mẹ cháu
K., ngụ TP Phan Thiết), tháng 6-2019, K. nghỉ hè và
được giới thiệu có một ngôi chùa ở xã Hàm Chính,
huyện Hàm Thuận Bắc do người đàn ông tên Lương
Việt Đức (pháp danh Thiện Lam) nhận học sinh tiểu
học vào học khóa tu mùa hè nên gửi con vào học.
Khoảng một tuần sau, K. gọi điện thoại về cho mẹ
cho biết là mỗi lần ngủ, K. đều bị thầy Thiện Lam
ôm ấp, siết chặt rất khó chịu, không ngủ được. Đến
sáng 16-7, bà Hương nhận được cuộc gọi của ông
Thiện Lam yêu cầu lên Hàm Chính gấp để nhận con
về với lý do K. hư hỏng, xem phim đồi trụy.
Người mẹ tới
thì bất ngờ khi
thấy khắp nơi trên
thân thể con trai
hằn những vết roi
bầm tím, nhiều vết
lở loét sâu, rướm
máu đã sắp thành
sẹo. K. kể em bị
thầy Thiện Lam
buộc phải quỳ gối
để đánh đập bằng
ống nước, ngất xỉu
nhiều lần.
Được biết với
những trận đòn
của ông Đức, bé
K. phải nằm bệnh
viện điều trị hơn
một tuần và đã xuất viện. Tuy nhiên, hiện nay K.
vẫn than tức ngực, khó thở, đau đầu và hằng đêm
khi ngủ đều giật mình la hét hoảng loạn. Trao đổi
với chúng tôi, đại diện Phòng LĐ-TB&XH TP Phan
Thiết cho biết đã đến thăm gia đình bé K. và đang
lập hồ sơ để hỗ trợ do gia đình bé rất khó khăn.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, “ngôi chùa” của
ông Đức thực ra do ông ta tự dựng lên và chưa
được Giáo hội Phật giáo cũng như chính quyền địa
phương công nhận. Địa phương cũng chưa có văn
bản nào đồng ý cho ông Đức được phép nhận trẻ em
về học tập hè tại gia đình, thế nhưng hiện có ít nhất
sáu bé trai từ chín đến 14 tuổi đang học khóa tu hè
tại đây.
Hiện vụ việc đang chờ Cơ quan CSĐT Công an
huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) kết luận, xử
lý. Và theo luật sư Đặng Trường Thanh, Đoàn Luật
sư TP.HCM, không cần tỉ lệ thương tật của bé K.
từ 11% trở lên mới khởi tố vì theo quy định, người
nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tích dưới 11%
nhưng thuộc một trong các trường hợp: Phạm tội
nhiều lần đối với cùng một người, hoặc đối với trẻ
em, hoặc người khác không có khả năng tự vệ… thì
phải khởi tố hình sự.
PHƯƠNG NAM
Ông Đức xin gỡ bài
Chiều6-8, saukhi
PhápLuật
TP.HCM
có bài viết phản ánh
thông tin, nhân vật phản ánh
trong bài là ông Lương Việt
Đức đã liên hệ với PV.
Ông Đức thừa nhận bài
báo phản ánh là đúng, ông
có đánh bé TVĐK (11 tuổi) là
do bé không nghe lời nhưng
ông xin gỡ bài báo vì“sẽ ảnh
hưởngđếnGiáohộiPhậtgiáo”
và hứa hẹn “bao nhiêu tiền
cũng sẽ đáp ứng”…Dĩ nhiên
lời đề nghị này bị PV từ chối
thẳng thừng.
Bé trai 11 tuổi bị một người tu hành đánh dãman.
Ảnh: P.NAM
Đề nghị công nhận liệt sĩ
cho anh Thao Văn Súa
Bộ trưởng Bộ Công an đánh giá sự hy sinh của anh Súa đã thể hiện tinh
thần, phẩm chất của người chiến sĩ công an vì hạnh phúc của nhân dân.
Đến 19 giờ, trong
lúc đang miệt mài
thực hiện nhiệm vụ,
một khối lượng đất
đá từ trên núi cao
ào ào đổ xuống vùi
lấp vị trưởng công
an xã.
Bản Sa Ná vẫn còn tám người mất tích
Chiều 6-8, thi thể em Hà Văn Quỳnh (10 tuổi, ngụ bản Sa
Ná, xã Na Mèo, Quan Sơn) đã được tìm thấy. Quỳnh là một
trong sáu thành viên của một gia đình mất tích.
Theo UBND xã Na Mèo, đến nay tại Sa Ná đã tìm thấy hai
thi thể là Lò Thị Quản (36 tuổi) và em Quỳnh. Hiện nay, nơi
đây vẫn còn tám emmất tích và lực lượng cứu hộ vẫn đang
nỗ lực tìm kiếm dọc sông Luồng và suối Son nơi xảy ra trận
lũ kinh hoàng trước đó. Công tác tìm kiếm cũng đồng thời
với việc khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
ĐẶNG TRUNG
“T
rưởng Công an xã
Nhi Sơn Thao Văn
Súa đã thể hiện tinh
thần, phẩm chất của người
chiến sĩ công an nhân dân
- Vì nước quên thân, vì dân
quên mình, vì cuộc sống
bình yên, hạnh phúc của
nhân dân”.
Đó là nội dung bức thư của
Bộ trưởng Bộ Công an Tô
Lâm gửi gia đình anh Thao
Văn Súa, người đã hy sinh
trong lũ ở xã Nhi Sơn (huyện
Mường Lát, Thanh Hóa).
Đang lập hồ sơ
công nhận liệt sĩ
Trước đó, sáng 3-8, khi
lũ về, anh Thao Văn Súa
được giao nhiệm vụ vào bản
Pá Hộc để giúp người dân
đồng bào Mông trước nguy
cơ lũ quét và sạt lở đất có
thể xảy ra.
Suốt từ sáng tới chiều tối,
vị trưởng công an xã đã đến
từng nhà để động viên, chia
sẻ, giúp đỡ họ di dời đến nơi
an toàn, đồng thời cảnh báo
về lũ dữ. Đến 19 giờ, trong
lúc đang miệt mài thực hiện
nhiệm vụ, một khối lượng
đất đá từ trên núi cao ào ào
đổ xuống vùi lấp khiến anh
Súa tử vong và phải tới ngày
hôm sau mọi người mới cào
lớp đất đá lạnh giá để kéo
anh ra...
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM,
ông Cao Văn
Cường, Chủ tịch UBND
huyện Mường Lát (Thanh
Hóa), cho biết anh Thao Văn
Súa hy sinh trong khi làm
nhiệm vụ là tấm gương dũng
cảm hết mình vì đồng bào.
Cũng theo ông Cường,
Công an xã Nhi Sơn đã có
đơn đề nghị gửi lên UBND
huyện Mường Lát về việc
anh Súa hy sinh trong khi
làm nhiệm vụ giúp dân di
dời do mưa lũ sạt lở. Huyện
đã, đang chỉ đạo Phòng LĐ-
TB&XH cùng phối hợp với
Công an huyện Mường Lát
để hoàn tất thủ tục liên quan
trình lên Sở LĐ-TB&XH
xem xét. Sau khi có đầy đủ
căn cứ về việc đề nghị công
nhận liệt sĩ thì trình chủ tịch
UBND tỉnh xem xét trước
khi gửi ra Bộ LĐ-TB&XH
trình Chính phủ.
Được biết ngay sau khi
nhận tin anh Súa gặp nạn,
ông Đào Ngọc Dung, Bộ
trưởng Bộ LĐ-TB&XH, đã
trao đổi với bộ trưởng Bộ
Công an, cùng thống nhất
đề nghị tỉnh Thanh Hóa chỉ
đạo các đơn vị lập hồ sơ để
xem xét công nhận liệt sĩ cho
anh Thao Văn Súa.
Tôn vinh tinh thần
dũng cảm
Ngày 6-8, dẫn đầu đoàn
cán bộ tỉnh Thanh Hóa, ông
TrịnhVăn Chiến, Bí thư Tỉnh
ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh,
cùng nhiều lãnh đạo đi bộ
đến nhà anh Súa để chia sẻ
những nỗi đau, mất mát mà
gia đình đang phải trải qua.
Tại đây, ông Chiến đã thắp
hương và chia sẻ, động viên
gia đình nén nỗi đau thương
sớm ổn định cuộc sống. Ông
Chiến cũng đề nghị chính
quyền địa phương và các
cấp chính quyền tạo mọi
điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ
người thân anh Súa vơi bớt
nỗi buồn, tập trung sản xuất
vươn lên.
Ông Nguyễn Đức Quyền,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh
ThanhHóa, chia sẻ, động viên
gia đình, đồng thời trao bằng
khen và 30 triệu đồng của
chủ tịch UBND tỉnh Thanh
Hóa cho anh Thao Văn Súa
vì đã dũng cảm trong tuyên
truyền, vận động, sơ tán người
dân và tài sản ra khỏi vùng
nguy hiểm đến nơi an toàn
trong đợt mưa lũ do bão số
3 gây ra...
Trong việc giúp dân phòng,
chống thiệt hại do bão số
3 tại Thanh Hóa, một tấm
gương dũng cảm nữa cũng
vừa được tôn vinh. Theo đó,
anh Phạm Bá Huy (26 tuổi,
xã Sơn Điện, huyện Quan
Sơn, Thanh Hóa) đã được
Tỉnh đoàn Thanh Hóa tặng
bằng khen khi đã dũng cảm
bơi ra dòng nước lũ dữ để
cứu một người mắc kẹt trên
ngọn cây sau nhiều giờ.
TheoTỉnh đoànThanhHóa,
Huy là tấm gương điển hình
về người tốt, việc tốt để đoàn
viên, thanh niên học tập, rèn
luyện. Hành động cứu người
trong lũ của Huy đã góp phần
thực hiện cuộc vận động “xây
dựng hình ảnh đẹp của thanh
niên Thanh Hóa trong thời
kỳ mới”.
Được b i ế t Tỉ nh đoàn
Thanh Hóa cũng đã gửi tờ
trình đề nghị Ban Bí thư
Trung ương Đoàn xem xét
trao tặng huy hiệu “Tuổi
trẻ dũng cảm” cho Huy và
đã được đồng ý.•
Thiếu tướngNguyễnHải Trung, Giámđốc Công an tỉnh ThanhHóa, trao thư khen của Bộ trưởng Tô Lâmcho gia đình trưởng công an xã.
Ảnh: ĐẶNGTRUNG
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook