178-2019 - page 9

9
ĐÔNG HÀ
M
ới đây, Thứ trưởng
Bộ GTVT Nguyễn
Nhật, UBND tỉnhTiền
Giang cùng đại diện các bộ,
ngành, Công ty BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận, tư vấn
giám sát đã tổ chức cuộc
họp nhằm thống nhất một
số vấn đề để chính thức ký
phê duyệt điều chỉnh dự án.
Tăng vốn do nhiều
nguyên nhân
Tại cuộc họp, ông Lê Văn
Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh
Tiền Giang, cho biết một trong
những vướng mắc hiện nay
của dự án là vấn đề tăng hay
giảm chi phí cho dự án. Mà
tăng chi phí chủ yếu là do giá
vật liệu trong tổng mức đầu
tư dự án đã được Bộ GTVT
phê duyệt trước đây không
còn phù hợp so với hiện nay.
Tuy nhiên, điều quan tâm của
tỉnh là phương án kỹ thuật
đảm bảo chất lượng công
trình và tiến độ hoàn thành dự
án. “Tỉnh Tiền Giang sẽ làm
hết trách nhiệm để thực hiện
đúng tiến độ mà Thủ tướng
đã chỉ đạo” - chủ tịch UBND
tỉnh Tiền Giang nhấn mạnh.
Ngay sau buổi làm việc
nói trên, tỉnh Tiền Giang
đã cùng doanh nghiệp (DN)
dự án rà soát lại và ký phê
duyệt điều chỉnh dự án để
khẩn trương mời Ngân hàng
(NH) Nhà nước và các NH
“chốt” phương án cho vay.
Được biết đây là nút thắt
quan trọng nhất quyết định
cho dự án này.
Theo đó, tỉnh Tiền Giang
đã phê duyệt phương án tài
chính tại Quyết định 2463/
QĐ-UBND ngày 2-8- 2019,
tổng vốn đầu tư là 12.668 tỉ
đồng, giảm hơn 2.000 tỉ đồng
so với tổng mức đầu tư ban
đầu (14.678 tỉ đồng) và tăng
3.000 tỉ đồng so với tổng
mức đầu tư dự án theo Quyết
định 1700/QĐ-BGTVT ngày
15-6-2017 của Bộ GTVT.
Trong đó, vốn ngân sách hỗ
trợ 2.186 tỉ đồng, vốn BOT
10.482 tỉ đồng, vốn nhà đầu
tư (vốn chủ sở hữu, vốn huy
động khác) 2.787 tỉ đồng,
vốn vay NH là 7.695 tỉ đồng.
Tỉnh Tiền Giang cho rằng
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang dần được tháo gỡ khó khăn, vướngmắc. Ảnh: ĐÔNGHÀ
DN dự án mong
muốn tỉnh Tiền
Giang tiến hành ký
kết phụ lục hợp đồng
BOT trước ngày 10-
8-2019 để làm cơ sở
cho NH thẩm định
vay vốn.
Tổ chức họp liên quan hợp đồng
tín dụng
Thông tin từ UBND tỉnh Tiền Giang cho hay dự kiến hôm
nay (7-8), UBND tỉnh Tiền Giang sẽ tổ chức cuộc họp gồm:
Đại diện lãnh đạo Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, NH Nhà
nước Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước và các NH cung cấp tín
dụng để tháo gỡ các vướng mắc có liên quan đến hợp đồng
tín dụng của dự án.
Dự kiến từ hôm nay đến 12-8-2019, UBND tỉnh sẽ tổ chức
đàm phán và ký kết phụ lục hợp đồng BOT số 3 với Công ty
cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận; tiến hành kiểm tra, đôn
đốc để thực hiện dự án đảmbảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả,
không tham nhũng, công khai, minh bạch và an toàn theo chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Dự án cao tốc Trung
Lương - Mỹ Thuận
đội vốn 3.000 tỉ đồng
Tỉnh TiềnGiang đã phê duyệt phương án tài chính điều chỉnh đối với dự
án cao tốc Trung Lương - MỹThuận với tổng vốn đầu tư 12.668 tỉ đồng.
nguyên nhân tăng vốn đầu tư
là vì chi phí giải phóng mặt
bằng (GPMB) tăng, biến động
giá nguyên vật liệu; bổ sung
cầu vượt, đường dân sinh,
hệ thống giao thông thông
minh, cây xanh, hệ thống
chống ồn, chống chói; điều
chỉnh nút giaoAn Thái Trung
để phù hợp quy mô cầu Mỹ
Thuận 2 đã được Bộ GTVT
phê duyệt.
Ngoài những vấn đề trên,
theo tỉnh Tiền Giang, một
trong những nguyên nhân
khác làm đội chi phí nữa là
do điều chỉnh giải pháp thiết
kế, xử lý đất yếu, điều chỉnh
kết cấu áo đường để rút ngắn
thời gian thi công nhằm đảm
bảo tiến độ hoàn thành dự án
theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Thông báo 272/
TB-VPCP ngày 2-8-2019.
Cần sớm giải ngân
nguồn vốn
Với những hướng mở tháo
gỡ khó khăn cho dự án như
trên, ông Mai Mạnh Hồng,
Tổng giám đốc Công ty BOT
Trung Lương - Mỹ Thuận,
bày tỏ mong muốn tỉnh Tiền
Giang tiến hành ký kết phụ
lục hợp đồng BOT trước ngày
10-8-2019 để làm cơ sở cho
NH thẩm định vay vốn và
thực hiện các bước tiếp theo
nhằm đảm bảo tiến độ dự án.
Ngoài ra, trên cơ sở nguồn
vốn ngân sách nhà nước được
Chính phủ bố trí cho dự án,
nhà đầu tư cũng kiến nghị
UBND tỉnh Tiền Giang thực
hiện các thủ tục giải ngân
kinh phí GPMB để hoàn trả
phần vốn DN dự án đã ứng
ra trước đây cho tỉnh chi trả
công tác GPMB.
Để đảm bảo tiến độ thông
tuyến vào cuối năm 2020
theo chỉ đạo của Thường trực
Chính phủ, ông Mai Mạnh
Hồng cho rằng trên cơ sở cơ
cấu nguồn vốn theo phương
án tài chính đã được UBND
tỉnh Tiền Giang phê duyệt,
NH Nhà nước sớm chỉ đạo
các NH hợp vốn xác định
khả năng tài trợ vốn để giải
quyết các vướng mắc, sớm
hoàn tất thủ tục thẩm định
tài trợ vốn, đảm bảo điều
kiện giải ngân. Đồng thời,
thu xếp vốn vay ngắn hạn
cho Công ty cổ phần BOT
Trung Lương - Mỹ Thuận
thực hiện dự án trong khi chờ
thủ tục bố trí vốn ngân sách
nhà nước và thẩm định tài
trợ vốn tín dụng, tránh việc
phải dừng dự án do không có
nguồn vốn thi công.•
Hồ nước đã cạn tới đáy, người dân chỉ biết trông chờ vào
những cơnmưa. Ảnh: N.DO
Nguy cơmấtmùavì
hạnhánởmiềnTrung
Từ đầu năm đến nay, Thừa Thiên-Huế đã có
10 đợt nắng gay gắt, có thời điểm “xác lập kỷ
lục” so với cùng kỳ như huyện Nam Đông có
ngày đạt 41 độ C, TP Huế đạt 40,6 độ C. Dưới
cái nắng như lửa đốt cộng với thiếu nước tưới
đã khiến những cánh đồng héo úa từng ngày.
Phong Sơn (huyện Phong Điền) là một trong
109 xã của tỉnh Thừa Thiên-Huế đang phải
chịu cảnh kênh, rạch cạn nước trong giai đoạn
quan trọng của mùa vụ-lúa trổ bông.
“Chú coi bông lúa này đi, nhìn nhiều hạt
thế thôi nhưng dùng tay sờ thì chỉ có một vài
hạt có sữa bên trong, còn lại là d p hết” - ông
Phan Ngọc Doanh (68 tuổi) vừa ngắt một ch n
lúa dưới đồng chứng minh cho tác hại của
thiếu nước trước và trong giai đoạn trổ bông.
Các cánh đồng của người dân phụ thuộc vào
nguồn nước hồ Hòa Mỹ đều gặp cảnh tương
tự. Nhiều cánh đồng nằm ở vị trí cao, khô hơn
thì gần như bị chết cháy hoặc còi cọc, không
trổ bông được.
“Nếu những ngày tới không có mưa, khoảng
400 ha lúa của người dân tại xã Phong Sơn,
Phong Xuân, Phong Mỹ có thể mất trắng” -
ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện
Phong Điền, cho hay.
Quản lý hồ thủy lợi Hòa Mỹ, nơi cung cấp
nước tưới cho Hợp tác xã (HTX) Tây Sơn và
các HTX khác của xã Phong Sơn, Phong Xuân,
Phong Mỹ, tiến hành cuộc họp để thông báo
chỉ còn cung cấp nước được thêm vài hôm
nữa.
Ông
Hùng
thông
tin thêm:
“Tây
Sơn là
một HTX
chịu ảnh
hưởng
nặng nề
của đợt
hạn hán này. Biết là còn nước còn tát, chúng
tôi cũng đã nỗ lực để hỗ trợ bà con nhưng đến
thời điểm hiện tại mọi nơi đều khô hạn nên chỉ
còn trông vào mưa”.
Đập Quao - hồ Hòa Mỹ hoàn thành đưa vào
sử dụng khoảng năm 1994 với dung tích chứa
gần 10 triệu m
3
. Khi mới đưa vào sử dụng,
người ta gọi đây là kỳ tích vì giúp hồi sinh
vùng đất chết. Hoa màu, rau của người dân trở
nên xanh tốt bốn mùa nhờ nguồn nước tưới
dồi dào quanh năm. Thế nhưng mùa khô năm
2019, giữa hồ chỉ còn những ao nước nhỏ,
nhiều chỗ trơ đáy, cá chết rất nhiều.
Bà Nguyễn Thị Như Quỳnh, Chủ tịch Hội
Nông dân huyện Phong Điền, cho biết ngoài
các giải pháp chống hạn, cứu lúa, hội cũng đã
lập nhiều kế hoạch để giúp đỡ nông dân trong
công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vay vốn,
thực hiện các mô hình sinh kế phát triển kinh
tế hộ gia đình.
NGUYỄN DO
Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế
cho biết đến ngày 1-8 các hồ thủy lợi
trên địa bàn tỉnh hiện đang ởmực nước
chết, đặc biệt các hồ Hòa Mỹ, A Lá, Tà
Rinhmực nước hiện tại dưới mực nước
chết 0,7-1,5m. Hạn hán ảnh hưởng đến
năng suất khoảng 1.508 ha. Nếu từ nay
đến ngày 10-8 không cómưa, diện tích
lúa vụ hè thu nămnay trên toàn tỉnh có
khả năng bị khô hạn khoảng 2.203 ha.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook