178-2019 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Tư7-8-2019
Tiêu điểm
Hôm qua, 6-8, Trung Quốc (TQ) bắt đầu tiến hành tập
trận phi pháp trên vùng biển chiến lược gần khu vực quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cuộc tập trận được tiến hành
từ 9 giờ 30 đến 11 giờ 30 và từ 15 giờ đến 18 giờ. Khu
vực diễn ra cuộc tập trận phi pháp được đánh dấu bằng
bốn điểm tọa độ: 16 độ 50,6 phút vĩ Bắc/112 độ 21 phút
kinh Đông; 16 độ 59 phút vĩ Bắc/112 độ 21,4 phút kinh
Đông; 16 độ 58,1 phút vĩ Bắc/112 độ 27,9 phút kinh Đông
và 16 độ 52,7 phút vĩ Bắc/112 độ 30,8 phút kinh Đông.
Ngày 7-8, hải quân nước này sẽ tổ chức thêm một cuộc
tập trận khác từ 15 giờ đến 17 giờ tại khu vực được đánh
dấu bằng bốn điểm tọa độ: 16 độ 26,9 phút vĩ Bắc/112 độ
42,7 phút kinh Đông; 16 độ 26,20 phút vĩ Bắc/111 độ 50
phút kinh Đông; 16 độ 20,30 phút vĩ Bắc/111 độ 44,7 phút
kinh Đông và 16 độ 22,52 phút vĩ Bắc/111 độ 36,66 phút
kinh Đông.
Thông tin về hai vụ tập trận được Cục Hải sự tỉnh Hải
Nam (TQ) đăng tải trên trang web chính thức vào ngày
5-8, theo tờ
The Japan Times
. Cơ quan này cũng ngang
nhiên cảnh báo tàu thuyền không lại gần khu vực diễn tập.
Thông báo về các cuộc tập trận nói trên diễn ra sau khi
TQ đưa tàu khảo sát HD-8, các tàu hải cảnh và dân binh
hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của Việt Nam. Tại Hội nghị bộ trưởng Ngoại giao
ASEAN lần thứ 52 ở Thái Lan ngày 31-7, Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nêu đích danh
nhóm tàu TQ vi phạm chủ quyền Việt Nam. Phó Thủ
tướng nhấn mạnh tình hình biển Đông diễn biến phức tạp,
trong đó có các hành động đơn phương như quân sự hóa,
gia tăng tập trận quân sự, đặc biệt là tàu khảo sát HD-8
của TQ được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm
phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép.
Phó Thủ tướng khẳng định những hành động này vi
phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán
của Việt Nam theo Công ước Luật Biển 1982. Nghiêm
trọng hơn, đây là diễn biến tiếp theo các hoạt động cải
tạo bồi đắp quy mô lớn và quân sự hóa các cấu trúc tranh
chấp trên biển. Các diễn biến này làm xói mòn lòng tin,
gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình,
ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở
biển Đông, vi phạm DOC và đi ngược lại cam kết duy trì
môi trường thuận lợi cho đàm phán COC.
Các động thái quân sự trên của Bắc Kinh diễn ra trong
lúc nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của
Mỹ đã vào biển Đông, vùng biển phía đông Philippines để
thực hiện nhiệm vụ tuần tra sau khi được điều động vào
ngày 5-8. Hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội ngày 6-8
cho thấy các chiến đấu cơ trên tàu cũng đã tiến hành diễn
tập tác chiến, theo đài
ABS-CBN
.
VĨ CƯỜNG
Mỹ thất bại ở sân chơi châu Á?
Thỏa thuận hạt nhân và đàmphán thươngmại dường như đã nằm trong tay ông Trumpmà chỉ sau
một tháng, tất cả lại trở nên bế tắc hơn.
HÀMINHTHU
C
uốitháng6,TổngthốngMỹ
Donald Trump trở thành
chủ nhân Nhà Trắng đầu
tiên đặt chân lên lãnh thổTriều
Tiên trong chuyến thăm nhà
lãnh đạoKimJong-un. Không
lâu sau đó, Bình Nhưỡng liên
tiếp phóng tên lửa, thử nghiệm
những vũ khí tinh vi ba lần
trong tám ngày.
ÔngTrumpcũngđãgặpChủ
tịchTrungQuốc (TQ)TậpCận
Bình tại Hội nghị thượng đỉnh
G20 ở Nhật Bản để đàm phán
thươngmại với những tuyênbố
đầy tích cực. Tuy nhiên, mới
đâyWashington quyết định sẽ
tăng thêm10%thuếđối với 300
tỉ USDhàng hóa nhập khẩu từ
TQ. Động thái này có nghĩa là
tất cả hàng hóa đến từ TQ sẽ
bị đánh thuế.
Thông điệp ngầm
từ Triều Tiên
Truyền thôngnhànướcTriều
Tiênxác nhậnvụphóng tên lửa
ngày2-8 làđợt thửnghiệmmột
hệ thống phóng tên lửamới đa
nòng cỡ lớn do nước này vừa
chế tạo, nhằm kiểm tra năng
lực hoạt động của chúng như
khả năng bay và kiểm soát độ
cao, hành trình của tên lửa, độ
chính xác trong tấn công mục
tiêu và cường độ nổ của đầu
đạn.Trongkhiđó,chủnhânNhà
Trắng vẫn tỏ ý sẵn sàng duy
trì đối thoại với BìnhNhưỡng,
khẳng định tình hình vẫn trong
tầmkiểm soát và “không thấy
vấn đề gì” với các vụ thử tên
lửa tầm ngắn của Triều Tiên.
Hai nhà lãnh đạo đã cố gắng
ngồi vào bàn đàm phán chính
thứchai lầnnhưngvẫnchưađạt
Sau quyết định thuế
quan đối với Bắc
Kinh và phớt lờ hành
động “khiêu khích”
của BìnhNhưỡng,
ông Trumpmuốn
gửi thông điệp đến
TQ làWashington sẽ
không dễ dàng chịu
khuất phục trước mối
quan hệ liênminh
TQ - Triều Tiên.
Mâu thuẫn giữa hai đồng minh Mỹ tại
châu Á
Trước các vấn đề với Triều Tiên và TQ, Washington cũng
đang giải quyết tranh chấp giữa HànQuốc và Nhật Bản - vốn
có thể đe dọa cả mối quan hệ an ninh và kinh tế trong khu
vực. Hãng tin
CNBC
cho biết nội các Nhật Bản hôm 2-8 đã
phê duyệt kế hoạch loại Hàn Quốc khỏi danh sách các quốc
gia ít phải chịu các biện pháp kiểmsoát xuất khẩu. Động thái
này có khả năng gây leo thang căng thẳng giữa hai nước liên
quan đến tranh chấp về vấn đề bồi thường cho lao động
cưỡng bức thời chiến. Hàn Quốc và Nhật Bản trong những
năm gần đây đã tìm đến đồng minh chung của họ là Mỹ để
giúp giải quyết tranh chấp.
Khi cuộc cạnh tranh chiến
lược giữa Mỹ và TQ gia tăng,
Washington sẽ tiếp tục tăng
cường các nỗ lực của mình
ở Thái Bình Dương. Điều đó
không có nghĩa chính quyền
tiền nhiệm đã lơ là Thái Bình
Dương, mà Washington bây
giờ sẽ chú trọng khu vực này
nhiều hơn nữa.
Ông
ALAN TIDWELL
,
Giám đốc
Trung tâm Úc, New Zealand và Thái
Bình Dương tại ĐH Georgetown (Mỹ)
Tổng thống
Mỹ Donald
Trump
(trái)
và Chủ tịch
TrungQuốc
Tập Cận
Bình. Ảnh:
REUTERS
USS Ronald
Reagan trong
đội hình tập trận
với hải quânHàn
Quốc hồi tháng
10-2016. Ảnh: AP
TrungQuốc tập trậnphi phápgầnquầnđảoHoàngSa củaViệtNam
được thỏa thuận phi hạt nhân
hoặc thỏa thuận liên quan đến
tên lửa tầmngắnhaycôngnghệ
vũ khí. Các vụ thử tên lửa của
Triều Tiên thường nhắm vào
nhiều mục đích, cả về chính
trị và công nghệ. Chính Triều
Tiên cũng cho biết những vụ
thử gần đây một phần là lời
đáp trả trước cuộc tập trận
quân sự giữaHànQuốc vàMỹ
được lên kế hoạch tháng này,
cũng như việc Seoul mua lại
máy bay chiến đấu tàng hình,
hãng tin
CNN
cho hay.
Theo GS Vipin Narang tại
ViệnCôngnghệMassachusetts
(Mỹ), Triều Tiên cũng không
giấugiếmviệctiếptụcpháttriển
các hệ thốngvũkhí khác. “Đây
là một lời nhắc nhở rằng ông
KimJong-uncầnnhiềuhơnmột
cái bắt tay từ Mỹ. Điều quan
trọng là nếu lời nhắn của ông
Kim bị ngó lơ, ông ấy sẽ cân
nhắc tung ra những công nghệ
mạnh hơn” - ông Narang nói.
Đặc biệt, đài
Fox News
còn
cho biết Bình Nhưỡng có thể
vẫn duy trì vũ khí hủy diệt
nhất của mình - tên lửa đạn
đạo xuyên lục địa và bom hạt
nhân. Nhiều chuyên gia tỏ ra
lo ngại về sự phát triển công
nghệ vũ khí và khả năng tung
đònmạnh hơn ở hệ thống tầm
xa của Triều Tiên.
Washington không dễ
khuất phục
SaucuộcgặpgỡvớiChủ tịch
Tập tại TP Osaka (Nhật Bản)
hồi tháng 6, ông Trump đảm
bảo các cuộc đàmphán thương
mại đang trở lại đúng hướng
vàWashington sẽ không đánh
thuế vào hơn 300 tỉ USDhàng
hóa còn lại. Tuy nhiên, không
lâu sau vòng đàmphán thương
mại Mỹ-Trung tại Thượng
Hải tuần qua, người đứng đầu
Nhà Trắng đăng trên Twitter
một quyết định hoàn toàn trái
ngược với phát ngôn của ông
trước đó: Đánh thuế vào hàng
hóa còn lại bắt đầu từ tháng 9.
Theo một quan chức trong
ngành, việc Bắc Kinh không
đưa ra những cam kết cụ thể
mua sản phẩm nông nghiệp
Mỹ trong cuộc đàm phán gần
đây đã làm “buồn lòng” ông
Trump. Dường như tổng thống
Mỹ tin rằng ông và Chủ tịch
Tập đã đồng ý điều đó tại hội
nghị G20.
Với các biện pháp mới từ
Washington này, ông Rajiv
Biswas, chuyên gia nghiên
cứu kinh tế châuÁ - Thái Bình
Dương tại Phòng nghiên cứu
IHS Markit, lo ngại rằng ông
Trumpđãkhiếnchocuộc chiến
thương mại tiếp tục leo thang
đáng kể và phá hủy những
thỏa thuận ông và ông Tập đã
ký vào tháng 6.
Ông Craig Allen, Chủ tịch
Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-
Trung, thậm chí cho biết động
thái này dường như “rất phản
tác dụng”. Theo ông Allen,
vòng đàm phán gần đây được
cho là rất thành công và đầy
tính xây dựng.
Trả lời hãng tin
Sky News
,
Bộ trưởng Thương mại Úc
Simon Birmingham tuyên bố
việc Tổng thống Mỹ Donald
Trump đe dọa áp thuếmới đối
với hàng hóa trị giá 300 tỉ USD
củaTQcó thể vi phạmcác quy
tắc của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO). Có mặt tại
Bắc Kinh, ông Birmingham
thông báo rằngTQđã kiệnMỹ
tại WTO về những biện pháp
mới của Washington.
Theo bộ trưởng Úc, điều
đáng bận tâm hơn là quá trình
kiện tụng này có thể tác động
đến thươngmại và tăng trưởng
kinh tế toàn cầu. Quỹ Tiền tệ
Quốc tế tuyên bố hồi tháng 7
rằng tình hình đã ảmđạmhơn
so với dự đoán của họ vì nhiều
lý do như thương chiến giữa
các nước, Brexit (kế hoạch đưa
Anh rời khỏi Liên minh châu
Âu) không chắc chắn và ảnh
hưởng của các lệnh trừng phạt
chống Iran đối với giá dầu.
Trongkhiđó,tácgiảcủaquyển
sách
The Coming Collapse of
China
, ôngGordonChang, cho
rằng việcTriềuTiên phóng tên
lửa gần đây nhất có liên quan
đến quyết định tăng thuế của
Washington. Sau quyết định
thuế quan đối với Bắc Kinh
và phớt lờ hành động “khiêu
khích” của Bình Nhưỡng,
ông Trump muốn gửi thông
điệp đến TQ là Washington
sẽ không dễ dàng chịu khuất
phục trước mối quan hệ liên
minh TQ - Triều Tiên.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook