178-2019 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư7-8-2019
CHÂUANH
Đ
ến ngày 6-8, sau trận
mưa kéo dài ngày hôm
trước, nhiều tuyến đường
ở huyện đảo Phú Quốc (Kiên
Giang) vẫn còn bị ngập sâu,
người dân phải sống trong
cảnh nước ngập từ ngoài
đường vào đến trong nhà. Một
số nơi nước rút, bà con tranh
thủ dọn d p đồ đạc để ổn định
cuộc sống. Tại các cửa hàng
sửa xe máy vẫn đông ngh t
người dân đem xe đến sửa
chữa do bị ngập nặng.
Nước mưa dâng cao, dòng
chảy xiết cũng đã cuốn trôi
nhiều tài sản của người dân
ra biển, gây sạt lở đất khoảng
hơn 20 m ở khu vực thị trấn
Dương Đông và buộc nhiều
hộ dân phải di dời đồ đạc, tài
sản đến nơi an toàn.
Bà Trần Thị Lúi (87 tuổi,
ngụ ấp Cây Thông Ngoài, xã
Cửa Dương) cho biết: “Nước
ngập lên đến nửa nhà, đồ đạc
ngập lút hết, có cái bàn thờ
cao là thoát thôi. May nhờ địa
phương hỗ trợ đưa tôi và đứa
cháu bị tai biến đi nơi khác ở
tạm, hôm nay mới được dọn
về nhà”.
Trước đó, vào chiều 5-8,
những trận mưa lớn kéo dài
đã khiến nhiều tuyến đường
ở huyện Phú Quốc biến thành
sông, nước ngập cao đến nửa
người. Nhiều người dân phải
đi tránh ngập, chưa kịp trở
Mở rộng thêm 645 ha xây dựng sân bay
quốc tế Long Thành
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa đề
nghị UBND tỉnh Đồng Nai điều chỉnh mở rộng phạm vi giải
phóng mặt bằng từ 1.165 ha lên 1.810 ha.
TheoACV, khi thực hiện nghiên cứu tiền khả thi, đơn vị tư
vấn tính toán diện tích đất sử dụng xây dựng Cảng hàng không
quốc tế Long Thành giai đoạn 1 chỉ cần khoảng 1.165 ha. Tuy
nhiên, sau khi nghiên cứu, cập nhật quy hoạch các phân khu
chức năng, đơn vị tư vấn nhận thấy hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi
đã không bố trí một số vị trí phân khu chức năng gồm khu vực
kho giao nhận hàng hóa, nhà ga hàng hóa chuyển phát nhanh,
khu vực các công trình kỹ thuật... Do đó, dự án phải điều chỉnh
thêm 645 ha so với trước.
Việc bổ sung diện tích theo yêu cầu củaACV trong khu vực
ưu tiên đã được UBND tỉnh cập nhật, đồng thời giao cho các cơ
quan chuyên môn của tỉnh cùng UBND huyện Long Thành tập
trung hồ sơ giải phóng mặt bằng.
“Phần diện tích đất tăng thêm theo yêu cầu củaACV chủ yếu
rơi vào đất cao su, đất của người dân không nhiều, chỉ khoảng
vài chục hộ nằm ở ấp Xã Hoàng, xã Bình Sơn nên việc thu hồi
đất cho dự án để kịp tiến độ không bị phát sinh quá nhiều” - ông
Nguyễn Đồng Thanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất
tỉnh Đồng Nai, cho biết.
Trước đó, chiều 5-8, Thứ trưởng Bộ GTVT LêAnh Tuấn
Đường lớn, hẻm nhỏ Phú Quốc
chìm trong biển nước
Do ảnh hưởng của bão số 3, những ngày qua huyện đảo PhúQuốc, KiênGiang chìm trong biển nước.
Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn.
Ảnh: CHÂUANH
Về lâu dài, Phú Quốc
phải đầu tư xây dựng
hệ thống thoát nước
đồng bộ, toàn diện
trên cả đảo.
Ngày 6-8, Trung tâmDự báo khí tượng thủy văn trung ương
phát đi thông báo cảnh báo vùng áp thấp trên khu vực bắc
biển Đông, mưa dông, gió mạnh và sóng lớn trên các vùng
biển phía nam dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 16-19 độ
vĩ Bắc nối với vùng áp thấp lúc 13 giờ có vị trí ở vào khoảng
15,5-16,5 độ vĩ Bắc; 116,5-117,5 độ kinhĐông. Dự báo trong 24
giờ tới, vùng áp thấp này hầu như ít di chuyển. Do ảnh hưởng
của dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng áp thấp phân tích trên
với hoạt động của gió mùa tây nam có cường độ mạnh nên
trong đêm 6-8 và ngày 7-8, trên các vùng biển từ Bình Thuận
đến Kiên Giang, vịnhThái Lan, khu vực biển Đông (bao gồmcả
vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa) cómưa rào và
dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật
mạnh. Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và
nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa)
có gió tây nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Sóng
biển cao 2-4 m. Biển động mạnh.
về dọn d p nhà cửa thì trời
lại mưa lớn. Lực lượng công
an, bộ đội, dân quân sau một
đêm thức trắng lại tiếp tục đưa
dân đi sơ tán.
Tại khu vực vòng xoay sân
bay Phú Quốc cũ, nước ngập
hết cả bánh xe máy. Trước tình
hình này, lực lượng công binh
củaLữđoàn950đã cómặt phân
luồng giao thông, hướng dẫn
người dân không đi qua vùng
ngập nước. Lực lượng Công
an huyện Phú Quốc cũng túc
trực tại các điểm ngập để phân
luồng, hướng dẫn người dân
di chuyển khỏi vùng ngập.
Mưa lớn kết hợp với nước
thượng nguồn đổ về cũng khiến
một số tuyến đường khác như
CáchMạngThángTám,Dương
Đông - Bãi Thơm, đường cầu
lớn Bến Tràmbị ngập sâu. Các
phương tiện qua lại khó khăn,
nhiều phương tiện xe máy, ô
tô chết máy ngay giữa đường
phải gọi cứu hộ. Nước dâng
cao tràn cả vào nhà người dân
gây hư hại nhiều tài sản, khiến
sinh hoạt của người dân bị đảo
lộn. Con số thiệt hại cụ thể sau
đợt mưa này đang được các
ngành chức năng thống kê.
Ông PhạmVănNghiệp, Phó
Chủ tịch UBND huyện Phú
Quốc, cho biết nguyên nhân
dẫn đến tình trạng ngập úng
diện rộng là do trong quá trình
làm đường không tính toán cụ
thể mực nước ngầm và triền
dốc. Bên cạnh đó, người dân
san lấp xây dựng lấn chiếm
kênh, rạch, suối khiến dòng
chảy bị thu h p, nước không
thoát kịp.
Trước mắt, để giải quyết
tình trạng ngập úng, huyện
tiến hành cho khơi thông cống
rãnh để nước chảy ra biển. Tuy
nhiên, theo ông Nghiệp, về lâu
dài phải đầu tư xây dựng hệ
thống thoát nước đồng bộ, toàn
diện trên cả đảo. Đồng thời,
huyện cũng có chủ trương đầu
tư hồ chứa nước mới bởi hồ
chứa nước Dương Đông đang
trong tình trạng quá tải.•
Cơnmưa lớn gây ngập nhiều
tuyến đường ở PhúQuốc.
Ảnh: CHÂUANH
cùng đoàn công tác của Bộ đã làm việc với UBND tỉnh Đồng
Nai về tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án.
Theo Sở TN&MT, đối với phần đất giai đoạn 1 của dự án xây
dựng sân bay, đến nay đã kiểm đếm, đo đạc, xuất hồ sơ kỹ thuật
của 276/455 hộ gia đình cá nhân. Hiện nay các tổ công tác của
tỉnh đang khẩn trương thực hiện hoàn thành phần đất của những
hộ còn lại và tiếp nhận hồ sơ đất đai của các hộ dân ở phần đất
tăng thêm.
Đối với diện tích xây dựng khu tái định cư LộcAn - Bình Sơn,
Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đã hoàn thành công tác thanh
lý cây cao su và sẽ bàn giao mặt bằng trong tháng 8 năm nay để
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh tiếp nhận, chuẩn bị thủ
tục triển khai xây dựng hạ tầng.
VŨ HỘI
Hà Nội không điều chỉnh quy hoạch
khu đô thị Ciputra
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản cho biết tại Thông báo
số 212/2019, TP đã chỉ đạo riêng đối với các ô đất ký hiệu
TM-13 và P-14 trong khu đô thị Ciputra, yêu cầu Sở QH-KT
báo cáo, làm rõ phù hợp với quy hoạch, quy trình, thủ tục
thực hiện đối với việc đề xuất điều chỉnh quy hoạch khu đô
thị Ciputra. Trường hợp đủ điều kiện điều chỉnh phải đảm bảo
sự đồng thuận của cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân
có liên quan.
Tuy nhiên, theo Sở QH-KT, cư dân Ciputra chưa đồng
thuận với việc điều chỉnh. Đồng thời, Công ty TNHH Phát
triển khu đô thị Nam Thăng Long có văn bản gửi Viện Quy
hoạch xây dựng và UBND phường Xuân Đỉnh nêu quan
điểm công ty sẽ giữ nguyên chức năng sử dụng đất của ô
TM-13 là thương mại hỗn hợp theo quy hoạch chi tiết giai
đoạn 2 tỉ lệ 1/500 đã được TP Hà Nội phê duyệt năm 2015.
Từ đó UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở QH-KT có trách
nhiệm thông báo cho các tổ chức, cá nhân về việc không xem
xét, điều chỉnh quy hoạch tại các ô đất TM-13 và P-14 nêu
trên. Đồng thời, TP cũng giao Sở QH-KT chủ trì, phối hợp
với UBND quận Tây Hồ, UBND quận Bắc Từ Liêm và các
đơn vị có liên quan đối thoại trực tiếp, công khai, minh bạch
với cư dân khu đô thị Nam Thăng Long về nội dung không
điều chỉnh quy hoạch trên. 
“Trên cơ sở kết quả đối thoại với cư dân và thực tế quá
trình chỉ đạo, giải quyết, Sở QH-KT tham mưu, đề xuất báo
cáo TP Hà Nội, dự thảo văn bản báo cáo Thường trực Thành
ủy, Thủ tướng Chính phủ về giải quyết kiến nghị của cư dân
và phản ánh của báo chí” - văn bản của UBND TP Hà Nội
nêu và yêu cầu thời hạn thực hiện các nội dung này là trước
ngày 15-8.
Trước đó các hộ dân tại khu đô thị Ciputra đã phản đối đề
xuất điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2 của chủ đầu tư khu đô
thị (Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long).
TRỌNG PHÚ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook