180-2019 - page 12

12
PHẠMANH
S
au ba ngày chạy lọc
nguyện vọng ảo, chiều
tối 8-8, nhiều trường đại
học (ĐH) đã chính thức công
bố điểm chuẩn theo kết quả
thi THPT quốc gia.
Nhìn chung, điểm chuẩn
các trường tăng đều ở các
ngành. Những ngành hot và
trọng điểmcó số nguyện vọng
đăng ký đông thì điểm chuẩn
thậm chí tăng 2-3 điểm so với
năm 2018, cũng như so với
điểm sàn mà các trường đã
công bố trước đó.
Điểm khối ngành
kinh tế tăng cao
Theo công bố của Trường
ĐH Công nghiệp thực phẩm
TP.HCM, ngành công nghệ
thực phẩmcómức điểmchuẩn
cao năm nay là 20,25. Các
ngành thuộc nhóm ngành
kinh tế cómức điểmdao động
trong khoảng 17-20 điểm.
ThS PhạmThái Sơn, Giám
đốc Trung tâm tuyển sinh và
truyền thông nhà trường, cho
biết điểm chuẩn các ngành
năm nay tăng hơn năm 2018
từ 0,5 đến 3 điểm. Ngành có
mức tăng cao nhất 3 điểm là
quản trị nhà hàng và dịch vụ
ăn uống.
Dù lấy điểm sàn chung
cho các ngành của Trường
ĐH Công nghệ thông tin
(ĐH Quốc gia TP.HCM)
đều là 17 điểm nhưng điểm
chuẩn trường này công bố
đều ở mức khá cao. Trong
đó, ngành hệ thống thông
tin (chương trình tiên tiến)
có điểm chuẩn thấp nhất là
17,8 điểm. Ngành có điểm
chuẩn là 18 điểm. Và nhiều
ngành khác cũng dao động
từ 18 đến 20 điểm.
Tương tự, điểm chuẩn vào
các ngành học của Trường
ĐH Kinh tế TP.HCM năm
nay cũng rất cao, từ 21 đến
25,10 điểm, trong khi điểm
sàn trường đưa ra trước đó chỉ
với hai mức 17 và 19 điểm.
Y dược, sư phạm
khả năng tăng nhẹ
Năm 2019, Bộ GD&ĐT
tiếp tục quy định ngưỡng
điểm chất lượng đầu vào đối
với hai nhóm ngành là sức
khỏe và sư phạm.
Cụ thể, ngưỡngđảmbảochất
lượng đầu vào (điểm sàn) cho
khối ngành đào tạo giáo viên
là từ 14 đến 18 điểm. Trong
đó, điểm sàn bậc đại học là
18 điểm, cao đẳng là 16 điểm
và trung cấp là 14 điểm.
Khối ngành sức khỏe được
chia thành ba nhóm với ba
mức điểm gồm: y khoa, răng-
hàm-mặt (21 điểm); y học cổ
truyền, dược (20 điểm); điều
dưỡng, y học dự phòng, hộ
sinh, dinh dưỡng, kỹ thuật
phục hình răng, kỹ thuật xét
nghiệm y học, kỹ thuật hình
ảnh y học, kỹ thuật phục hồi
chức năng (18 điểm).
Tuy nhiên, điểm chuẩn các
trường ĐH công bố ở những
nhóm ngành này năm nay
khá cao, phần lớn đều trên
ngưỡng sàn quy định của Bộ
GD&ĐT.
Chưa có mức điểm chuẩn
chính thức nhưngTrường ĐH
YDược TP.HCM cũng đã dự
báo điểm chuẩn sẽ tăng ở tất
cả ngành, trung bình tăng
từ 1 đến 2 điểm so với năm
ngoái, nhất là những ngành
có số thí sinh đăng ký lớn như
dược học, răng-hàm-mặt, y
học cổ truyền ...
Tại ĐHYDược - ĐHHuế,
điểm chuẩn cao nhất là ngành
y khoa với 25 điểm, các ngành
còn lại dao động từ 19 đến
24,7 điểm. Riêng ngành y tế
công cộng có điểm thấp nhất
là 16,5 điểm.
Với nhóm ngành sư phạm,
như tại Trường ĐH Sư phạm
TP.HCM, điểm chuẩn cũng
được dự báo cao hơn năm
2018 ở tất cả ngành. Tuy
nhiên, so với mức điểm sàn
năm nay, điểm chuẩn có thể
tương đương. Hoặc ở những
ngành có số thí sinh đăng ký
lớn, điểm chuẩn có thể cao
hơn sàn trên 1 điểm như sư
phạm toán, sư phạm hóa và
sư phạm tiếng Anh.•
Điểm chuẩn đại học tăng cao
ở rất nhiều ngành
Trước 17
giờhômnay
(9-8), tất cả
trườngđại học
trêncảnước
sẽ tiếp tục
hoàn tất việc
côngbốđiểm
chuẩnđến
phụhuynh,
thí sinh.
Phải xác nhận
nhập học trước
17 giờ ngày 15-8
Theoquychếtuyểnsinhnăm
2019, trước 17 giờ ngày 15-8,
những thí sinh trúng tuyển sẽ
phải xác nhận nhập học thông
qua việc nộp bản chính giấy
chứng nhận kết quả thi THPT
quốcgiakèmnhữnggiấytờliên
quan theoquyđịnhvà lịch trình
từngtrường.Nếukhông,cácem
sẽ bị hủy kết quả và trường sẽ
được phép tuyển bổ sung nếu
thiếu chỉ tiêu.
BộGD&ĐT cũng nhấnmạnh
danh sách thí sinh trúng tuyển
chính thức vào trường là danh
sách thí sinh được phần mềm
lọc ảo toàn quốc gửi lại trường
vào cuối ngày 8-8, các trường
tuyệt đối không được điều
chỉnh danh sách trúng tuyển
chính thức.
Từ ngày 28-8, các trường
ĐH bắt đầu xét tuyển bổ sung
những chỉ tiêu còn thiếu.
Tiêu điểm
Tra cứu điểmchuẩn các trường đại học trên PLO.VN. Ảnh: HTD
chuẩn cao nhất là kỹ thuật
phần mềm: 25,3 điểm. Một
số ngành có điểm cao trên 24
điểm như công nghệ thông
tin, an toàn thông tin, khoa
học máy tính. Trung bình
điểm các ngành cũng dao
động 20-23 điểm.
Tương tự, điểm chuẩn
Trường ĐH Công nghệ
TP.HCM cũng dao động từ
16 đến 22 điểm. Ngành dược
Với nhóm ngành
sư phạm, như tại
Trường ĐH Sư
phạm TP.HCM,
điểm chuẩn cũng
được dự báo cao
hơn năm 2018 ở tất
cả ngành.
có điểm trúng tuyển cao nhất
với 22 điểm.
Đáng nói, hầu hết các ngành
đều có điểm trúng tuyển cao
so với điểm sàn, như ngành
kinh doanh quốc tế với 20
điểm (tăng 2 điểm), ngành
marketing với 19 điểm (tăng
3 điểm). Kế đó, các ngành
quản trị khách sạn, quản trị
nhà hàng và dịch vụ ăn uống,
quản trị dịch vụ du lịch và lữ
hành, tâm lý học và công nghệ
thông tin có điểm trúng tuyển
là 18 điểm (tăng 1-2 điểm).
Tại TrườngĐHSư phạmkỹ
thuật TP.HCM, điểm chuẩn
nhiều ngành cũng khá cao,
tăng từ 0,5 đến 2,5 điểm so
với năm ngoái. Như ngành
robot và trí tuệ nhân tạo là
25,2 điểm (cao hơn sàn 1,2
điểm), ngành vật liệu dệt may
và kỹ thuật nữ công có điểm
Đời sống xã hội -
ThứSáu9-8-2019
Ông Nguyễn Công Hiệu, Phó Giám đốc Trung tâm tư
vấn dịch vụ truyền thông (thuộc Cục Trẻ em, Bộ LĐ-
TB&XH), cho biết thời gian qua tổng đài bảo vệ trẻ em
111 tiếp nhận nhiều cuộc gọi từ gia đình của các em bé
bị xâm hại đề nghị can thiệp các báo ngưng đưa tin về
con em họ. Ông nói: “Nhiều bài báo khiến trẻ bị xâm hại
nhiều lần vì các em bị làm phiền, bị hỏi thăm, các thông
tin cá nhân bị rò rỉ trên mặt báo. Nhiều cháu phải chuyển
đi khỏi nơi ở cũ nhưng các bạn cũng biết là chuyển nhà
không phải chuyện đơn giản, nhất là gia đình không có
điều kiện. Gửi về quê nội, quê ngoại cũng không được vì
người dân ở đấy đều đọc báo, biết cả rồi”.
Ông Nguyễn Công Hiệu cũng cho biết: “Chúng tôi chưa
kiện nhà báo nào ra tòa nhưng có lẽ sắp tới chúng tôi sẽ
phải có nhiều biện pháp bảo vệ các em mạnh mẽ hơn
trước truyền thông, kể cả phải kiện một số nhà báo”.
Đó là một trong những ý kiến được các đại biểu đưa ra
trong hội thảo bàn về sự tham gia của truyền thông, báo
chí trong công tác bảo vệ trẻ em, do Cục Trẻ em tổ chức
tại TP.HCM ngày 8-8.
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, khuyến
nghị báo chí khi đưa tin về trẻ em phải đảm bảo nguyên
tắc thực hiện quyền trẻ em. Đó là phải đảm bảo lợi ích tốt
nhất cho trẻ em trong mọi quyết định, mọi khả năng, hoàn
cảnh liên quan đến trẻ em. Bên cạnh trách nhiệm nghề
nghiệp, nhà báo phải có trách nhiệm công dân. Nếu nhà
báo không cung cấp ngay các hành vi xâm hại trẻ em cho
cơ quan chức năng mà đợi đến khi bài báo đăng mới cung
cấp sẽ bị xử lý. Ông Đặng Hoa Nam nhấn mạnh: “Bất cứ
thông tin thuộc về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của
trẻ em bị nghiêm cấm công bố nếu không có sự đồng ý
của trẻ và gia đình”.
Bàn về những sang chấn tâm lý do truyền thông gây ra,
ông Nguyễn Đình Thành, Giám đốc điều hành Trung tâm
Nghiên cứu chiến lược, truyền thông và phát triển, cho
rằng trong vụ ông “Nguyễn Hữu Linh nựng” đã có nhiều
bài viết phản cảm, gây tổn thương khi có ý nghi ngờ cho
rằng gia đình em bé đã thỏa thuận với ông Linh. Trên các
mạng xã hội thì thông tin này càng được bàn tán dữ dội.
Ông Nguyễn Đình Thành nói: “Một phụ nữ trưởng thành
bị xâm hại khi kể đi kể lại còn không chịu đựng nổi huống
chi là cháu bé. Có thể nhiều bạn không thể tưởng tượng
nổi những sang chấn tâm lý kéo dài gây hậu quả thế nào
cho các cháu. Nó không phải là vết thương bên ngoài có
thể nhìn thấy được”.
Bà Nguyễn Ngân, Đài Truyền hình Việt Nam, cho rằng:
Nếu phóng viên Việt Nam làm việc ở nước ngoài chắc
phải hầu tòa nhiều lần. Báo chí vô tình làm tổn thương,
khiến trẻ bị xâm hại nhiều lần.
Các nhà báo và đại biểu dự hội thảo đã được cung cấp
thêm nhiều kinh nghiệm trong việc đưa tin về trẻ em đúng
pháp luật, bảo vệ trẻ em và gia đình các em khỏi những
ảnh hưởng xấu.
HỒNG MINH
“Nhiềubài báokhiến trẻ bị xâmhại nhiều lần”
ÔngNguyễnĐình Thành, Giámđốc điều hành Trung tâm
Nghiên cứu chiến lược, truyền thông và phát triển phát biểu
tại hội nghị. Ảnh: HM
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook