180-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứSáu9-8-2019
NGUYỄNHIỀN
T
ừ vụ bé trai Trường
Gateway tử vong khi bị
bỏ quên trên ô tô, kỹ sư
ô tô Lê Văn Tạch có một số
lưu ý về cách trẻ thoát nạn
khi vô tình bị người lớn bỏ
quên trên ô tô.
Kỹ sư LêVăn Tạch khuyến
cáo: Việc gào thét, khóc lóc
có thể khiến cho trẻ mệt mỏi,
kiệt sức và không thể bình tĩnh
để tự giải cứu mình nữa. Vì
thế, điều quan trọng nhất là
các bậc phụ huynh phải dạy
các em khi gặp bất kỳ tình
huống nào nan giải cũng phải
luôn giữ bình tĩnh và áp dụng
những kỹ năng cần thiết.
Có nămcáchmà các emnhỏ
có thể áp dụng để giải thoát
khi phải một mình trên ô tô.
- Bấm còi xe:
Về nguyên
tắc, dù xe có tắt máy, rút khóa
điện thì còi xe vẫn luôn hoạt
động vì ô tô sử dụng nguồn
điện trực tiếp từ ắcquy. Trong
tình huống này, các em di
chuyển lên đầu xe, đến vô
lăng và bấm còi. Làm thế nào
để các em biết còi nằm ở vị
trí nào trên xe thì cha mẹ hãy
dành thời gian cho bé quan sát
và chỉ cho các em biết, đồng
thời hướng dẫn cách bấm còi.
Bấm còi để làm gì? Để tạo
ra tiếng ồn gây sự chú ý với
người bên ngoài và nhận được
sự hỗ trợ từ người lớn.
- Bật đèn khẩn cấp (đèn
hazard):
Đèn này được thiết
kế nguồn điện riêng để nó
lúc nào cũng sẵn sàng hoạt
động. Tương tự bấm còi,
người lớn hãy chỉ cho các bé
nút bật cái đèn có hình tam
giác và rất dễ thấy trên bàn
điều khiển buồng lái. Bấm
nó để bật gây sự chú ý, kết
hợp với bấm còi.
- Lẫy mở khóa cửa từ
bên trong:
Các xe hơi đều
thiết kế luôn có lẫy mở khóa
cửa từ bên trong tại mỗi cửa
lên xuống. Người lớn có thể
hướng dẫn các bé cách bật
lẫy để mở cửa trong trường
hợp khẩn cấp.
Ô tô khi không cắm chìa
khóa và khi xe đã khóa thì
vẫn có thể mở được từ bên
trong tại vị trí của ghế lái.
Hãy hướng dẫn con mở cửa
từ vị trí này. Khi mở cửa mà
không có chìa khóa, còi báo
động nếu có chống trộm thì
xe sẽ kêu lên. Ngoài ra, hãy
dạy trẻ thử mở các cửa bởi
nếumaymắn có thể một cánh
cửa xe chưa được đóng kín.
Từ đó trẻ cũng có thể thoát
ra ngoài.
- Đứng ở phần kính trước
vô lăng để vẫy người phía
ngoài:
Theo thiết kế thì thông
thường các cửa sổ của xe có
màu tối để hạn chế ánh nắng
chiếu vào. Tuy nhiên, đối với
kính phía trước vô lăng luôn
là kính trong để tài xế quan
sát đường. Do đó, trẻ có thể
đứng trước kính này vẫy tay,
dùng nhiều động tác báo hiệu
mình đang gặp nạn để cầu cứu
người lớn bên ngoài.
- Dùng búa thoát hiểm:
Các ô tô chở học sinh hầu hết
có búa thoát hiểm. Trường
hợp bất đắc dĩ, các bé có thể
dùng búa thoát hiểm. Búa
thoát hiểm được thiết kế có
đầu nhọn tập trung gia lực.
Vì thế, đối với một lực nhỏ
của trẻ em cũng có thể đập
vỡ kính. Ngoài ra, kính xe
luôn thiết kế là kính an toàn
nên khi đập vỡ, kính sẽ vỡ
vụn dạng hạt bắp, không
có mảnh sắc nên không gây
tổn hại đến trẻ. Nếu trên xe
không có dụng cụ phá kính,
hãy dạy trẻ tìm các dụng cụ,
đồ vật khác để tìm cách phá
kính và thoát ra.•
Cách thoát hiểm cho
trẻ bị bỏ quên trên ô tô
Phụ huynh phải dạy các emgiữ bình tĩnh và áp dụng những kỹ năng cần thiết khi gặp sự cố
trong khi đi ô tô. Ảnhminh họa: VĂNKHÁNH
Cục Người có công trả lời về việc
giám định lại vết thương
Phản ánh đến
Pháp Luật TP.HCM
, ông Cao Minh
Tiến (71 tuổi, ở Cà Mau) cho biết ông là thương
binh 2/4, nguyên là chủ tịch UBND huyện Ngọc
Hiển (Cà Mau), đang sống ở phường 5, TP Cà Mau.
Theo hồ sơ ông Tiến cung cấp, thời chiến tranh
ông bị thương cụt mất một phần chân phải, được
công nhận là thương binh hạng 2/4. Bên cạnh đó, tình
trạng vết thương ở chân không được ghi đúng. Hồ
sơ thương binh đăng ký trong quân đội ghi ông “cụt
1/3 trên cẳng chân phải” nhưng biên bản giám định y
khoa tỉnh Minh Hải cũ (nay là Cà Mau) lại ghi “cụt
1/3 trên cẳng chân trái”, giấy thương binh cấp lần hai
(từ năm 1998) ghi “cụt 1/3 cẳng chân phải”. 
Đến năm 2013, vết thương tái phát, ông phải phẫu
thuật cắt bỏ gần 10 cm chân phải bị cụt nên đề nghị
giám định lại vết thương và ghi đúng lại tình trạng
vết thương. 
Từ tháng 6-2013, ông Tiến gửi đơn đến các cơ quan
chức năng đề nghị giám định lại vết thương nhưng
được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau cho biết không
chấp nhận yêu cầu giám định lại vết thương cho ông. 
Chúng tôi đã liên hệ lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh
Cà Mau và được Sở cung cấp thông tin về trường
hợp ông Tiến. Đại diện sở này cho biết dữ liệu từ BV
Trường ĐHYDược Cần Thơ cho thấy ông Tiến có
phẫu thuật và cắt bỏ một phần cơ và xương chân. Từ
ngữ y khoa của ngành là “cắt sửa lại mõm cụt”, không
gọi là đoạn chi, vì phần chi đã được đoạn trước đây. 
Sở đã nhiều lần gửi công văn đến Cục Người có
công báo cáo có sự hiểu nhầm trong việc dùng từ
ngữ trong biên bản giám định rằng trường hợp của
ông Tiến “cắt sửa lại mõm cụt” chứ không phải “sửa
lại mõm cụt” như cách hiểu ghi trong văn bản trả lời
của Cục Người có công. 
Tuy nhiên, sau đó Cục Người có công (Bộ LĐ-
TB&XH) vẫn xác định ông Tiến không thuộc diện
được giám định lại do vết thương tái phát.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Duy Kiên,
Cục phó Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH), cho
biết trường hợp ông Cao Minh Tiến được kết luận
không phải cắt bỏ đoạn chi, không được giám định
lại vết thương.
Theo quy định hiện hành, trường hợp vết thương
tái phát, bị hoại tử phải cưa lên hoặc tháo khớp
để đảm bảo tính mạng thì được giám định lại vết
thương. Tuy nhiên, đối với các trường hợp sửa lại
mõm chân nguyên nhân do xương trồi ra (ở vị trí
đoạn cụt) là một biểu hiện tự nhiên.
“Thông thường, chân bị cắt nếu lắp chân giả hầu
hết phải sửa lại mõm chân, hoặc quá trình lắp chân
giả để đi lại thì vị trí đoạn cụt xương thường mọc
trồi ra và phải cắt. Đây không phải là do vết thương
tái phát nên không chấp nhận yêu cầu giám định lại
là hợp lý. Chúng tôi cũng từng trả lời nhiều đơn thư
về các trường hợp tương tự” - ông Kiên lý giải.
Liên quan đến hồ sơ cụt chân nào, ông Kiên khẳng
định việc này thuộc trách nhiệm của cơ quan xác lập
hồ sơ. “Đơn vị không có trách nhiệm đi xác minh việc
này” - ông Kiên nói.
TRẦN VŨ - VIẾT LONG
Điều quan trọng
nhất là các bậc phụ
huynh phải dạy các
em khi gặp bất kỳ
tình huống nào nan
giải cũng phải luôn
giữ bình tĩnh và
áp dụng những kỹ
năng cần thiết.
Trẻ ở bên trong ô tô có thể tựmìnhmở chốt cửa hoặc bấm còi, mở đèn
để cầu cứu đến người lớn từ bên ngoài.
Cơ quan trả lời
Thứ Sáu hằng tuần, trên kênh truyền hình của báo
Pháp
Luật TP.HCM Online
(
sẽ phát sóng chuyên
mục Camera giấu kín để tuyên truyền cho cuộc vận động
“Người dân không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành
phố sạch và giảm ngậ p nước”.
Chương trình Camera giấu kín là một chương trình
truyền hình thực tế ghi lại những tình huống, hiện trường
tình trạng xả rác ra đường, kênh rạch và nơi công cộng nói
chung đã tiếp diễn từ hàng chục năm nay gây mất vệ sinh,
ô nhiễm môi trường, tắc hệ thống thoát nước trên kênh
rạch, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân và hình
ảnh mỹ quan đô thị.
Bên cạnh đó, Camera giấu kín còn ghi nhận những tấm
gương thầm lặng dọn rác làm sạch đẹp TP.
Ngoài ra, báo còn phát động bạn đọc tham gia gửi clip
với các tình huống, hiện trường như trên để tham gia
chương trình. Bạn đọc gửi thông tin, clip về địa chỉ email:
Mời bạn đọc đón xem.
Việc để quên trẻ trên ô tô là vô cùng nguy
hiểm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ. Về cơ
bản, có ba nguyên nhân chính khiến bé bị bỏ
quên trên ô tô có thể tử vong.
- Việc đóng kín cửa rất dễ khiến trẻ đang
ngủ trong xebị thiếu khí ôxy dẫnđếnhônmê,
thậmchí là tử vong. Bởi khônggianbên trong
một chiếc xe rất chật hẹp, nếu đóng kín các
cửa, nó giống như một cái hộp đựng không
khí với thể tích rất nhỏ. Khi trẻ ngủ trong xe,
trẻ hoàn toàn có thể bị ngạt do thiếu khí thở,
hay nghiêm trọng hơn là ngộ độc khí xả.
-
Trẻ bị sốc nhiệt dẫn tới tử vong. Dù thời
tiết nắng hay trời râm thì nhiệt độ ở trong
xe ô tô kín bưng cũng luôn cao hơn nhiệt độ
bên ngoài rất nhiều.
Nếu nhiệt độ ngoài trời là 37 độ thì nhiệt
độ ở trong xe sẽ tăng lên 42 độ sau 20 phút và
tăng lên 46 độ sau 30 phút đỗ xe và đóng cửa.
Trẻ nhỏ ở trong ô tô đỗ dưới trời nắng quá
lâu sẽ bị mệt mỏi, kiệt sức, say nóng và sốc
nhiệt dẫn tới tử vong.
-Trẻ hoảng sợ. Nếu bị bỏ quên trên ô tô khi
đang ngủ thì chỉ sau một thời gian ngắn, vì
khó thở hoặc quá nóng trẻ sẽ tỉnh dậy.
Trong người vô cùng mệt mỏi lại thêm
xung quanh không có ai, trong xe kín mít sẽ
khiến trẻ cực kỳ sợ hãi, khóc, hét khiến sức
khỏe của bé càng ngày yếu đi.
Ông
LÊ VĂN TẠCH
, kỹ sư ô tô
Vì sao trẻ bị tử vong trên ô tô?
Ra mắt chương trình Camera giấu kín
Ông Cao
Minh Tiến
với cái chân
đã được cắt
sửamõm
cụt. Ảnh:
TRẦNVŨ
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook