180-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu9-8-2019
Họ đã nói
Ngày 8-8, TAND Cấp cao xử phúc thẩm, xét kháng cáo
xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Việt Cường
(tức ca sĩ Châu Việt Cường) trong vụ án giết người từng
gây xôn xao dư luận cách đây hơn một năm.
Tại tòa, bị cáo thể hiện sự ăn năn hối cải, đồng thời
trình bày các căn cứ để HĐXX xem xét kháng cáo của
mình. Bị cáo cho rằng bản thân không mong muốn gây ra
cái chết cho nạn nhân và đã bồi thường cho gia đình nạn
nhân. Khi luật sư bào chữa nhắc tới việc mẹ Cường mới
qua đời vì tai nạn giao thông, bị cáo bật khóc. Người nhà
nạn nhân trong lúc chờ nghị án cũng tới an ủi và chia sẻ
mất mát này với bị cáo.
HĐXX quyết định chấp nhận kháng cáo, giảm án cho bị
cáo từ 13 năm tù xuống còn 11 năm tù về tội giết người.
Theo hồ sơ, rạng sáng 5-3-2018, Cường đi biểu diễn ở
tỉnh Hà Nam về đến Hà Nội thì gọi điện thoại cho Phạm
Ca sĩ ChâuViệt Cườngđược giảmán, bật khóc tại tòa
Đức Thế xin ngủ nhờ. Cường gọi điện thoại cho ĐQN
(cũng là ca sĩ) rủ đến chơi cùng. ĐQN gọi điện thoại
rủ thêm hai cô gái là ĐPA và TMH. Tại đây, nhóm của
Cường ba lần sử dụng ma túy và quan hệ tình dục với
nhau.
Đến sáng hôm sau, Cường ra sân bay để đi TP.HCM
biểu diễn nhưng rồi quay lại. Lúc này, Cường và H. đều
có biểu hiện bị ảo giác do sử dụng ma túy. Cả hai ngồi
nói chuyện, khóc lóc và vái lạy. Cường, Thế và ĐPA chạy
xuống chân cầu thang của khu tập thể thì thấy một phụ
nữ đang bán tỏi. Cường dùng tay bốc một vốc tỏi loại
nguyên củ rồi chạy lên phòng ném vào người TMH. Bị
cáo nhặt tỏi cho vào miệng ăn, đồng thời nhét một củ tỏi
còn nguyên chưa bóc cùng 33 nhánh tỏi khác vào trong
khoang miệng của H. khiến nạn nhân tử vong. Tòa sơ
thẩm đã tuyên phạt Cường 13 năm tù về tội giết người,
Bị cáo
Châu Việt
Cường.
Ảnh: TP
Phạm Đức Thế bảy năm tù về tội tàng trữ trái phép chất
ma túy.
PHÚC BÌNH
Một giám định viên mỗi
năm giám định 10.000 việc?
Qua khảo sát, có trung tâm pháp y
ởmột tỉnh báo cáomột nămhọ giám
định trên 10.000 vụ việc nhưng chỉ
có một giám định viên, như vậy bình
quân mỗi ngày làm ba vụ việc. Tôi đề
nghị kiểm tra lại số liệu, nếu số liệu
này là đúng thì chất lượng giámđịnh
thế nào?
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, cả
nước có 6.154 giámđịnh viên tư pháp
và 1.630người giámđịnh theovụviệc.
Trong khi các yêu cầu giám định rất
nhiều thì số lượng giám định viên
này có đáp ứng được nhu cầu không?
Viện trưởng VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng
Ngoài thời gian chậm thì chi phí giámđịnh cũng cao,
có vụ phải tốn hơn 1 tỉ đồng để chứngminh việc
thamô hơn 1 tỉ đồng.
Vướng giám định,
án tham nhũng
kéo dài
ĐỨCMINH
Đ
oàn giám sát việc chấp hành
pháp luật về giám định tư
pháp trong tố tụng hình sự
vừa làm việc với các cơ quan trung
ương ngày 7-8. Trình bày báo cáo
của nhóm nghiên cứu của Ủy ban
(UB) Tư pháp Quốc hội, Phó Chủ
nhiệmUBTư phápNguyễnVăn Pha
cho biết giám định trong lĩnh vực
tài chính, ngân hàng, đất đai... để
phục vụ giải quyết án tham nhũng,
kinh tế còn kéo dài.
Năm năm mới giám định
xong một vụ
Báo cáo mà ông Pha trình bày dẫn
chứng vụNguyễnAnhTuấn và đồng
phạm phạm tội cố ý làm trái xảy ra
tại Ngân hàng Agribank Việt Nam,
thời gian giám định kéo dài năm
năm. Vụ án Nguyễn Đức Kiên và
đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng
Á Châu thì việc định giá giá trị cổ
phần, cổ phiếu, bất động sản chậm.
Đồng tình với nhận định trên,
Phó Trưởng ban Nội chính Thành
ủy TP.HCM Dương Ngọc Hải cho
rằng giám định trong lĩnh vực này
đang gặp vướng. Ông dẫn chứng
TP.HCM có 40 vụ án bị vướng về
giám định, trong đó có ba vụ án
thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương
về phòng, chống tham nhũng theo
dõi và rất nhiều vụ thuộc diện Ban
Thường vụ Thành ủy theo dõi, chỉ
đạo. Các vụ này đều trưng cầu Sở
Tài chính TP giám định nhưng đều
vướng dẫn tới vụ án kéo dài, trong
khi dư luận lại cho rằng CQĐT, cơ
quan tố tụng bao che, chậm xử lý.
Ông Hải cũng cho rằng chi phí
Thứ trưởng Bộ Công an
Lê Quý Vương thừa nhận
chi phí giám định cao,
như vụ đường ống dẫn
nước sông Đà chi phí này
mất gần 4 tỉ đồng.
Giang hồ cộm cán làm giả hồ sơ tâm thần
Trình bày báo cáo, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn
Pha cho haymột số địa phương có tình trạng các đối tượng giang hồ, cộm
cán trong xã hội lợi dụng việc giả hồ sơ tâm thần để phạm tội, để trốn tội.
“Cực kỳ nguy hiểm khi tội phạm chỉ cần lấy được giấy chứng nhận tâm
thần là nhởn nhơ trước pháp luật. Điều này tạo nên sự phẫn nộ đối với
nạn nhân và dư luận xã hội”- đại biểuQuốc hộiTrươngTrọngNghĩa (Đoàn
TP.HCM) bình luận. ÔngNghĩa nhấnmạnh đến tầmquan trọng của những
chuẩn mực, quy chuẩn trong giám định tư pháp, từ đó xác định thế nào
là tâm thần để khỏi phải chịu trách nhiệm hình sự.
Giải trình sau đó, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương thừa nhận thời
gian qua có chuyện làm giả hồ sơ tâm thần để chạy án, điển hình là vụ
việc Công anTP Hà Nội đã khởi tố tại BVTâm thầnTrung ương 1.“Vừa qua,
Cục CSĐT tội phạm về ma túy (Bộ Công an) khi bắt một chuyên án lớn đã
phát hiện đối tượng gây án đã từng phạm tội về ma túy nhưng do có hồ
sơ bệnh án tâm thần nên được ở bên ngoài xã hội rồi lại đi gây án” - ông
Vương dẫn chứng và cho biết Bộ Công an sẽ sớm có tổng hợp và báo cáo
về vấn đề này trong thời gian tới.
Ông Vương cũng thông tin vừa qua, Bộ Công an đã có chỉ đạo CQĐT
các cấp phối hợp với VKS các cấp xem xét hết sức thận trọng các vụ án có
liên quan tới bệnh án tâm thần để tránh bỏ lọt tội phạm. Ông Trần Công
Phàn đề nghị với những vụ án có hồ sơ tâm thần thì đều phải trưng cầu
giám định để đảm bảo khách quan.
Ông
Dương
Ngọc Hải
phát biểu
tại cuộc
họp. Ảnh:
Đ.MINH
NGUYỄN QUANG DŨNG
giám định trong nhiều vụ án quá
cao, nhất là giám định công trình
xây dựng chung cư. “Có vụ án để
chứng minh hành vi tham ô số tiền
hơn 1 tỉ đồng thì chi phí giám định
cũng trên 1 tỉ đồng nên không thể
thực hiện được. Hay có vụ trưng
cầu giám định các tòa nhà chung
cư, cao ốc, chi phí giám định trên
10 tỉ đồng, CQĐT không thể có
kinh phí để bảo đảm cho hoạt động
này” - ông Hải nói.
Cũng theo ông Hải, cùng một
vụ việc nhưng kết quả giám định
khác nhau đang là tình trạng phổ
biến. TP.HCM gặp nhiều vụ sau khi
khởi tố phải đình chỉ điều tra, thậm
chí có vụ đã bị yêu cầu bồi thường.
Những vụ án này gần như bế tắc và
hiện đang phải tạm đình chỉ điều tra.
Ông Hải dẫn chứng: “Tội trốn thuế
bằng thủ đoạn khấu trừ thuế và lừa
đảo chiếmđoạt tài sản bằng thủ đoạn
hoàn thuế khi trưng cầu giám định
ở Cục Thuế TP.HCM thì có hành
vi trốn thuế. Trên cơ sở đó, CQĐT
khởi tố vụ án. Nhưng khi bị khiếu
nại, trưng cầu giám định ở Bộ Tài
chính, Tổng cục Thuế lại xác định
không có hành vi trốn thuế, không
lừa đảo”.
Đáp lại, Thứ trưởng Bộ Công an
Lê Quý Vương thừa nhận chi phí
giám định cao, như vụ đường ống
dẫn nước sông Đà chi phí này phải
mất gần 4 tỉ đồng. Theo ôngVương,
giám định tài chính, ngân hàng và
đất đai là vấn đề hết sức khó khăn,
nhất là liên quan tới góp vốn, cổ
phần hóa, cổ phiếu, đầu tư, đối tác
công tư. “Như vụ án Phan VănAnh
Vũ, một lúc chúng tôi phải trưng
cầu giám định thuộc lĩnh vực quản
lý của nhiều bộ, ngành như Bộ Tài
chính, KH&ĐT, Xây dựng, thậmchí
cả GTVT, TN&MT” - ông Vương
nói và đề nghị các cơ quan lập pháp
làm rõ trách nhiệmcủa các bộ, ngành
trong giám định tư pháp.
Cách nào giải
“điểm nghẽn” giám định?
Ông Lê QuýVương chỉ ra bất cập
của Luật Giám định tư pháp là chưa
quy định thời hạn giámđịnh bắt buộc,
dẫn đến việc giám định kéo dài. Có
nhiều vụ án phải tạm đình chỉ chờ
kết quả giám định, có khi đến hai
năm sau mới phục hồi điều tra…
PhóViện trưởngVKSNDTối cao
Trần Công Phàn đánh giá giám định
tư pháp là một “điểm nghẽn” trong
tố tụng hình sự. Ông cũng đề nghị
bổ sung thời hạn giám định đối với
các trường hợp cần thiết phải giám
định, nhất là trong các vụ án, vụ việc
về tham nhũng, kinh tế…Đáng chú
ý, ông Phàn đề nghị khi nghiên cứu
sửa đổi Luật Giám định tư pháp cần
giải quyết dứt điểm câu chuyện “khi
xuất hiện các kết luận khác nhau về
một giám định thì sử dụng kết luận
giám định nào”.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí
Hiếu cho hay khi nghiên cứu sửa đổi,
bổ sung Luật Giám định tư pháp, cơ
quan soạn thảo kiến nghị bổ sung
quy định mang tính nguyên tắc về
thời hạn giám định; quy định trách
nhiệm các bộ, ngành trong việc ấn
định thời gian giám định cụ thể đối
với từng loại việc giám định trong
quy trình, quy chuẩn giámđịnh. Đặc
biệt, sửa đổi để khắc phục tình trạng
chậm trễ trong tiếp nhận, thực hiện
giám định, gây ảnh hưởng tới tiến
độ xử lý các vụ án, vụ việc về tham
nhũng, kinh tế trong thời gian qua.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook