180-2019 - page 5

5
Thời sự -
ThứSáu9-8-2019
Thủ tướng
NguyễnXuânPhúc:
Phải chuyểnhẳnsang
“phạtnguội”giaothông
BộCông an phải có giải pháp hiệu quả và
khả thi về phòng, chống tiêu cực, tham
nhũng trong quá trình thực thi công vụ về
bảo đảmtrật tự, an toàn giao thông.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết
luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại
hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông (TTATGT) sáu tháng đầu năm,
nhiệm vụ trọng tâm quý III và sáu tháng cuối
năm 2019.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Công an tập trung
xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm
pháp luật về TTATGT theo kế hoạch năm 2019
của Bộ Công an. Gồm có thông tư về công tác
thống kê tai nạn giao thông cho phù hợp với
thông lệ quốc tế và Nghị định số 09/2019 về chế
độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
thông tư quy định về công tác tuần tra, kiểm soát
của lực lượng CSGT.
Đặc biệt, Bộ Công an cần tăng cường tuần tra,
kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi
vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao
thông. Trong đó tập trung vào các hành vi lái xe
vi phạm về nồng độ cồn, ma túy; việc vi phạm
quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô,
xe máy; vi phạm về không thắt dây an toàn khi
ngồi trên ô tô, sử dụng điện thoại khi lái xe...
Cùng với đó, mở các cao điểm bảo đảm
TTATGT vào các thời gian phức tạp về an toàn
giao thông (mùa nghỉ hè, nghỉ mát, tháng an
toàn giao thông, tết dương lịch, tết Nguyên
đán…); chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương
tổ chức điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các tổ
chức, cá nhân mua bán giấy phép lái xe giả, mua
bán giấy khám sức khỏe.
Thủ tướng cũng giao Bộ Công an xây dựng,
kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu dùng chung
về TTATGT (trừ các thông tin mật) với các
cơ quan quản lý khác để phục vụ quản lý
nhà nước về TTATGT ở cả trung ương và
địa phương, trước hết là ngành công an, giao
thông vận tải, y tế, tài chính. Đồng thời đầu
tư, nâng cấp hoàn thiện hệ thống thông tin
chỉ huy và hệ thống giám sát, xử lý vi phạm
TTATGT trên các quốc lộ trọng điểm và một
số tuyến đường bộ cao tốc.
Bộ Công an phải có giải pháp hiệu quả và khả
thi về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng và lợi
ích nhóm trong quá trình thực thi công vụ về bảo
đảm TTATGT.
“Bộ Công an cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học
công nghệ và các thành tựu của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư trong giám sát, tuần tra,
kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT. Khẩn trương
và quyết liệt chuyển hẳn sang phương pháp “xử
lý nguội” để thay thế phương pháp tuần tra, xử lý
trực tiếp…” - Thủ tướng yêu cầu.
TUYẾN PHAN
Xử nghiêm, không để phí
nguồn lực đất quốc phòng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiên quyết thanh lý, thu hồi các hợp
đồng sử dụng đất quốc phòng hết thời hạn, sai phạm, không hiệu quả.
“Bộ Quốc phòng
quản lý chặt chẽ việc
sử dụng đất, giữ ổn
định tình hình quân
đội, không để các
thế lực thù địch lợi
dụng chống phá!”
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc
ĐỨCMINH 
S
áng 8-8, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã
có buổi làm việc với Bộ
Quốc phòng liên quan đến
công tác quản lý, sử dụng đất
quốc phòng trong hoạt động
sản xuất, xây dựng kinh tế
gắn với thực hiện nhiệm vụ
quân sự, quốc phòng.
Đất quốc phòng
để xây dựng và
sẵn sàng chiến đấu
Các nhà máy quốc phòng
sử dụng đất đai để tổ chức
sản xuất, sửa chữa các loại
vũ khí, trang bị khí tài kết
hợp phát triển kinh tế, đáp
ứng yêu cầu tác chiến, bảo
đảm sẵn sàng chiến đấu và
xây dựng đất nước. Một số
ngành như viễn thông, đóng
tàu có bước phát triển vượt
bậc, đạt trình độ tiên tiến.
Những năm gần đây Bộ
Quốc phòng đã tích cực chỉ
đạo cơ cấu, sắp xếp lại doanh
nghiệp quân đội với mục tiêu
cơ cấu lại nhằm giảm mạnh
số lượng doanh nghiệp 100%
vốn nhà nước, tập trung vào
những ngành, lĩnh vực trực
tiếp phục vụ quốc phòng, an
ninh; bảo đảm yêu cầu phát
triển công nghiệp quốc phòng
của đất nước. Đẩy mạnh thực
hiện cổ phần hóa, thoái vốnđối
với các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh thuần túy, thương
mại, xây dựng, dịch vụ... 
Nhiều doanh nghiệp đã
ứng dụng có hiệu quả khoa
học công nghệ 4.0 như Tập
đoànCông nghiệp-Viễn thông
Quân đội, Tổng Công ty Tân
cảng Sài Gòn, Tổng Công ty
Trực thăng Việt Nam...
Khối doanh nghiệp quân
đội hằng năm thu nộp khoảng
41.000 tỉ đồng cho ngân sách
nhà nước (chiếm xấp xỉ 16%
tổng sốngân sáchdocácdoanh
nghiệp nhà nước thu nộp), tạo
ra doanh thu đạt khoảng 5%
GDP của đất nước.
Phải sử dụng đất
có hiệu quả
Kết luận buổi làmviệc, Thủ
tướngNguyễnXuânPhúc biểu
dương sựnỗ lực, quyết tâmcủa
BộQuốc phòng trong quản lý,
sử dụng đất quốc phòng vào
mục đích sản xuất, xây dựng
kinh tế gắn với nhiệmvụ quân
sự, quốc phòng; những kết quả
đạt được của cán bộ, chiến sĩ
toàn quân trong thực hiện chức
năng của đội quân lao động,
sản xuất thời gian qua. 
Thủ tướng chỉ đạo kiên
quyết thanh lý, thu hồi các
hợp đồng sử dụng đất hết
thời hạn, sai phạm, không
hiệu quả. Các hợp đồng có
hiệu quả, phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế-xã
hội của địa phương, đáp ứng
yêu cầu quốc phòng cho thực
hiện đến hết thời hạn. 
Cũng theo Thủ tướng, Bộ
Quốc phòng phải quản lý
chặt chẽ việc sử dụng đất, giữ
ổn định tình hình quân đội,
không để các thế lực thù địch
lợi dụng chống phá.
Đồng thời, Bộ Quốc phòng
phải làmmẫumực về cổ phần
hóa, thoái vốn, bàn giao đất
của các doanh nghiệp thuần
túy về xây dựng, thương mại,
dịch vụ và các doanh nghiệp ít
liên quan đến nhiệm vụ quân
sự, quốcphòngchođịaphương
để phát triển kinh tế-xã hội và
quản lý theo luật định.
Cạnh đó, nghiên cứu, đề
xuất chủ trương, giải pháp cơ
bản, lâu dài để quản lý chặt
chẽ, phát huy cao nhất hiệu
quả sử dụng đất quốc phòng
vào cả nhiệm vụ quốc phòng
và nhiệm vụ xây dựng, phát
triển đất nước, phù hợp với
thực tiễn và chức năng, nhiệm
vụ của quân đội, không để
lãng phí nguồn lực.•
Từ nông, lâm trường đến
phên giậu biên giới
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng, từ năm 1956 Bộ đã
chuyển nhiều đơn vị thường trực chiến đấu với hơn 80.000
cán bộ, chiến sĩ sang làmnhiệmvụ xây dựng kinh tế, dưỡng
cán, rènbinh, hình thànhnông trường trên các địa bàn trọng
điểm tại Điện Biên, Mộc Châu, Tuần Giáo, Nà Sản, Nghệ An,
Hà Tĩnh… Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ lên đến đỉnh
cao, những năm 1963-1965 hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đã
tái ngũ, trở lại chiến trường miền Nam.
Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân đội đã
chuyển 280.000 cán bộ, chiến sĩ sang xây dựng kinh tế, hình
thành nhiều nông, lâm trường, binh đoàn kinh tế-quốc
phòng và đứng chân trên các địa bàn chiến lược, làm phên
giậu trên biên giới.
Bé bị người tuhànhđánh có tỉ lệ thương tật 9%
Đủ cơ sở khởi tố tội cố ý gây thương tích
Theo luật sưTrầnThị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật
sư Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM, theo điểm c khoản 1
Điều 134 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nếu gây
thương tích dưới 11%cho người dưới 16 tuổi sẽ bị xử lý hình
sự về tội cố ý gây thương tích. Vì vậy, công an cần khởi tố
vụ án cố ý gây thương tích và trong quá trình điều tra sẽ
làm rõ thêm thông tin là “nhiều trẻ bị hành hạ” và dâm ô
người dưới 16 tuổi…
Ngày 8-8, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Nguyễn
Văn Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc,
cho biết: Kết quả giám định, thương tật của bé K. là 9%
và ông đã yêu cầu Cơ quan CSĐT công an huyện khẩn
trương củng cố chứng cứ để khởi tố vụ án, xử lý nghiêm
theo pháp luật.
Cùng ngày, các bác sĩ (BS) ở khoa nhi, BV đa khoa
Bình Thuận thông tin là đã tiếp nhận bệnh nhi TVĐK (11
tuổi) nhập bệnh viện trong tình trạng tức ngực, sốt cao, ói
mửa do ảnh hưởng của việc bị hành hạ, xâm hại trước đó.
Hiện bé K. luôn trong tình trạng lo lắng, mơ màng, sang
chấn nặng, liên tục co giật trong lúc ngủ và các BS đã mời
BS chuyên khoa tâm thần kinh đến để phối hợp đưa ra
phác đồ điều trị tốt nhất cho bé.
Liên quan vụ việc, hai ngày qua, người nhà của ông
Lương Việt Đức, người hành hạ, đánh đập bé K., đã nhiều
lần liên lạc với mẹ của bé K. xin gặp mặt, bỏ qua.
Theo Ban Tôn giáo tỉnh Bình Thuận, ông Lương Việt
Đức (27 tuổi), đạo hiệu Thích Chánh Đức, xuất gia năm
2010 tại chùa Quốc Thới, huyện Chợ Lách (Bến Tre), đã
thọ giới tì kheo giới đàn do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh Hậu Giang tổ chức năm 2015. Tuy nhiên,
ông Đức không có tên trong tăng đoàn do Giáo hội Phật
giáo Việt Nam tỉnh Bình Thuận quản lý. Năm 2017, ông
Đức về xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc xây nhà
trên phần đất của gia đình và cơi nới như cơ sở thờ tự,
nhận nuôi nhiều đứa trẻ...
Như chúng tôi đã thông tin, tháng 7-2019, mẹ bé K. tố
cáo đến cơ quan chức năng là bé bị ông K. đánh bầm người
khi bà gửi con vào học khóa tu mùa hè. Ngoài việc tố cáo
con bị đánh, bà cũng yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ, xử
lý hành vi bé K. nghi bị xâm hại tình dục.
P.NAM
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc làmviệc với BộQuốc phòng.
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook