180-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứSáu9-8-2019
TẤNLỘC
Q
uy định mới về chiều
dài con tàu khiến hàng
ngàn tàu cá các tỉnhBình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa
đánh bắt ở vùng khơi xa đang
phải nằm bờ và các tỉnh này
đã kiến nghị Bộ NN&PTNT
tìm cách gỡ vướng.
Tàu thiếu… 10 cm
không được ra khơi
Đang mùa câu cá ngừ đại
dương cao điểm nhưng hàng
ngàn tàu cá của ngư dân các
tỉnh Bình Định, Phú Yên,
KhánhHòa không thể ra khơi.
Hầu hết những tàu này vốn
đánh bắt ở khơi xa nhưng nay
phải nằm bờ.
Ở các cảng cá phường 6,
Đông Tác (TPTuy Hòa, Phú
Yên), nhiều chủ tàu, ngư dân
đi biển hoang mang với quy
định mới.
Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch
Nghiệp đoànNghề cá phường
6, TPTuy Hòa, cho hay: Theo
Nghị định 26/2019 của Chính
phủ, những tàu cá có công
suất từ 90 CV trở lên, chiều
dài 15 m trở lên mới được
cấp giấy phép khai thác thủy
sản vùng khơi. Những tàu có
chiều dài dưới 15 m chỉ được
phép khai thác trong phạm vi
60 hải lý. “Có đến hàng trăm
tàu cá ở địa phương này công
suất trên 90 CV không được
cấp phép do không đủ chiều
dài 15 m” - ông nói.
Ông Võ Văn Tiến (phường
Phú Đông, TP Tuy Hòa) lo
lắng nhìn tàu cá PY-91036
TS của mình phải nằm bờ
nhiều ngày nay. Tàu của
ông Tiến có công suất hơn
400 CV, chủ yếu câu cá ngừ
đại dương, vốn được UBND
tỉnh Phú Yên đưa vào danh
nay chưa được cấp phép. Đặc
biệt, trong số này có 400 tàu
vốn đã được UBND tỉnh Bình
Định phê duyệt danh sách
đăng ký thường xuyên khai
thác hải sản trên các vùng
biển xa theo Quyết định số
48/2010 của Thủ tướng...
“Nếu hơn 700 tàu cá này
phải chuyển vùng khai thác
sẽ gây áp lực rất lớn đối với
vùng lộng, ven bờ. Nếu để số
tàu này hoán cải vỏ đáp ứng
quy định để tiếp tục được
khai thác ở vùng khơi thì lại
bảo có công suất trên 90 CV
là được phép khai thác hải
sản xa bờ nên các chủ tàu
chỉ chú trọng về công suất.
“Mặt khác, theo quan niệm
của ngư dân, chiều dài tàu cá
đóng mới phụ thuộc vào tuổi
của chủ tàu nên nhiều tàu có
công suất rất lớn nhưng chiều
dài lại dưới 15 m. Chúng tôi
kiến nghị các cơ quan thẩm
quyền sớm có điều chỉnh để
các tàu dài dưới 15 m nhưng
công suất lớn, lâu nay khai
thác ở vùng biển khơi tiếp
tục ra khơi hoặc cho phép,
hướng dẫn hoán cải các tàu
có chiều dài dưới 15 m thành
15 m trở lên để được cấp
phép khai thác hải sản vùng
khơi” - ông Thuẫn đề xuất.
Ông Trần Châu, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Bình Định,
thừa nhận bức xúc của ngư
dân đối với những bất cập
trong việc cấp phép khai
thác hải sản vùng khơi là
có. Bình Định đã kiến nghị
Bộ NN&PTNT xem xét, có
hướng giải quyết những khó
khăn, vướng mắc trên.
Theo ông Châu, Bình Định
đề nghị cho phép 723 tàu cá có
công suất trên 90 CV nhưng
dài dưới 15 m được tiếp tục
khai thác thủy sản ở vùng
khơi đến khi giấy phép cũ
hết thời hạn và được hưởng
chính sách hỗ trợ theo Quyết
định 48/2010/QĐ-TTg. Tỉnh
cũng đề nghị xem xét, cho
phép số tàu trên hoán cải vỏ
đủ 15 m và cấp bổ sung hạn
ngạch giấy phép cho các tàu
này. “Thực tế, nhiều tàu cá có
công suất lớn, có máy móc,
trang thiết bị trên tàu hiện
đại nhưng chiều dài không
đủ điều kiện cấp giấy phép
khai thác thủy sản vùng khơi.
Cần cho thời gian để chủ tàu
hoán cải cho phù hợp” - ông
Trần Châu nói.
PhúYên, Khánh Hòa cũng
đã có công văn kiến nghị
tương tự.•
Hàng trămtàu đánh bắt cá ngừ đại dương phường 6, TP Tuy Hòa (Phú Yên) đang nằmbờ
vì không đủ chiều dài. Ảnh: TẤN LỘC
Hàng ngàn tàu cá nằm bờ
vì không đủ chiều dài
Nhiều tỉnh kiến nghị Bộ NN&PTNT cấp bổ sung hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản
vùng khơi cho tàu cá có chiều dài dưới 15m.
sách được phép hoạt động ở
vùng biển xa bờ. Thế nhưng
mới đây tàu của ông bị đưa
ra khỏi danh sách trên với lý
do tàu chỉ dài 14,2 m.
Có trường hợp oái oăm
hơn là tàu PY-90693 TS của
ông Trần Quang Ải (ngụ xã
An Ninh Tây, huyện TuyAn,
PhúYên), công suất hơn 400
CV, chiều dài 14,9 m, tức chỉ
thiếu 10 cm so với quy định
cũng không được cấp phép…
Hàng ngàn tàu cá
không được cấp phép
Còn ở Bình Định, ông
Phan Trọng Hổ, Giám đốc
Sở NN&PTNT tỉnh này, cho
hay: BộNN&PTNTcấp 3.118
hạn ngạch giấy phép khai thác
thủy sản tại vùng khơi cho
tỉnh. Tuy nhiên, hiện Bình
Định có đến 723 tàu cá có
công suất từ 90 CV trở lên, có
chiều dài dưới 15m trước đây
được cấp giấy phép khai thác
thủy sản ở vùng khơi nhưng
nằm ngoài hạn ngạch được
cấp”. Ông Hổ xác nhận việc
cấp phép này đang gây khó
khăn, bức xúc cho các chủ tàu.
Chi cục Thủy sản tỉnh Phú
Yên cũng cho biết tỉnh này
còn đến 732 tàu có công suất
90 CV trở lên không được cấp
phép khai thác vùng khơi,
trong đó có 41 tàu có chiều
dài 14,9 m, tức chỉ thiếu 0,1
m. Đại diện Chi cục Thủy sản
PhúYên cũng xác nhận là quy
địnhmới đang phát sinh nhiều
vướng mắc, khó khăn, cần có
giải pháp tháo gỡ.
Ở Khánh Hòa còn gần 600
tàu công suất trên 90 CV có
chiều dài dưới 15 m vốn khai
thác ở vùng khơi nhưng hiện
nay không được cấp phép ở
các ngư trường truyền thống
Trường Sa, Hoàng Sa...
Kiến nghị cấp bổ
sung hạn ngạch
Theo ông Phan Thuẫn,
trước đây tàu cá chỉ cần đảm
Ngư dân quan niệm
chiều dài tàu cá
phụ thuộc vào tuổi
của chủ nên nhiều
tàu có công suất rất
lớn nhưng chiều dài
lại dưới 15 m đang
phải nằm bờ vì quy
định mới không cho
cấp phép…
Bộ NN&PTNT cho hoán cải tàu cá
để đủ điều kiện
Theo thông tin mới nhất
Pháp Luật TP.HCM
vừa nhận
được, Bộ NN&PTNT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh/TP
ven biển về giải quyết cấp hạn ngạch giấy phép khai thác
thủy sản. Theo đó, đối với nhóm tàu cá có công suất 90 CV
trở lên nhưng có chiều dài dưới 15m, Bộ NN&PTNT đề nghị
UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan rà
soát, thông báo cho chủ tàu, ngư dân đăng ký nhu cầu hoán
cải tàu cá để có đủ điều kiện hoạt động tại vùng khơi theo
Nghị định 26/2019.
Cơ quan chức năng các tỉnh tiến hành cấp văn bản chấp
thuận hoán cải cho chủ tàu cá có nhu cầu để tiến hành
hoán cải tàu cá theo quy định. Các tỉnh cấp giấy phép khai
thác thủy sản cho chủ tàu khi tàu cá đã đủ điều kiện theo
quy định trong số hạn ngạch giấy phép đã được giao theo
quyết định của Bộ NN&PTNT. Bộ NN&PTNT đề nghị các tỉnh
báo cáo bộ để xem xét, cấp bổ sung hạn ngạch giấy phép
khai thác thủy sản.Thời hạn đề nghị cấp bổ sung hạn ngạch
trước ngày 31-12-2019.
Đại biểuphải lắngnghe, quansátmạng xãhội
“Phải lắng nghe, quan sát mạng xã hội” - đại biểu (ĐB)
Dương Trung Quốc nói tại hội thảo “Báo chí với hoạt
động của ĐB Quốc hội”, được tổ chức tại Hà Nội ngày
8-8.
Tại hội thảo, ông Kuboya Masayoshi, giảng viên ĐH
Tokai (Nhật Bản), cho rằng nếu phát huy mặt tích cực của
các nền tảng mạng xã hội sẽ tạo hiệu ứng tốt trong hoạt
động của các ĐB. Ông cũng lưu ý là các ĐB cần thận
trọng ngôn từ khi đăng tải.
Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Tập đoàn truyền thông Lê,
cũng đồng tình là ĐB phải thận trọng khi trao đổi, đăng
tải và chia sẻ thông tin, tránh bình luận về những điều còn
tranh luận trên nghị trường, tranh cãi trên mạng. “Lắng
nghe mạng xã hội mới hành xử chính xác, phản hồi hiệu
quả nhất” - ông Vinh nói.
ĐB Dương Trung Quốc cho rằng nếu biết cách khai thác
tốt báo chí, mạng xã hội thì sẽ phát huy được vai trò ĐB
cũng như hiệu quả hoạt động Quốc hội. “Phải lắng nghe,
quan sát mạng xã hội” - ông nói và cho hay có tham gia
nhiều nhóm và ông xem họ vừa là cử tri, vừa là “cố vấn”
của mình.
Dẫn trường hợp ý kiến của ông về lịch sử trong một hội
thảo khoa học bị một tờ báo phản ánh không chính xác,
tạo dư luận không tốt trên mạng, ông nói: “Tôi bị cho là
xuyên tạc, bóp méo lịch sử và họ có lời lẽ rất nặng nề. Tôi
kiểm chứng lại thông tin mình phát biểu có chính xác hay
không và thấy rằng tờ báo phản ánh sai quan điểm của tôi.
Nhưng khi đọc, nghe kỹ ý kiến phản bác thì tôi nghĩ để
ý kiến đó tồn tại có lợi hơn vì họ tranh luận để giữ điều
đúng, bảo vệ sự chính xác của lịch sử chứ không phải họ
phản bác theo ý sai lệch đi. Như vậy, từ việc tờ báo phản
ánh thông tin sai lại đưa ra dư luận hướng mọi người
về cái đúng của lịch sử…”. “Nếu đơn giản là người làm
chuyên môn thì tôi sẽ vào tranh luận nhưng là ĐB Quốc
hội thì tôi cần xem tác động xã hội thế nào. Ý thức ứng xử
với tư cách ĐB Quốc hội sẽ phát huy mặt tích cực” - ông
nói.
VIẾT THỊNH
Quang cảnh hội thảo “Báo chí với hoạt động củaĐBQuốc hội”.
Ảnh: VT
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook