180-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu9-8-2019
TẤNLỘC
N
gày 8-8, hàng chục
người dân đã tập trung,
giăng băng rôn trước trụ
sở Công ty TNHH Đầu tư và
Phát triển Thanh Châu trên
đường Nguyễn Trãi, TP Nha
Trang (Khánh Hòa).
Công ty này là chủ đầu tư
(CĐT) dự án khu nhà ở cao cấp
Hoàng Phú trên núi Cô Tiên
ở phường Vĩnh Hòa, TP Nha
Trang. Đây là dự án có hồ bơi
vô cực đang xây dựng trên
núi, bị vỡ trong trận mưa lớn
ngày 18-11-2018, làm chết
bốn người trong gia đình một
thầy giáo, sập chín căn nhà và
san bằng cả khu dân cư. Vụ
vỡ hồ đã san bằng toàn bộ nhà
cửa của chín hộ gia đình, cuốn
mất hầu hết tài sản, đồ đạc của
nhiều người dân. Thế nhưng
Công tyThanh Châu chỉ hỗ trợ
mỗi gia đình 210 triệu đồng
để dựng nhà ở tạm, chờ bố trí
tái định cư.
Hầu hết những người tập
trung trước Công ty Thanh
Châu đều có nhà bị sập hoàn
toàn do vụ vỡ hồ gây ra. Nhiều
người nói rằng công ty này cố
tình trốn tránh trách nhiệm
trong việc giải quyết thiệt hại
của người dân. Đã gần chín
tháng trôi qua nhưng họ vẫn
chưa được bố trí nơi ở mới
trong khi mùa mưa sắp tới.
Người dân cũng đã nhiều lần
đến Công ty Thanh Châu yêu
cầu giải quyết nhưng CĐT vẫn
tránh né.
“Cả chục gia đình chúng tôi
phải sống tạm bợ, thiếu thốn
gần chín tháng nay. Chúng tôi
Dân bức xúc vì vụ
hồ bơi vô cực
Nạn nhân trong vụ vỡ hồ bơi vô cực đang xây dựng ởNha Trang cho
rằng chủ đầu tư trốn tránh trách nhiệm, vô cảmvới mất mát, thiệt hại
của người dân.
Nhiều gia đình đã trắng tay sau vụ vỡ hồ bơi vô cực. Ảnh: TẤN LỘC
“Đến nay, các gia
đình nạn nhân
không biết thông tin
gì về kết quả điều tra
trong khi CĐT vẫn
đổ thừa do mưa bão.”
Tại cuộc họpbáo tìnhhình kinh tế-xã hội sáu thángđầunăm
2019 do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức ngày 31-7, chúng tôi
đã đặt vấn đề vì sao hơn tám tháng vẫn chưa có kết quả điều
tra vụ vỡ hồ nước của dự án khu nhà ở cao cấpHoàng Phú trên
núi Cô Tiên. Thượng tá Phan Văn Cường, Trưởng phòng Tham
mưu Công an tỉnh Khánh Hòa, cho biết: “Cơ quan CSĐT công
an tỉnh đã có kết luận điều tra và chuyển sang VKSND tỉnh để
tiến hành các bước theo quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, Thượng tá Cường nói rằng chưa thể cung cấp
thông tin cụ thể. Gần đây, trong các cuộc tiếp xúc với đại biểu
Quốc hội, HĐND các cấp, người thân của các nạn nhân, những
người trực tiếp bị ảnh hưởng liên tục kiến nghị các cơ quan
chức năng công bố kết quả điều tra vụ vỡ hồ nước của dự án
khu nhà ở cao cấp Hoàng Phú.
nhiều lần kiến nghị giải quyết
nhưng CĐT liên tục né tránh.
CĐT không hề nhận lỗi của
mình. Họ vô cảm với mất mát,
thiệt hại của chúng tôi” - ông
Ngô Văn Ửng, người dân có
nhà bị sập nói.
Nhiều người dân cũng bức
xúc trước việc cơ quan chức
năng chậm công bố kết quả
điều tra nguyên nhân vụ việc
trên. Chị Nguyễn Thị Chung
là người có bốn người thân bị
chết trong vụ vỡ hồ bức xúc:
“Không hiểu vì sao cơ quan
điều tra kéo dài thời gian như
vậy mà chưa công bố kết luận.
Đến nay, các gia đình nạn nhân
vẫn không biết thông tin gì về
kết quả điều tra. Trong khi đó
CĐT vẫn không nhận lỗi mà
đổ thừa do mưa bão”.
Trong ngày, chính quyền địa
phương đã vận động người dân
di chuyển khỏi khu vực trụ sở
Công ty Thanh Châu. Theo
một lãnh đạo UBND phường
Vĩnh Hòa, địa phương nhiều
lần mời CĐT đến để làm việc
với người dân nhưng công ty
đều vắng mặt nên người dân
cho rằng phía công ty không
có thiện chí. UBND TP Nha
Trang cũng cho biết đang phối
hợp với Công ty Thanh Châu
tìm đất bố trí tái định cư cho
các gia đình có nhà bị sập.
Theo báo cáo của Sở Xây
dựng tỉnh Khánh Hòa gửi
Thường trực HĐND tỉnh,
CĐT dự án khu nhà ở cao cấp
Hoàng Phú có nhiều sai phạm.
Đơn cử như không gửi cơ quan
chuyên môn thẩm định thiết
kế xây dựng theo quy định;
thi công hàng loạt công trình
không có giấy phép xây dựng,
thi công không có biện pháp
đảm bảo an toàn...
Để làm rõ hơn vụ việc, PV
Pháp Luật TP.HCM
đã nhiều
lần liên lạc với bà Nguyễn Thị
Hoài Thanh, Giám đốc Công
ty TNHHĐầu tư và Phát triển
Thanh Châu nhưng bà Thanh
đều không nghe máy.•
Bảo tồn cầuđường sắt
BìnhLợi
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ GTVT về
việc bảo tồn cầu đường sắt Bình Lợi cũ - dự án cải
tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn từ cầu đường sắt
Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hình thức BOT.
Theo đó, UBND TP.HCM đề nghị Bộ GTVT chấp
thuận phương án bảo tồn nguyên trạng một phần
cầu đường sắt Bình Lợi. Cụ thể, bảo tồn nguyên
trạng hai nhịp cầu, trong đó có một nhịp cầu quay và
một tháp canh phía quận Thủ Đức. Điều này nhằm
lưu giữ lại dấu tích của cầu đường sắt Bình Lợi gắn
với không gian nước để phục vụ cho việc tìm hiểu,
nghiên cứu khoa học về ngành đường sắt và phát
triển ngành du lịch.
Đối với kết cấu cầu Bình Lợi đề nghị bảo tồn,
UBND TP.HCM sẽ bố trí kinh phí thực hiện công
tác bảo tồn và phân cấp cho cơ quan, đơn vị có chức
năng thực hiện quản lý, duy tu, bảo dưỡng và vận
hành khai thác theo quy định.
Đồng thời, UBND TP.HCM đề nghị Bộ GTVT
bàn giao lại cho TP quản lý phạm vi khu vực cầu
đường sắt Bình Lợi cũ (phía quận Bình Thạnh) sau
khi hoàn thành tháo dỡ công trình để nghiên cứu,
xây dựng bến đường thủy nội địa phục vụ giao
thông vận tải bằng đường thủy.
Ngày 8-8, nguồn tin từ Ban quản lý
dự án Thăng Long cho biết đã có kết
quả lựa chọn nhà thầu thực hiện gói
thầu tư vấn giao dịch (tư vấn hỗ trợ kỹ
thuật) cho dự án xây dựng đường cao
tốc đoạn Phan Thiết - Dầu Giây.
Đây là dự án thành phần của dự án xây
dựng một số đoạn đường bộ cao tốc
trên tuyến Bắc-Nam phía đông giai
đoạn 2017-2020. Gói thầu nêu trên sử
dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ.
Theo đó, nhà thầu Castalia Limited
(New Zealand) được lựa chọn trúng
thầu. Giá trúng thầu 14,442 tỉ đồng,
giá gói thầu 21 tỉ đồng. Thời gian thực
hiện hợp đồng 16 tháng.
Tham dự gói thầu còn có hai nhà
thầu quốc tế khác gồm Ernst &
Young Solutions LLP (Singapore)
và PricewaterhouseCoopers Private
Limited (Ấn Độ). Theo Bộ GTVT,
việc sử dụng tư vấn giao dịch quốc tế
để hỗ trợ kỹ thuật triển khai các dự án
cao tốc Bắc-Nam, trong đó có đoạn
cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đầu tư
theo hình thức PPP là phù hợp và rất
cần thiết.
Dự án xây dựng đường cao tốc đoạn
Phan Thiết - Dầu Giây có tổng mức
đầu tư giai đoạn 1 là hơn 14.356 tỉ
đồng, theo hình thức đối tác công tư
(PPP), loại hợp đồng xây dựng - kinh
doanh - chuyển giao (BOT). Trong
đó, nguồn vốn nhà nước là gần 2.480
tỉ đồng. Thời gian xây dựng dự án dự
kiến 36 tháng.
Theo chủ đầu tư dự án, năm 2019
cần khoảng 1.135 tỉ đồng cho công
tác chuẩn bị khởi công. Trong đó, vốn
giải phóng mặt bằng 800 tỉ đồng (Bình
Thuận 330 tỉ đồng và Đồng Nai 470 tỉ
đồng), còn lại là chi phí dự phòng, chi
phí tư vấn rà phá bom mìn…
Hiện có chín bộ hồ sơ của các nhà
đầu tư, liên danh nhà đầu tư nộp dự
tuyển đấu thầu cao tốc Phan Thiết -
Dầu Giây gồm: Ba liên danh nhà đầu
tư Việt Nam - Trung Quốc, một liên
danh nhà đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc,
một liên danh nhà đầu tư Việt Nam
- Philippines, một nhà đầu tư Trung
Quốc độc lập, hai nhà đầu tư Hàn
Quốc độc lập và một nhà đầu tư đến từ
Pháp.
PHƯƠNG NAM
NewZealand trúng thầu tưvấn cao tốcPhanThiết -DầuGiây
TP.HCM yêu cầu đảm bảo an toàn
giao thông trước các trường học
Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản yêu cầu các đơn
vị phối hợp nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông
xung quanh các trường học trên địa bàn TP.
Cụ thể, Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông
đường bộ và Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài
Gòn cần tăng cường hiệu quả khai thác kết cấu hạ
tầng giao thông hiện hữu như bổ sung đảo chờ, vạch
đi bộ, đèn đi bộ; tổ chức phân luồng giao thông phù
hợp với tình hình thực tế. Cạnh đó, rà soát, bố trí đầy
đủ biển báo hiệu, biển chỉ dẫn, biển cảnh báo trên các
tuyến đường đi qua khu vực có trường học; kịp thời
có phương án điều chỉnh tổ chức giao thông cho phù
hợp khi xảy ra ùn tắc.
Sở GTVT cũng giao Trung tâm quản lý giao thông
công cộng TP: Xây dựng kế hoạch phối hợp với
UBND quận, huyện, trường học về việc sử dụng
xe buýt cho học sinh; tổ chức rà soát và điều chỉnh
những bất cập của hệ thống hạ tầng xe buýt như bến
bãi, trạm dừng, nhà chờ xe buýt… để đảm bảo trật tự
an toàn giao thông, đặc biệt tại những nơi tập trung
đón trả học sinh, sinh viên. Đồng thời đưa ra biện
pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành
khách công cộng.
Về phía UBND các quận, huyện cần chỉ đạo lực
lượng liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết bố trí lực
lượng điều tiết giao thông tại các trường học trên địa
bàn quản lý. Từ đó đảm bảo không để xảy ra ùn tắc
giao thông tại các cổng trường vào các giờ đưa đón
học sinh.
ĐÀO TRANG
Trước đó, Sở GTVT TP.HCM có văn bản trình
UBND TP liên quan đến vấn đề bảo tồn cầu đường
sắt Bình Lợi. Tại cuộc họp, Sở VH&TT, Bảo tàng
TP.HCM cho biết hai đơn vị này không có điều kiện
mặt bằng để lưu giữ, bảo tồn thanh ray, dầm, hệ vòm
của nhịp ba và các cấu kiện khác. Mặt khác, kinh phí
để lưu giữ, bảo tồn, duy tu lớn.
Đối với công tác quản lý, khai thác các hạng mục
bảo tồn cầu đường sắt Bình Lợi, Sở GTVT kiến
nghị UBND TP giao Sở VH&TT sớm chủ trì, xem
xét, xếp hạng di tích đối với các hạng mục bảo tồn.
Đồng thời, sở này có báo cáo đề xuất UBND TP về
việc bố trí nguồn kinh phí thực hiện công tác bảo tồn
và phân cấp cho cơ quan, đơn vị có chức năng thực
hiện việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng, vận hành và
khai thác.
ĐÀO TRANG
Cầu
đường sắt
Bình Lợi.
Ảnh: CTV
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook