197-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứNăm29-8-2019
Nếu cứ chần chừ
cam chịu bạo hành,
nạn nhân tiếp theo
sau người vợ chính
là con cái.
Năm điều người vợ cần làm khi bạo lực xảy ra
-
Nhận diện bạo lực và tránh đi
: Chị em cần nhận ra các dấu hiệu sắp xảy ra bạo lực để
tránh đi chỗ khác như lúc chồng nhậu say, chồng nghiến chặt răng, lấy chìa khóa khóa cửa,
đóng các cửa…
-
Tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài
: Rất nhiều chị em sợ bị chê cười nên lựa chọn chịu đựng khi
bạo lực gia đình xảy ra, càng giấu thì bạo lực lại càng xảy ra. Vì vậy, người phụ nữ cần chia sẻ
với người thân, nhờ người thân giúp đỡ, nhờ hàng xóm, chính quyền…
-
Tìm nơi an toàn trong nhà
: Khi bạo lực xảy ra, người vợ nên tìm chỗ đứng an toàn như
gần cửa ra vào, không nên trốn vào nhà bếp vì thường có dao, kéo dễ gây thương tích.
-Tìmnơi có thể tạmlánhan toàn
:Trước việc thường xuyênbị chồngđánhđập, người vợnên
gửi hàng xóm hoặc người thân tin cậy các giấy tờ cá nhân quan trọng như CMND, sổ hộ khẩu,
quần áo tư trang và tiền. Việc này giúp bạn có đủ giấy tờ và hành lý khi bạnmuốn đi khỏi nhà và
tạm lánhmột thời gian.
- Phát tín hiệu“cấp cứu”:
Việc phát tín hiệu cấp cứu giúp các con, hàng xóm, gia đình biết
đang bị bạo lực và hỗ trợ bạn kịp thời, gọi các số điện thoại hỗ trợ hoặc gọi 111, tổng đài hỗ
trợ trẻ em và phụ nữ quốc gia, 113.
Gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ
bạo lực gia đình
Các nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam cho thấy có tới 58% phụ nữ
đã kết hôn cho biết họ từng phải trải qua ít nhất một bạo lực gia đình; gần 80% số vụ ly hôn
hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình.
TheothốngkêcủaVụGiađình,BộVH-TT&DLthìtrongsốcácvụbạolựcgiađìnhbịpháthiện,nạn
nhânlànữchiếmđếnhơn74%,trẻemlàhơn11%.Đặcbiệt,cóđếnkhoảng58%phụnữđãkếthôn
chobiếtcuộcđờihọđãtừngphảitrảiquaítnhấtmộttrongbaloạibạolực:Thểxác,tìnhdục,tinhthần.
Theo điều tra củaViệnHàn lâmKhoa học xã hộiViệt Nam, đối với phụ nữ, tỉ lệ từngbị bạo lực về
tinh thần là 47,2%, bạo lực thể chất là 7,3%, bạo lực tình dục là 4,2%, bạo lực về kinh tế là 1,8%.
Để không còn nạn
chồng đánh vợ!
Người chồng thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ là biểu hiện của
sự bất lực trong giải quyết các mâu thuẫn đời sống vợ chồng.
ThS LÊ THỊMINHHOA
(*)
T
hời gian gần đây những
câu chuyện phụ nữ phải
chịu đựng cuộc sống bị
chồng đánh đập nặng tay
xuất hiện nhiều. Những câu
chuyện đánh vợ xuất hiện
trên báo chí và mạng xã hội
mấy hôm nay chỉ là bề nổi,
còn nhiều nạn nhân âm thầm
chịu đựng mà chúng ta chưa
biết đến.
Có những chị ngoài
70 tuổi vẫn bị
chồng đánh
Trong 21 năm làm công
tác tư vấn, hầu hết các ca bạo
lực gia đình mà tôi tư vấn
là phụ nữ. Có chị bị chồng
đánh hơn 30 năm. Có chị bị
đánh từ khi còn ở giai đoạn
tìm hiểu 15 tuổi đến khi có
cháu nội, cháu ngoại vẫn bị
đánh. Có chị bị đánh đến
thương tật. Có chị ngoài 70
tuổi vẫn bị chồng đánh.
Có muôn vàn lý do dẫn
đến thói quen đánh vợ của
các đấng nam nhi như do
thiếu nhận thức, do kinh
tế, do rượu, do thiếu kỹ
năng… Tuy nhiên, nguyên
nhân chính trong các cuộc
bạo hành đều xuất phát từ
ý nghĩ cổ hủ: Đàn ông được
quyền “dạy vợ”.
Khi tiếp xúc với một số
người chồng đánh vợ, khi
những người đàn ông này
được tôi hỏi vì sao lại đánh
vợ thì họ đều trả lời “tôi nóng
quá”, “tôi bực quá”, tại, bị, vì.
Trong đó có rất nhiều ông đổ
lỗi là do vợ có thái độ khiêu
khích, càm ràm.
Đã đánh lần một,
dễ có lần thứ n
Đời sống vợ chồng ít
nhiều có những sự khác
nhau trong cách nhìn nhận
về sự việc, công việc, cảm
xúc, cách nuôi dạy con cái…
Mâu thuẫn cũng từ đó mà
ra. Người chồng đánh vợ do
thiếu kỹ năng giải quyết mâu
thuẫn gia đình. Việc người
chồng thượng cẳng tay, hạ
cẳng chân là biểu hiện của
sự bất lực.
Vì thế vợ chồng cần phải
học cách giải quyết mâu
thuẫn gia đình. Khi có mâu
thuẫn, vợ chồng cần trao
đổi, thương lượng trên cơ
sở tôn trọng nhau, tránh sa
đà vào cãi nhau, to tiếng
với nhau, nhất là khi người
chồng đang có chất kích
thích như rượu bia.
Một nguyên tắc các cặp đôi
cần nhớ là chỉ khi lắng nghe
nhaumới hiểu nhau. Khi tranh
cãi, tuyệt đối hai phía không
đẩy mâu thuẫn lên cao hơn
bằng cách mỗi người tự hạ
cái tôi của mình, bỏ đi nơi
khác đợi khi bình tĩnh hãy
nói, không xúc phạm nhau.
Người vợ đừng nói những lời
thách thức chồng như “Anh
làm gì tôi?”, “Đánh đi!” hay
những lời thóa mạ, chửi bới,
hạ thấp chồng.
Áp dụng nguyên tắc trên
nhằm đi đến một mục tiêu
quan trọng trong đời sống
vợ chồng là đừng bao giờ
để mầm mống bạo lực có
điều kiện xuất hiện trong
gia đình. Bởi một khi đã có
cú đánh lần một thì rất có
thể có trận đánh lần hai,
lần thứ n vì không dễ thay
đổi tư tưởng, thói quen xấu
của một người.
Sau khi người vợ đã làm
mọi cách để giải quyết mâu
thuẫn gia đình như tôi đã
ví dụ ở trên nhưng vẫn bị
sống trong cảnh bạo hành
thì cách tốt nhất là nên tự
chủ động giải thoát mình
khỏi cuộc hôn nhân. Nếu
cứ chần chừ cam chịu bạo
hành, nạn nhân tiếp theo
sau người vợ chính là con
cái. Thậm chí chuyện bạo
hành có thể kéo dài đến cả
thế hệ vì những ảnh hưởng
từ di chứng trong quá khứ.•
(*) Chuyên gia tư vấn
tâm lý - trị liệu.
Không đăng ký kết hôn,
“vợ” có được hưởng
thừa kế từ “chồng”?
Tôi và chồng kết hôn năm 2016,
khi đó chỉ làm đám cưới mà không
đăng ký kết hôn. Nay chồng tôi đột ngột qua đời,
không để lại di chúc. Vậy tôi có được hưởng thừa kế
của chồng không?
Bạn đọc
Nguyễn Ngọc Anh
(TP.HCM)
Luật sư
Bùi Quốc Tuấn
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
,
trả lời: Do trước khi mất, chồng chị Anh không để
lại di chúc nên di sản thừa kế của chồng chị sẽ được
phân chia theo pháp luật.
Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa
kế thứ nhất của chồng chị bao gồm: Vợ chồng, cha
đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi. Từ quy định
này, vợ, chồng là những cá nhân được quyền thừa kế
di sản của nhau.
Tuy nhiên, theo Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia
đình 2014, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy
định, chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Như vậy, về mặt pháp lý, chị Anh và chồng không
được công nhận là vợ chồng hợp pháp. Do đó, chị
không thuộc hàng thừa kế của người chồng đã chết
và không được hưởng di sản thừa kế từ người chồng.
TRÚC PHƯƠNG
ghi
Người trốn cấp dưỡng cho con
bị xử lý ra sao?
Tôi và chồng đã ly hôn được một năm, con do tôi
trực tiếp nuôi dưỡng. Ngày trước, tòa tuyên chồng
tôi phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con 1,5 triệu
đồng/tháng nhưng khoảng ba tháng nay chồng tôi
không thực hiện cấp dưỡng và nói từ nay sẽ không
đưa tiền cho tôi nuôi con nữa dù kinh tế anh khá
giả. Con tôi nay mới bảy tuổi. Xin hỏi việc làm trên
của chồng tôi là đúng hay sai?
Bạn đọc
Nguyễn Thị Ba
(TP.HCM)
Luật sư
Trần Hải Đức
, Đoàn Luật sư TP.HCM
,
trả lời: Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
quy định sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực
tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Như vậy, trong trường hợp của chị Ba, việc chồng
chị trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đã là
hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân về gia đình.
Điều 54 Nghị định số 167/2013 quy định: Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000
đồng đối với cá nhân có hành vi từ chối hoặc trốn
tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi
ly hôn.
Mặt khác, hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
cho con sau khi ly hôn của cha, mẹ nếu đã bị xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm
có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa
đổi, bổ sung 2017, người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng
và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng
đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo
quyết định của tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh
nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng
lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức
khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải
tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm.
TRÚC PHƯƠNG
ghi
BỐ CÁO THÀNH LẬP TRUNG TÂM HÒA GIẢI
THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á
Tên:
TRUNG TÂM HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI ĐÔNG NAM Á
Tên viết tắt:
SEACMC
Tên giao dịch bằng tiếng Anh:
SOUTHEST ASIA COMERCIAL
MEDIATION CENTRER
Giấy phép thành lập:
09/BTP/GP, Bộ tư pháp cấp ngày 18-6-2019
GĐKHĐ:
03/ĐKHĐ-HGTM, Sở tư phápTp.HCM cấp ngày 2-8-2019
Địa chỉ trụ sở:
SGR.01-05.09 Saigon Royal Residence, số 34-35
Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4, Tp.HCM
Chủ tịch Trung tâm:
Đặng Thanh Hoa
Lĩnh vực hoạt động:
Hòa giải các tranh chấp phát sinh từ hoạt
động thương mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định
được giải quyết bằng hòa giải thương mại.
Thời điểm bắt đầu hoạt động:
2-8-2019.
Quảng cáo
Nạn nhân
LâmThị
Mến đang
phải điều
trị những
thương tích
do chồng gây
ra và những
bình luận
bức xúc của
bạn đọc.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook