197-2019 - page 16

16
ban đầu của người biểu tình.
Giới quan sát nhận định về
lâu dài, mọi cuộc biểu tình
phản đối chính quyền Hong
Kong cũng sẽ đồng thời nhằm
phản đối TQ.
BắcKinh nhiều lần lên tiếng
sẵn sàng can thiệpHongKong
theo luật nếu chính quyền đặc
khu có yêu cầu. Thậm chí
TQ cử quân đội đến sát biên
giới đặc khu. Tuy nhiên, nếu
phong trào biểu tình leo thang,
TQ cũng rất khó trong việc
quyết định sử dụng vũ lực.
Bởi lẽ các cuộc đụng độ bạo
lực tại đặc khu này sẽ có thể
biến Hong Kong thành câu
chuyện quốc tế, thu hút Mỹ,
Anh và nhiều nước phương
Tây tham gia. Đó là điều TQ
không mong muốn, bởi Bắc
Kinh nhất quán khẳng định
Hong Kong là chuyện nội bộ.
Bị phản ứng quyết liệt
ở biển Đông
Ngoài biển Đông, TQ bị
phản ứng quyết liệt khi đưa
tàu Địa chất hải dương 8 xâm
phạm vùng biển Việt Nam
bất chấp luật pháp quốc tế.
Nhóm tàu khảo sát đến vào
tháng 7-2019, rời đi vào đầu
tháng 8 rồi ngang ngược quay
trở lại chưa đầy một tuần sau
đó. Phía Việt Nam liên tục
lên tiếng phản ứng mạnh,
yêu cầu TQ rút nhóm tàu này
ngay lập tức.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Việt Nam Lê Thị Thu
Hằng cho biết lực lượng chức
năng trên biển của Việt Nam
tiếp tục thực thi pháp luật và
bảo vệ chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán của
Việt Nam. Lập trường của
Việt Nam lâu nay luôn muốn
giải quyết bằng biện pháp hòa
bình, phù hợp với luật pháp
quốc tế, đồng thời đề nghị
các quốc gia liên quan và
cộng đồng quốc tế lên tiếng
ủng hộ Việt Nam.
Các chuyên gia quốc tế nhận
định TQ cố tìm cách bảo vệ
yêu sách đường chín đoạn
phi pháp, đồng thời tìm cách
chiếm giữ nguồn tài nguyên
nằmởvùngbiểnmàTQngang
ngược tuyên bố chủ quyền.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không
ngờ gặp phải phản ứng rất
quyết liệt từ Malaysia, Việt
Nam. Các quốc gia khác, đặc
biệt là Mỹ, cũng lên tiếng chỉ
trích các hành động gây hấn và
dọa nạt của TQ ở biển Đông.
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm
26-8 khẳng định: “TQ gần
đây đã tái diễn các hoạt động
can thiệp đe dọa đối với hoạt
động thăm dò và khai thác
dầu khí của Việt Nam ở biển
Đông. Động thái này của Bắc
Kinh hoàn toàn đi ngược với
cam kết của Bộ trưởng Quốc
phòngNgụy PhượngHòa đưa
ra ở Đối thoại Shangri-La
đầu năm 2019 rằng TQ sẽ
đi theo con đường phát triển
hòa bình”. Trong khi đó, Bộ
Ngoại giao Mỹ cũng khẳng
định: “Mỹ quan ngại sâu sắc
về việc TQ tiếp tục can thiệp
vào các hoạt động của Việt
Nam trong vùng đặc quyền
kinh tế củaViệt Nam”. Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ
MorganOrtagus gọi việc triển
khai tàu khảo sát của TQ là
“sự leo thang nhằmđe dọa các
bên yêu sách khác rút khỏi
việc phát triển tài nguyên ở
biển Đông. Điều này đặt ra
câu hỏi về cam kết của TQ
đối với việc giải quyết các
tranh chấp trên biển bằng
biện pháp hòa bình”.•
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứNăm29-8-2019
ĐỖTHIỆN
N
hững thời khắc quý
giá trong quan hệ Mỹ
- Trung Quốc (TQ) tại
hội nghị 20 nền kinh tế lớn
nhất thế giới (G20) ở Osaka,
Nhật Bản hồi cuối tháng
6-2019 chưa kịp giúp chữa
lành quan hệ kinh tế hai bên
thì hôm 1-8, Tổng thống Mỹ
Donald Trump quyết định áp
thuế 10% đối với 300 tỉ USD
hàng hóa TQ.
Bắc Kinh hồi tuần trước
ra quyết định áp thuế với 75
tỉ USD hàng Mỹ. Chỉ trong
vòng chưa đến 24 giờ, ông
Trump đáp trả bằng cách áp
thuế 30%với 250 tỉ USDhàng
TQ từ ngày 1-10 và thuế 15%
với 300 tỉ USD hàng hóa còn
lại từ ngày 1-9.
Kinh tế rơi vào
giai đoạn suy yếu
Xung quanh thương chiến
với Mỹ, TQ gặp ít nhất hai
khó khăn. Thứ nhất, chiến
tranh thương mại diễn ra
trong bối cảnh tăng trưởng
kinh tế TQ đang chững lại.
Số liệu từ Cục Thống kê quốc
gia TQ cho thấy trước thời
điểm chiến tranh thương mại
chính thức xảy ra vào tháng
7-2018, tăng trưởng kinh tế
TQ nhìn chung có xu hướng
giảm. Quý I-2010, tăng trưởng
kinh tế TQ đạt hơn 12% thì
đến giữa năm ngoái, con số
này giảm xuống còn chưa
đến 7%. Quý I-2019, tăng
trưởng kinh tế chỉ đạt 6,2%,
thấp nhất trong thập niên qua.
Chuyên gia Nicholas Lardy
của Viện Kinh tế quốc tế
Peterson (Mỹ) nhận định sự
suy yếu của nền kinh tế TQ
thời gian gần đây là hậu quả
của việc phân bổ các nguồn
tài chính cũng như các nguồn
lực khác một cách bất hợp lý.
Theo đó, TQ tập trung nhiều
nguồn lực vào các doanh
nghiệp (DN) nhà nước hoạt
động thiếu hiệu quả thay vì
nên đầu tư vào các DN tư
nhân. Ngoài ra, kể từ năm
2017, việc áp dụng các chính
sách tín dụng không hợp lý
cũng góp phần khiến tăng
trưởng kinh tế TQ trở nên
suy yếu hơn.
Suy thoái kinh tế TQ xuất
phát từ chính sách kinh tế
sai lầm của Bắc Kinh hơn
là từ cuộc chiến thương mại
với Mỹ. Tuy nhiên, các đòn
đánh thuế của ông Trump
nhằm vào TQ cũng gây ra
những hệ lụy đáng kể, đặc
biệt khi sức khỏe nền kinh
tế TQ có vấn đề. Đây chính
là khó khăn thứ hai mà Bắc
Kinh đối mặt.
Dù muốn hay không, rất
nhiều DN Mỹ và các nước
khác, vì thuế quan hay vì bất
an trước xung độtWashington
và Bắc Kinh, cũng tìm cách
tháo chạy khỏi TQ. Jin
Canrong, Phó Trưởng Khoa
nghiên cứu quốc tế tại ĐH
Nhân dân ở Bắc Kinh, phát
biểu vào tháng 7-2019 rằng
nếu thương chiến xảy ra
trong thời gian dài, khiến
chuỗi cung ứng trung cấp và
cao cấp rời khỏi TQ thì tiềm
năng phát triển trong tương
lai của TQ bị tổn hại nặng
nề. Ngoài ra, việc xung đột
thương mại với Mỹ sẽ khiến
quá trình cải cách các DN nhà
nước “thây ma” của TQ bị
chậm lại, tăng trưởng kinh
tế càng khó phục hồi.
Hong Kong leo thang
căng thẳng
Trong khi chính quyền Bắc
Kinh gặp khó khăn, thậm chí
lúng túng trong việc hành xử
với Mỹ về thương chiến thì
vấn đề Hong Kong và biển
Đông càng khiến Bắc Kinh
đau đầu.
Tại cuộc gặp các đại diện
DNHongKong ngày 27-8, Bộ
trưởng Ngoại giaoTQVương
Nghị cho rằng biểu tình Hong
Kong là cuộc khủng hoảng
lớn nhất từ trước đến nay tại
đặc khu này. Trong khi TQ
trấn an người dân, tình hình
căng thẳng Hong Kong liên
tục leo thang, đỉnh điểm là
tình trạng bạo lực bùng nổ vào
ngày 25-8. Đã có tiếng súng
cảnh cáo nổ vang và các cuộc
đụng độ bạo lực giữa người
biểu tình và cảnh sát xảy ra.
Hôm 26-8, Trưởng đặc khu
Hong Kong Carrie Lam xuất
hiện trước công chúng và trấn
an rằng lãnh đạo Hong Kong
sẽ sớm xúc tiến hòa giải với
phe phản đối. Tuy nhiên, sự
“xuống nước” của lãnh đạo
HongKong dường như không
xoa dịu được người biểu tình.
Đáng chú ý mục tiêu của
những người biểu tình ởHong
Kong hiện nay không phải
là dự luật dẫn độ tội phạm
về TQ đại lục như hai tháng
trước. Thay vào đó, họ nhắm
vào toàn bộ quan điểm, chính
sách của chính quyền đặc khu
Hong Kong và gián tiếp là
chính quyền TQ. Việc buộc
chính quyền đặc khu đình
chỉ vô thời hạn dự luật dẫn
độ được cho là chiến thắng
Ông Tập Cận Bình
(phải)
đang phải đối mặt với đòn thuế từ ông Trump và
nhiều cuộc khủng hoảng khác. Ảnh: GETTY
• Mỹ:
Ngày 27-8, Bộ Ngoại giao Mỹ
cho biết đã phê duyệt hợp đồng bán 73
tên lửa SM-3 Block IIA và các bệ phóng
MK 29 Canisters trị giá gần 3,3 tỉ USD
cho Nhật Bản, theo hãng tin
Reuters
. Cơ
quan này cho biết thương vụ sẽ thúc đẩy
ổn định chính trị và tiến bộ kinh tế ở châu
Á - Thái Bình Dương.
• Nga
: Các chuyên gia thủy văn thuộc
Hạm đội phương Bắc hôm 27-8 thông
báo đã phát hiện năm hòn đảo mới ở Bắc
cực, hãng tin
TASS
cho hay. Các hòn đảo
có diện tích 900-54.500 m
2
. Từ năm 2015
đến 2018, các chuyên gia phát hiện thêm
ít nhất 30 hòn đảo, mũi đất và vịnh mới ở
khu vực này.
• Mexico
: Ít nhất 23 người thiệt mạng
và 13 người bị thương trong một vụ tấn
công bằng bom xăng nhằm vào một hộp
đêm tại TP Coatzacoalcos ngày 28-8.
Hãng tin
AP
cho biết văn phòng công tố
viên địa phương đã yêu cầu hỗ trợ từ Văn
phòng công tố viên quốc gia điều tra hành
động phá hoại.
VĨ CƯỜNG
Căng thẳng tăng cao với Đài Loan
Hôm 26-8, TQ thông báo cấm tàu thuyền đi vào vùng
biển ngoài khơi phía đông nước này trong 48 giờ, bắt đầu
từ sáng 27-8 để quân đội nước này tổ chức tập trận. Đây là
cuộc tập trận thứ ba của QuânGiải phóngNhân dânTQgần
Đài Loan trong vòngmột tháng. Cuộc tập trận diễn ra trong
bối cảnh quan hệ TQ đại lục và chính quyền Đài Loan trở
nên căng thẳng, đặc biệt sau khi chính quyền Tổng thống
Mỹ Donald Trump phê duyệt các hợp đồng vũ khí hàng tỉ
USD cho Đài Loan, bao gồm 66 tiêm kích hiện đại F-16V.
Các chiến thuật của TQ như
gây áp lực với các nước ASEAN
đang tranh chấp, triển khai lắp
đặt cáchệ thốngvũkhí quân sự
sẽ làmgia tăng hoài nghi về uy
tín của TQ. Mỹ sẽ tiếp tục ủng
hộ các nỗ lực của đồng minh
và đối tác trong khu vực nhằm
đảm bảo tự do hàng hải và cơ
hộikinhtếởẤnĐộDương-Thái
Bình Dương.
BỘ QUỐC PHÒNG MỸ
tuyên bố hôm 26-8
Tiêu điểm
Trong khi chính
quyền Bắc Kinh
gặp khó khăn,
thậm chí lúng túng
trong việc hành xử
với Mỹ về thương
chiến thì vấn đề
Hong Kong và biển
Đông càng khiến
Bắc Kinh đau đầu.
Từ thương chiến đến biển Đông:
Khó khăn bủa vây Trung Quốc
Đây là giai đoạn chính quyền Bắc Kinh phải xoay xở với những cuộc khủng hoảng trong nước lẫn nước ngoài.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook