205-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy7-9-2019
Tìm giải pháp chống ngập
cho TP.HCM
HĐNDTP.HCMvà các chuyên gia cho rằng công tác chống ngập ở TP còn
quá chậm, thiếu tính đồng bộ…
KIÊNCƯỜNG
UBND TP giao Sở Xây
dựng khẩn trương chủ trì
phối hợp với các cơ quan
liên quan xây dựng kế hoạch
thực hiện nghiêm nghị quyết
của HĐND. Tham mưu, đề
xuất Ủy ban kế hoạch, giải
pháp triển khai thực hiện”. Đó
là chỉ đạo của Phó Chủ tịch
thường trực UBND TP.HCM
Lê Thanh Liêm mới đây về
công tác giảm ngập nước trên
địa bàn TP.
Chưa có sự đồng bộ
Trước đó, qua quá trình kiểm
tra thực tế hiện trường các dự
án chống ngập trên địa bàn TP,
HĐNDTP đã có nghị quyết về
vấn đề này. Trong đó HĐND
nêu ra những điểm còn hạn
chế trong công tác chống ngập.
Theo HĐND, ngoài những
kết quả đạt được thì công tác
quy hoạch, xây dựng các dự án
giảm ngập nước và triển khai
thực hiện của các cơ quan chức
năng còn thiếu tính đồng bộ.
Trong các kế hoạch còn chưa
làm rõ trình tự ưu tiên, phân
kỳ thực hiện, đầu tư có trọng
tâm, trọng điểmcác dự án nhằm
đảm bảo tính hiệu quả của cả
chương trình.
“Tiến độ thực hiện các dự án
còn chậm so với kế hoạch. Một
số mục tiêu như giải quyết các
tuyếnngậpdomưa, do triều; xây
dựng, cải tạo các nhà máy xử lý
nước thải và các hạng mục dự
án giảm ngập do triều khó có
thể đảm bảo theo kế hoạch đề
ra (hoàn thành trong giai đoạn
2016-2020)” - HĐND chỉ rõ.
Ngoài ra, theo HĐND, công
tác quy hoạch cũng chưa đảm
bảo tính dự báo, định hướng,
thiếu tính khả thi. Chưa ứng
dụng giải pháp công nghệ cao
vào việc thu thập dữ liệu, mô
phỏng, dự báo… Do đó, chưa
tạo được sự chuyển biến mạnh
mẽ, ảnh hưởng đến tiến độ thực
hiện các dự án chống ngập.
“Những hạn chế trên là do
các sở, ngành, quận, huyện chưa
thật sự đeo bámvà thiếu sự phối
hợp, UBND TP chưa kiểm tra
thường xuyên tiến độ triển khai
công việc” - HĐND cho hay.
Rà soát các quy hoạch
chống ngập
Trong động thái mới nhất,
Sở NN&PTNTTP đã ngay lập
tức thực hiện rà soát quy hoạch
lớn trên địa bàn (theo yêu cầu
của UBND TP) là Quy hoạch
thủy lợi chống ngập úng khu
vựcTP.HCM(Quy hoạch 1547)
và có nhận định cơ bản trong
tình hình hiện nay.
“Quy hoạch 1547 được lập
cách đây từ lâu (ngày 25-10-
2008), hiện không còn phù hợp
với thực tế tình hình biến đổi
khí hậu nước biển dâng và quy
hoạch chung củaTP.HCM” - Sở
NN&PTNT nêu quan điểm.
Trước tình trạng trên, sở này
đề xuất UBNDTPbáo cáo kiến
nghịThủ tướngchophépUBND
tiến hành nghiên cứu, rà soát
lại tổng thuể Quy hoạch 1547.
Qua đó đề xuất các giải pháp
công trình và phi công trình kết
nối với quy hoạch tổng thể tiêu
thoát nước nhằm khép kín toàn
bộ hệ thống, phát huy hiệu quả
trong việc phòng, chống ngập
úng cho TP.
Không những Quy hoạch
1547, một trong những quy
hoạch lớn khác là Quy hoạch
752 tổng thể hệ thống thoát
nướcTPtừ 18 năm trước (2001)
cũng được HĐND TP yêu cầu
rà soát, điều chỉnh. Đồng thời
kết hợp với quá trình nghiên
cứu điều chỉnh quy hoạch chung
xây dựng đô thị nhằm đảm bảo
đồng bộ các cơ sở triển khai
chống ngập.
Về khía cạnh quy hoạch
chống ngập trên địa bàn TP,
GS-TS Hồ Long Phi, nguyên
Giám đốc Trung tâm Quản lý
nước và biến đổi khí hậu (ĐH
Quốc gia TP.HCM), cho rằng
rà soát lại quy hoạch không
phải giải pháp đũa thần để giải
quyết được tất cả.
“Có thể thấy các dự án chống
ngập lâu nay là quá chậm, chưa
đồng bộ. Không chỉ quy hoạch
mà là do cơ chế, chậm là có hai
lý do: Giải phóng mặt bằng và
thiếu vốn. Giờ giải hai bài toán
đó như thế nào mới là quan
trọng” - ông Phi nói.
Đồng tình, GS-TSKH Lê
Huy Bá, nguyên Viện trưởng
Viện Khoa học công nghệ và
Quản lý môi trường Trường
ĐHCông nghiệpTP.HCM, cho
biết: Đúng là TP có nhiều dự
án chống ngập lớn (có dự án
cả chục ngàn tỉ đồng) ngưng
trệ quá lâu, chứ chưa nói đến
vấn đề triển khai cả quy hoạch.
“Vấn đề là trách nhiệm thuộc
về ai khi để xảy ra tình trạng
chậm chạp này trong khi người
dân phải chịu ngập úng mỗi
ngày. Có những việc như làm
hồ điều tiết, các chuyên gia đã
có ý kiến cách đây cả chục năm
mà có triển khai được đâu” -
ông Bá đặt vấn đề.•
Nhiều tuyến đường ở TP.HCMthường xuyên ngập sâu do triều. Ảnh: K.CƯỜNG
Trong ba năm gần đây, TP.HCM đã xuất hiện 21 đỉnh triều và
vượt mức báo động cấp III là 1,5m (năm2016 có nămđợt, 2017
có chín đợt, 2018 có bảy đợt). Năm2018, do ảnh hưởng bão số
9 gâymưa lớn, làmngập 102 tuyến đường từ 10 cmđến 70 cm.
Quy hoạch thủy lợi chống ngập do triều cho TP.HCM (Quy
hoạch 1547) do Bộ NN&PTNT lập, Chính phủ phê duyệt năm
2008, chú trọng việc chống ngập do triều, chưa chú ý đến yếu
tố mưa lớn và xả lũ. Quy hoạch tổng thể thoát nước TP.HCM
đến năm 2020 (Quy hoạch 752) do JICA (Nhật Bản) lập từ năm
1997-1998, duyệt năm2001, là quy hoạch chuyên ngành đang
chỉ đạo công tác thoát nước mưa và nước thải của TP.
Theo GS-TS Hồ Long
Phi, các dự án chống
ngập chậm là có hai
lý do: Giải phóng mặt
bằng và thiếu vốn.
Giải hai bài toán đó
như thế nào mới là
quan trọng.
CóBếnxeMiềnĐông
mới lại lo “mọc” xe dù,
bến cóc
Trao đổi với báo chí sáng 6-9, Sở GTVT TP.HCM
đã đề cập đến nhiều vấn đề nóng trong ngành giao
thông. Trong đó đáng chú ý là những vướng mắc
xoay quanh việc đưa Bến xe Miền Đông (BXMĐ)
mới vào khai thác.
Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai
thác hạ tầng Sở GTVT, cho biết vấn đề tổ chức giao
thông tại khu vực BXMĐ mới về cơ bản Sở đã họp
và cố gắng thực hiện đúng tiến độ.
Tuy nhiên, đại diện Tổng Công ty Cơ khí giao
thông vận tải Sài Gòn (Samco) cho rằng để BXMĐ
mới đi vào hoạt động thì cần phải thực hiện nhiều
hạng mục. Trong đó, các bước khó khăn nhất về hạ
tầng kỹ thuật thì đã triển khai xong và hiện chỉ đang
chờ biên bản nghiệm thu chính thức từ Bộ Xây dựng.
Vị đại diện này cũng nhận định vì là bến xe mới
nên cần có thời gian để hoạt động trơn tru, các công
trình phụ trợ phải hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay
các công trình phụ trợ vẫn đang nằm trên giấy nên
chưa thực sự kết nối lưu thông với bến xe mới.
Theo đại diện Samco, trong giai đoạn đầu khai thác
có lẽ chưa mang lại hiệu quả cao, vì khoảng cách từ
bến tới trung tâm TP quá xa. Từ đó sẽ khó lòng nhận
được sự đồng thuận của hành khách. “Đây là nguyên
nhân dẫn đến bùng phát thêm xe dù, bến cóc. Nếu
thực trạng này diễn ra thì Sở GTVT sẽ triển khai và
xử lý như thế nào?” - đại diện Samco đặt vấn đề.
Ông Trần Quốc Khánh, Chánh Thanh tra Sở
GTVT, lý giải bến cóc, xe dù nghĩa là đón trả khách
hoặc lập bến bãi không đúng nơi quy định. Trên
thực tế hiện nay, khi lực lượng thanh tra đi kiểm
tra các đơn vị kinh doanh vận tải thì họ đều có giấy
phép kinh doanh. Tuy nhiên, khi bến xe ở quá xa thì
người dân sẽ có nhu cầu được đưa rước tận nơi và
tất yếu sẽ phát sinh bến cóc, xe dù.
Để giải quyết vấn đề này, ông Khánh cho biết
ngoài việc tăng cường kiểm tra, xử lý các trường
hợp vi phạm thì cần phát triển các phương tiện công
cộng để đáp ứng nhu cầu của người dân. Đồng thời
ngành cũng sẽ tích cực tuyên truyền để người dân
hiểu rõ hơn về thực trạng bến cóc, xe dù này.
Một vấn đề đáng quan tâm nữa là việc ngưng khai
thác bãi đậu xe tại các dạ cầu ở TP.
Ông Ngô Hải Đường cho biết trước đây các dạ
cầu trong nội đô TP được sử dụng để cải tạo mảng
xanh, nâng cấp xung quanh cầu và tiến hành thu phí
dưới dạ cầu. Trong đó phải đảm bảo vấn đề phòng
cháy chữa cháy và an toàn giao thông.
Tuy nhiên, Thông tư 35/2017 của Bộ GTVT
quy định các tổ chức, cá nhân không được chiếm
dụng gầm cầu làm nơi ở, bãi đỗ xe, các dịch vụ
kinh doanh khác. Qua đó, tháng 5-2018, Sở đã
yêu cầu một số đơn vị ngừng khai thác. Những
gầm cầu đã ngưng hoạt động, Sở sẽ bàn giao cho
đơn vị quản lý tiến hành rào chắn để bảo vệ và
phát triển mảng xanh.
Hiện nay Nghị quyết 12 của Chính phủ về đảm
bảo trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2019-2021
có cho phép sử dụng gầm cầu để sử dụng đậu xe. Vì
vậy, Sở GTVT đã có hai văn bản gửi Bộ GTVT để
kiến nghị và góp ý về Thông tư 35 và 50 điều chỉnh
lại một số nội dung, cho phép sử dụng gầm cầu linh
động trong đô thị.
ĐÀO TRANG
Bến xeMiềnĐôngmới vẫn chưa có ngày hoạt động
chính thức. Ảnh: THYNHUNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook