205-2019 - page 9

9
Trong quyết định giao đất cho các
chủ đầu tư những dự án có condotel,
UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu việc
triển khai thực hiện, đưa vào khai thác
dự án phải tuân thủ quy định về quản
lý khu vực đất ở - “đất ở không hình
thành đơn vị ở”. Theo Sở TN&MT
tỉnh, việc thu tiền sử dụng loại đất
này sẽ theo quy định riêng của tỉnh
do không có trong Luật Đất đai,
cũng không có quy định pháp luật
liên quan. Theo
đó, doanh nghiệp
đượcgiaođấtnộp
tiền sử dụng đất
chỉ bằng 72%giá
đất ở. “Người sử
dụngđấtnàyđược
giảm 28% tiền
sử dụng đất so với đất ở là theo quy
định riêng của tỉnh. Người mua căn
hộ du lịch không được nhập hộ khẩu
thường trú, không được ở thường
xuyên. Mặt khác, thời gian sử dụng
đất phải theo thời hạn giao đất cho
chủ dự án căn hộ du lịch đó” - vị lãnh
đạo Sở TN&MT giải thích.
Tỉnh Khánh Hòa cũng đặt ra quy
định đối với các dự án được tỉnh giao
đất có “đất ở không hình thành đơn
vị ở”, người mua căn hộ du lịch sẽ
được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất riêng đối với từng căn hộ
sau khi chủ đầu tư hoàn thành nghĩa
vụ tài chính về đất đai theo quy định.
Theo vị lãnh đạo trên, việc đặt ra loại
đất này là sự vận dụng sáng tạo của
tỉnh Khánh Hòa. Chủ trương này
đã được thống nhất từ các cơ quan
lãnh đạo, điều hành đến các cơ quan
chuyên môn, tham mưu.
Trái với pháp luật đất đai
hiện hành
Cũng theo vị lãnh đạo UBND tỉnh
Khánh Hòa, khi tiến hành thanh tra
nhiều dự án tại tỉnh này, TTCPkhẳng
định trong Luật Đất đai không có quy
định loại đất nào là “đất ở không hình
thành đơn vị ở”. Do vậy, việc quy
hoạch, giao đất như vậy cho các nhà
đầu tư thực hiện dự án kinh doanh căn
hộ du lịch là trái với pháp luật đất đai
hiện hành. TTCP yêu cầu tỉnh phải
điều chỉnh việc giao đất cho các dự
án có “đất ở không hình thành đơn
vị ở” để kinh doanh căn hộ du lịch.
Vị lãnh đạo trên xác nhận đến nay
cũng chưa có luật nào điều chỉnh
đối với căn hộ du lịch. Do đó, theo
yêu cầu của TTCP, tỉnh đã dừng ban
hành các quyết định về chủ trương
đầu tư, cấp chứng nhận đầu tư đối
với tất cả dự án có “đất ở không hình
thành đơn vị ở” để kinh doanh căn
hộ du lịch.
“Tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp
để bàn hướng điều chỉnh đối với các
dự án đã giao. Tuy nhiên, đến nay
vẫn chưa có kết luận cuối cùng vì
chưa tìmđược giải pháp phù hợp, khả
thi. Có ý kiến đề xuất điều chỉnh loại
đất này được chuyển luôn thành đất
ở. Song điều này không thể được vì
sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy, phá vỡ
quy hoạch chung đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt” - vị này nói.
Thông tin với chúng tôi, ông Trần
VănThọ, PhóGiámđốc SởXây dựng
tỉnh Khánh Hòa, cho hay từ giữa năm
2018 đến nay sở này không tiếp nhận
TẤNLỘC
N
gày 6-9, trao đổi với
Pháp
Luật TP.HCM
, một lãnh đạo
UBND tỉnh Khánh Hòa cho
hay tỉnh đang tìm giải pháp điều
chỉnh việc giao đất cho các dự án
có “đất ở không hình thành đơn vị
ở” để làm căn hộ du lịch (condotel).
Việc điều chỉnh này được thực hiện
theo yêu cầu của Thanh tra Chính
phủ (TTCP) vì trong Luật Đất đai
không có quy định loại đất nào với
cách gọi như vậy.
“Sáng tạo” của
Khánh Hòa?
Một lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh
Khánh Hòa xác nhận trong những
năm qua tỉnh đã giao đất, giao thuê
đất đối với nhiều dự án đầu tư có “đất
ở không hình thành đơn vị ở”. Cụm
từ này do tỉnh Khánh Hòa tự “sáng
tạo”, thực chất là đất sản xuất, kinh
doanh, thương mại dịch vụ. Hầu hết
các dự án được giao loại đất này đều
xây dựng căn hộ du lịch, biệt thự để
bán, cho thuê. Chỉ
riêng tại khu vực
Bãi Dài thuộc bắc
bán đảo Cam Ranh
có đến hơn 20 dự
án được giao đất,
cấp phép đầu tư xây
dựng căn hộ du lịch
ven biển trên diện tích “đất ở không
hình thành đơn vị ở”.
Ngay tại trung tâm TP Nha Trang
cũng có nhiều dự án được giao đất
với mục đích sử dụng như trên.
Chẳng hạn, tòa nhà dự án tổ hợp
khách sạn - căn hộ cao cấp Mường
Thanh Khánh Hòa có 944 căn hộ
du lịch, dư an Panorama Nha Trang
có hơn 1.000 căn hộ khách sạn…
Phần lớn các dự án này đều đã bán
hết sản phẩm.
Nhiều dự án kinh doanh căn hộ du lịch, biệt thự ở bắc bán đảo CamRanh được
hình thành trên “đất ở không hình thành đơn vị ở”. Ảnh: TẤN LỘC
Dự ánMường Thanh Viễn Triều dày đặc các tòa nhà, căn hộ du lịch được xây dựng
trên “đất ở không hình thành đơn vị ở”. Ảnh: TẤN LỘC
Khánh Hòa có loại đất không có
trong Luật Đất đai
Tỉnh KhánhHòa giao đất cho các dự án với mục đích sử dụng được ghi là “đất ở không hình thành đơn vị ở”,
một khái niệmkhông có trong luật.
hồ sơ để cấp giấy phép xây dựng
đối với tất cả dự án có “đất ở không
hình thành đơn vị ở” để xây dựng
condotel. “Sở đã dừng tiếp nhận hồ
sơ, giải quyết do Chính phủ chưa có
chủ trương về loại hình sử dụng đất
này, các bộ TN&MT, Xây dựng cũng
chưa thể giải quyết” - ông Thọ nói.
Trong khi đó, một lãnh đạo Sở
KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa xác nhận
cuối năm 2018 UBND tỉnh đã ban
hành quyết định thu hồi nhiều dự
án cũng như thu hồi đất đã giao cho
các dự án này. Trong các căn cứ để
ban hành quyết định thu hồi, tỉnh
có căn cứ vào văn bản về việc tham
mưu UBND tỉnh báo cáo TTCP liên
quan đến nội dung làm việc của
đoàn TTCP.•
BộCônganđề nghị các địaphươngphối hợpđiều traAlibaba
Sở Xây dựng đã dừng
tiếp nhận hồ sơ, giải
quyết do Chính phủ chưa
có chủ trương về loại
hình sử dụng đất này.
Ngày 6-9, nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
cho biết
Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng - kinh tế - buôn lậu
(C03) Bộ Công an vừa gửi công văn cho UBND tỉnh và
giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận về việc phối hợp điều
tra, xác minh, làm rõ vụ sai phạm trong lĩnh vực đất đai,
kinh doanh bất động sản (BĐS) của Công ty cổ phần Địa
ốc Alibaba.
Theo đó, Công ty Alibaba địa chỉ 321 Điện Biên Phủ,
phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM tự ý tổ chức vẽ “dự
án”, quảng cáo trên trang web tapdoanđiaocalibaba.com
và mạng xã hội Facebook bán nền tại TP.HCM và các tỉnh
Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận.
Kết quả xác minh đã xác định trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận, Công ty Alibaba sử dụng 46 thửa đất với tổng
diện tích 2.062.794 m
2
 để vẽ hai “dự án” Alibaba Thắng
Hải Newtimes City (thuộc xã Thắng Hải, huyện Hàm
Tân) và Ali Venice City (thuộc xã Tân Phúc, huyện
Hàm Tân).
Công văn cho biết theo điểm b khoản 1 Điều 179 Luật
Đất đai 2013 quy định việc chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp phải trong cùng địa phương. Cụ thể: “Chuyển đổi
quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường,
thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác”. Khoản 3 Điều 191
quy định việc không được chuyển nhượng đất trồng lúa, cụ
thể: “Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông
nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
quyền sử dụng đất trồng lúa”.
Điểm b khoản 1 Điều 16 quy định việc Nhà nước quyết
định thu hồi đất, cụ thể: “Thu hồi đất do vi phạm pháp
luật về đất đai”. Điều 64 quy định các hành vi vi phạm
pháp luật đất đai sẽ bị Nhà nước thu hồi, cụ thể: Điểm
a: Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước
giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không
đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm. Điểm b: Người sử
dụng đất cố ý hủy hoại đất. Điểm d: Đất không được
chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của luật này mà
nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho.
Theo C03, việc bán nền đất, BĐS khi chưa được cấp phép
là trái quy định của Luật Kinh doanh BĐS. Việc mua bán
đất trồng lúa là trái quy định của Luật Đất đai, cần phải
thu hồi theo quy định của pháp luật. Để phục vụ điều tra,
xử lý, C03 đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các sở,
ngành, địa phương liên quan kiểm tra, thanh tra các trường
hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên. Đối với
các trường hợp mua bán, chuyển nhượng trái quy định của
pháp luật, cần tiến hành thu hồi theo quy định; kiểm tra các
hoạt động quảng cáo sai sự thật của Công ty Alibaba; không
xin phép đầu tư dự án nhưng đã có hoạt động giao dịch mua
bán BĐS, đất nền trái quy định để có biện pháp ngăn chặn,
khẩn cấp hoặc tạm thời dừng các giao dịch, xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, C03 cũng đề nghị tỉnh thông tin cho các cơ
quan, tổ chức, người dân nắm rõ chương trình, kế hoạch
phát triển nhà ở; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; các
chủ đầu tư dự án BĐS đã đủ điều kiện để huy động vốn
theo quy định nhằm đảm bảo tính minh bạch thông tin
thị trường, ngăn chặn các hiện tượng lừa đảo, thu lợi bất
chính. Kết quả kiểm tra, xử lý thông báo cho C03 kèm tài
liệu liên quan.
PHƯƠNG NAM
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook