212-2019 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứHai 16-9-2019
ANHIỀN
N
gày 15-9, chung kết
cuộc thi
Đường lên đỉnh
Olympia
2019 đã tìm
được chủ nhân chiếc vòng
nguyệt quế. Đó là em Trần
Thế Trung (Trường THPT
chuyên Phan Bội Châu, Nghệ
An) với tổng điểm giành
được là 245. Trong giây phút
đăng quang, Trung đã chia
sẻ câu chuyện cảm động về
người chị quá cố của mình,
cũng chính là người góp
phần mang đến thành công
cho em ngày hôm nay, khiến
hàng ngàn người xúc động.
Chàng trai Nghệ An
đăng quang Olympia
2019
Khi trận chung kết bắt đầu
diễn ra, không ít người hồi hộp
dự đoán ai sẽ là chủ nhân của
chiếcvòngnguyệtquếnămnay.
Tại phần thi Khởi động,
Trần Thế Trung trả lời rất
xuất sắc với 10/12 câu trả
lời đúng và giành được 100
điểm, vươn lên vị trí đầu tiên
sau phần thi này. Tuy nhiên,
tại phần thi Vượt chướng
ngại vật, Nguyễn Hải Đăng
(Trường THPT chuyên Lê
Quý Đôn, Khánh Hòa) lại
nhanh tay, quyết đoán giành
được 60 điểm, đưa em lên vị
trí dẫn đầu sau hai phần thi
là 120 điểm.
Kết quả sau ba phần thi
Khởi động, Vượt chướng
ngại vật, Tăng tốc, thí sinh
Nguyễn Hải Đăng vẫn tạm
dẫn đầu với số điểm220, theo
sát nút là Trần Thế Trung với
200 điểm, Trần Nam Thắng
(TrườngTHPTchuyênNguyễn
Du, Đắk Lắk) với 180 điểm
và cuối cùng là Nguyễn Bá
Vinh (Trường THPT chuyên
Lý Tự Trọng, Cần Thơ) với
150 điểm.
Sang đến phần thi Về đích,
màn bứt phá, rượt đuổi, cướp
điểmdiễn ra hết sức kịch tính.
Chàng trai TrầnThếTrung của
đến với cuộc thi
Đường lên
đỉnh Olympia
cũng nhờ từ
lời động viên của chị.
Chị của Trung sinh năm
1993, cũng là một người rất
toàn diện, học giỏi, từng làm
lớp trưởng lớp chuyên hóa của
THPT chuyên của Trường
ĐH Vinh. Chị đã truyền cho
Trung đam mê Olympia từ
khi còn khá nhỏ. Đến mùa
Olympia thứ 15, khi hai chị
em đang xem cùng nhau thì
bất chợt chị quay sang nói
với Trung: “Trung ơi, em đi
thi Olympia đi, chị tin là em
sẽ chiến thắng”.
Sau này, trong quá trình học
tập chị cũng thường xuyên bảo
ban và định hướng cho em.
Trung nhận được cảm hứng
và nhiều kiến thức từ người
chị củamình. Khôngmay cho
Trung là chị mất quá sớm. Khi
đó là vào năm 2016, chị vừa
tốt nghiệp Trường ĐH Kinh
tế quốc dân, đang ở nhà chờ
đi làm thì không may bị tai
nạn giao thông.
“Đó không chỉ là tổn thất
lớn của gia đình mà còn làm
choTrung có những lúc tưởng
như gục ngã. Trước khi chị
qua đời, Trung đã có lời hứa
với chị nếu đi thi Olympia,
em phải mang vòng nguyệt
quế về cho chị. Bây giờ lời
hứa ấy đã thực hiện được. Vì
lý do đó nên bản thân Trung
và gia đình rất xúc động. Bây
giờ em đã giành được vòng
nguyệt quế của
Đường lên
đỉnh Olympia
2019 để dành
tặng cho chị của mình” - mẹ
Trung nghẹn ngào.
Chia sẻ thêm về quá trình
học tập củaTrung, khá bất ngờ
khi gia đình cho biết Trung
không hề bị áp lực học tập.
Trung là người rảnh rỗi nhất,
rất ít học thêm nhưng vẫn
đạt thành tích cao. Bí quyết
là Trung nghe theo lời mẹ,
ở lớp tập trung nghe giảng,
thuộc bài tại lớp, về nhà chỉ
cần xem thêm để làm những
bài tập nâng cao.
Nhờ vậyTrung có khá nhiều
thành tích trong học tập như
đoạt giải nhất trong Toán tuổi
thơ cấp tỉnh, tin học trẻ cấp
tỉnh, huy chương bạc tiếng
Anh toàn quốc, giải khuyến
khíchOlympia tiếngAnh toàn
quốc năm 2018, giải nhất học
sinh giỏi tỉnh môn vật lý...
Chia sẻ về những dự định
sau khi chiến thắng cuộc thi,
Trung cho biết: “Trong thời
gian sắp tới, em muốn năm
học thứ 12 của em kết thúc
thật là suôn sẻ và kết thúc
đời học sinh của mình bằng
một kết quả thật tốt ở kỳ thi
THPT quốc gia. Với suất học
bổng du học mà chương trình
trao cho, em sẽ cố gắng học
hỏi tinh hoa của các nước bạn
và đem về xây dựng đất nước
Việt Nam thật giàu đẹp”.•
Chung kết Olympia 2019:
“Em vô địch rồi, chị ơi!”
Với danh hiệu quán quân,
ngoài vòng nguyệt quế vinh
quang,TrầnThếTrungđã nhận
đượcphầnthưởngtrịgiá35.000
USD và cúp kỷ niệm. Các thí
sinh xếp thứ hai là Nguyễn Hải
Đăng và thứ ba là Nguyễn Bá
Vinh, ĐoànNamThắng lần lượt
giành số tiền thưởng là 20 triệu
đồng và 10 triệu đồng.
Tiêu điểm
THPTchuyên PhanBội Châu,
Nghệ An đã vươn lên giành
số điểm cao nhất - 245 điểm,
trở thành chủ nhân của chiếc
vòng nguyệt quế kèm theo
số tiền thưởng 35.000 USD.
Chia sẻ nhanh sau giây phút
đăng quang, ThếTrung không
kìmnổi xúc động, vừa nói vừa
khóc: “Điềuđầu tiên, emmuốn
dành chiếc vòng nguyệt quế
này cho chị của em. Người
đã truyền cảm hứng, ước mơ
thi Olympia từ khi em còn rất
nhỏ. Em mong chị ở một nơi
tốt đẹp hơn đang theo dõi trận
chung kết, cám ơn chị trong
suốt thời gian qua đã tiếp lửa
cho em. Điều thứ hai em xin
dành cho bốmẹ, dành cho nhà
trường và cám ơn mọi người
đã cổ vũ em trong suốt thời
gian qua”.
Đến đây, cảm xúc trong
chàng trai NghệAn như dâng
trào, Trung hét lớn giữa trường
quay S14: “Em vô địch rồi.
Em vô địch rồi!”.
“Em đi thi Olympia đi,
chị tin emchiến thắng”
Chia sẻ tiếp về câu chuyện
còn đang dang dở, mẹ củaThế
Trung - bà Nguyễn Thị Tuất
(hiện công tác tại SởGD&ĐT
tỉnh NghệAn) cho biết Trung
Thí sinh đầu tiên của Nghệ An giành
vòng nguyệt quế Olympia
Qua chiến thắng lần này, Trần Thế Trung đã trở thành
thí sinh đầu tiên của Trường THPT Phan Bội Châu nói riêng
cũng như của Nghệ An nói chung giành được vòng nguyệt
quế chung kết Olympia.
“Emhy vọngqua chiến thắngnày sẽ làmột đònbẩy để các
bạn Trường Phan (Phan Bội Châu - PV) cố gắng, tiếp tục đưa
hình ảnhTrườngPhan lênmọi mặt trận.TrườngPhan lâunay
đã nổi danh với truyền thống về học sinh giỏi quốc gia, quốc
tế và nay emmuốnmở ramột sân chơimới củaTrườngPhan,
đó là các sân chơi trí tuệ trên cả nước”- Thế Trung chia sẻ.
Bí quyết làTrung
nghe theo lời mẹ, ở lớp
tập trung nghe giảng,
thuộc bài tại lớp, về
nhà chỉ cần xem thêm
để làmnhững bài tập
nâng cao.
Sổ tay
“Emvô địch
rồi, chị ơi!”
- tiếng hét
của emTrần
Thế Trung
(Trường
THPT
chuyên Phan
Bội Châu,
Nghệ An) gửi
đến người chị
quá cố của
mình ngay
khi giành
được chiếc
vòng nguyệt
quế.
Trần Thế Trung chụp ảnh lưu niệmcùng chamẹ sau khi giành chiến thắng. Ảnh: ANHIỀN
Chuyệnvề nước củanhữngnhàvôđịch
Đường lênđỉnhOlympia
Sau gần 20 năm chờ đợi, vòng nguyệt quế cuối cùng cũng
được “chàng leo núi” Trần Thế Trung đưa về xứ Nghệ.
Ngoài niềm xúc động xen lẫn tự hào của người dân quê
hương Trung, chắc chắn phần chia sẻ của chàng trai xứ Nghệ
này cũng đã lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả truyền hình.
Em nói về hành trình của mình với đỉnh Olympia, về người chị
ruột đã truyền cảm hứng cho Trung bước từng bước lên đỉnh cao
chiến thắng của một cuộc thi dành cho trí tuệ.
Chị của Trung đã không còn nữa sau một tai nạn giao thông.
Chị không thể cùng Trung rước vòng nguyệt quế về quê hương
xứ Nghệ nhưng câu chuyện của cậu đã lan tỏa rất nhiều điều,
trong đó có việc đau thương không phải là từ bỏ, đau thương là
nuôi dưỡng thêm sự quyết tâm và hoàn thành nó như một nén
tâm hương dành cho người đã khuất.
Sau những xúc cảm đầy nước mắt, người ta bắt đầu nghĩ sâu
xa hơn về chặng đường tiếp theo của những người vô địch. Và
rồi, một chặng đường phần đông là đúng được chỉ ra với công
thức: “Vô địch
Đường lên đỉnh Olympia
Đi du học
Ở lại
phục vụ nước bạn”.
Công thức này được cụ thể hóa bằng con số: Chỉ có 3/18 người
vô địch Olympia về nước.
Rất nhiều ý kiến đã bày tỏ sự xót xa khi Tổ quốc và đất mẹ
không còn là nơi để người vô địch trở về phục vụ quê hương.
Việc ở lại nước bạn hay trở về nước thực ra không phải là tiêu chí
hàng đầu để đánh giá lòng yêu nước của mỗi cá nhân. Thực tế
đã có nhân tài người Việt tuy không vô địch Olympia nhưng đã
được quốc tế ghi nhận về nước phục vụ.
Tuy nhiên, sau một thời gian cống hiến, họ không thể dung
hòa được cá tính cá nhân với môi trường làm việc ở Việt Nam
hoặc cơ chế đãi ngộ không đủ làm chiếc neo giữ họ ở lại. Bên
cạnh đó, dù được đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất và nguồn lực
phát triển, tuy nhiên sự thiếu thốn các phương tiện phục vụ
cho việc nghiên cứu cũng là một trong những vấn đề khiến cho
nhiều người tài nước Việt đành ra đi mà không trở về.
Ở góc nhìn ngược lại, cộng đồng những kiều bào Việt Nam
ở nước ngoài trên thực tế cũng là một nguồn lực phát triển rất
quan trọng của quốc gia. Trong thế giới phẳng cùng với tốc độ
phát triển của công nghệ, không phải chỉ ngồi ở đâu mới giúp
ích cho chỗ đó đi lên.
Vì vậy, vấn đề lớn nhất của những nhà vô địch Olympia là tình
yêu Tổ quốc. Chỉ cần tình yêu đó chảy trong huyết quản của họ
thì dù ở bất cứ đâu họ cũng sẽ giúp được đất nước. Tất nhiên việc
xây dựng môi trường, cơ chế phù hợp hơn để thu hút người tài
quay về cống hiến là điều rất cấp bách.
VIẾT THỊNH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook