212-2019 - page 9

9
Dự án mở rộng mặt cầu Kênh
Tẻ có tổngmức đầu tư gần 89,9 tỉ
đồng. Theo thiết kế, toàn bộ lề đi
bộ ở cả hai chiều sẽ được bóc dỡ
để sửa chữa, tăng thêm bề rộng
mặt cầu cho phần xe chạy lên
hơn 15 m. Từ cầu chính, hai biên
sẽ làm những đòn tay hẫng vươn
ra ngoài thành cầu, làm bản mặt
mới để tạo thành lề đi bộmới mỗi
bên rộng gần 1 m.
Dự án nâng cấp cầu Chữ Y mở
rộng ba nhánh cầu với tổng chiều
dài 497,4 m, kinh phí 186 tỉ đồng.
Trong đó, mặt cầu hiện hữu rộng
12 m (9 m cho xe lưu thông và 3
m lề bộ hành) sẽ được mở rộng
lên 13,9 m (mặt cầu cho xe lưu
thông rộng 12m); cầu được nâng
cấp, mở rộng có thể chịu được tải
trọng 13-18 tấn.
Trao đổi với PV, đại diện BQL dự
án đầu tư xây dựng các công trình
giao thông TP.HCM cho biết công
trình mở rộng cầu Kênh Tẻ sẽ chính
thức hoàn thành vào ngày 30-9. Đến
nay, việc mở rộng cầu chính, cầu
dẫn đã được hoàn thành. Đơn vị
thi công đã tháo dỡ hàng rào chắn
phía bên phải hướng từ quận 7 lưu
thông về quận 4. Phía còn lại sẽ thu
gọn, trả lại phần mặt đường chạy xe
14 m theo đúng thiết kế mở rộng
sau ngày 15-9. Từ ngày 15 đến 30-9,
đơn vị thi công sẽ hoàn thiện các
hạng mục còn lại như lắp đặt lan
can cầu chính, lan can cầu thang bộ,
lát đá cầu thang bộ, sơn đường, lắp
đặt biển báo, làm lề bộ hành. Tất
cả hạng mục này được thi công vào
ban đêm nên sẽ không ảnh hưởng
đến giao thông.
Cầu Chữ Y phải thay đổi
thiết kế
Tại cầu ChữYnối quận 5 với quận
8, nhánh A (đường Nguyễn Biểu,
quận 5) và nhánh C (đường Hưng
Phú), theo ghi nhận của PV, đoạn
này đã thi công hoàn chỉnh. Riêng
nhánh B (đường Nguyễn Thị Tần)
vẫn đang thi công. Đối với nhánh
B này, đơn vị thi công đang gia cố
móng trụ, mở rộng mặt cầu. Tại đây,
công nhân đang thực hiện nhiều hạng
mục như mở rộng, gia cường bản
mặt cầu, khoan cọc và gia cố các
móng trụ. Hiện dự án mở rộng cầu
Chữ Y đã hoàn thiện được 75% sau
một năm thi công.
Tình hình giao thông tại khu vực
này cũng khá phức tạp, nguyên do
là mặt cầu bị thu hẹp để thi công
công trình. Bên cạnh đó, lưu lượng
xe qua cầu Chữ Y rất lớn nên cứ
vào giờ cao điểm là xảy ra tình
trạng kẹt xe.
Trao đổi với PV, BQLdự án đầu tư
xây dựng các công trình giao thông
TP.HCM cho biết dự án mở rộng
cầu Chữ Y hiện đang chậm tiến độ.
Nguyên nhân do cầu Chữ Y là cây
cầu yếu, xây dựng từ những năm
1930-1932 nên khi tiến hành làm,
thi công và khảo sát trực tiếp có một
ĐÀOTRANG
T
heo Ban quản lý (BQL) dự án
đầu tư xây dựng các công trình
giao thông TP.HCM, cầu Chữ
Y nối quận 5 với quận 8 tiếp tục
chậm tiến độ do phải thay đổi một
số thiết kế. Đối với cầu Kênh Tẻ,
nối quận 4 với quận 7, đang tiếp
tục hoàn thiện các hạng mục cuối
cùng, cây cầu này cũng chậm tiến
độ so với dự kiến hoàn thiện vào
giữa tháng 9.
30-9 trả lại mặt cầu
Kênh Tẻ được mệnh danh là cầu
“dài nhất” TP.HCM bởi cây cầu chỉ
dài khoảng 700mnhưng để qua được
cây cầu này, người dân phải di chuyển
hàng giờ liền. Với lượng phương tiện
quá lớn mỗi ngày, cầu luôn trong tình
trạng quá tải, ùn tắc và kẹt xe. Cây
cầu này đang là nỗi ám ảnh của người
dân khu Nam TP. Diện tích cầu vốn
đã chật hẹp nhưng từ khi Sở GTVT
TP.HCM triển khai thi công mở rộng
mặt cầu nhằm kéo giảm tình trạng
ùn tắc thì tình trạng kẹt xe lại càng
nghiêm trọng hơn trước.
Theo ghi nhận của PV, cao điểm
tối 13-9, tại cầu Kênh Tẻ, dự án này
đang tiếp tục được hoàn thiện, công
nhân vẫn đang gấp rút hoàn thiện
các công đoạn cuối. Hàng rào tại hai
bên đường vẫn đang được rào chắn
để thi công khiến diện tích mặt cầu
càng bị thu nhỏ, giao thông qua lại
trong tình trạng ùn tắc, xe di chuyển
rất chậm. Cụ thể, tại đường Khánh
Hội (quận 4), hàng trăm ô tô, xe máy
xếp hàng dài nhích từng chút một để
lên cầu. Nhiều người đi xe máy phải
leo lên vỉa hè để di chuyển, một số
người chán nản bỏ xe lên lề ngồi đợi.
Cầu Kênh Tẻ, nỗi ámảnh của người dân. Ảnh: ĐÀOTRANG
Người dân sẽ hết khổ vì cây cầu
“dài nhất” thành phố
Nhắc tới cầu Kênh Tẻ là nhắc tới cây cầu “dài nhất” TP.HCM, nhắc tới nỗi ámảnh kẹt xe khủng khiếp
luôn khiến người dân phải kêu trời mỗi khi đi qua đây.
loạt thông số kỹ thuật đều không đảm
bảo. Cụ thể, chất lượng bê tông nhiều
hạng mục khác đều không đạt, do
đó đơn vị thi công phải đưa ra các
giải pháp khác để thay đổi thiết kế
so với ban đầu.
“Lưu lượng xe di chuyển qua khu
vực này rất đông, đơn vị thi công
vừa thi công sửa chữa, vừa phải đảm
bảo an toàn giao thông, phạm vi thi
công chật hẹp. Đó chính là những
lý do làm cho dự án mở rộng cầu
Chữ Y bị chậm tiến độ so với dự
kiến. Tuy nhiên, hiện nay tất cả giải
pháp, đề xuất thay đổi về thiết kế đã
được thông qua và đơn vị thi công
đang tiếp tục hoàn thiện các hạng
mục. Dự kiến ngày 30-12-2019 sẽ
hoàn tất dự án” - BQL dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao thông
TP.HCM nhận định.•
Muốn mời chuyên gia ngoại bàn cách bảo tồn dinh Thượng thơ
Ô tô, xe máy xếp hàng
dài nhích từng chút một,
nhiều người đi xe máy
phải leo lên vỉa hè, một số
người chán nán bỏ xe lên
lề, ngồi đợi.
Sở QH-KT vừa có báo cáo gửi UBND
TP.HCM về việc bảo tồn và hình thức bảo
tồn công trình tại địa điểm 59-61 Lý Tự
Trọng, phường Bến Nghé, quận 1 (dinh
Thượng thơ). Theo đó, để có giải pháp bảo
tồn tối ưu nhất, Sở kiến nghị UBND TP
xem xét, chấp thuận mời chuyên gia nước
ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo
tồn. Chuyên gia nước ngoài được mời sẽ
nghiên cứu và có ý kiến thêm để giúp TP
hoàn chỉnh phương án quản lý quy hoạch
kiến trúc công trình quan trọng này.
Sở QH-KT cho biết qua tham khảo tư
liệu, hiện một số nước đã thành công trong
việc đưa ra giải pháp kỹ thuật để có thể bảo
tồn kiến trúc đô thị hiệu quả theo từng mức
độ như giải pháp giữ chủ yếu mặt tiền, cho
phép làm mới khu vực còn lại hoặc bảo tồn,
tôn tạo tòa nhà xây dựng bên trên công trình
mới…
Cũng liên quan đến công tác này, vừa qua
Sở QH-KT cũng đã tổ chức hội thảo để tổng
hợp thêm thông tin đánh giá của các nhà
khoa học, nhà nghiên cứu và chuyên gia.
Tuy nhiên, các ý kiến góp ý cũng chỉ dừng
ở mức độ bảo tồn, tập trung các nhận định
về giá trị lịch sử-văn hóa, giá trị kiến trúc
của công trình mà chưa đưa ra được các đề
xuất, giải pháp kỹ thuật và mức độ bảo tồn
đối với công trình. “Đây là một hạn chế do
hiện chưa có chuyên gia trong lĩnh vực này”
- văn bản Sở nhận định.
Về dinh Thượng thơ, sở này cho biết
thêm công trình này thuộc nhóm đối tượng
đang được thực hiện quy trình tổng hợp
đánh giá, phân loại, đề xuất giải pháp quản
lý bảo tồn. Đến thời điểm hiện tại, công
trình trên chưa được đánh giá xếp hạng
di tích và không thuộc danh sách các đối
tượng nghiên cứu bảo tồn cảnh quan kiến
trúc đô thị TP.
Công trình số 59-61 Lý Tự Trọng, phường
Bến Nghé, quận 1 đã có gần năm 130 tuổi,
từng là dinh Thượng thơ. Hiện tại đây là
trụ sở của Sở TT&TT và Sở Công Thương
TP.HCM.
PHAN CƯỜNG
Chủ siêu máy bơm lên tiếng vụ ngập
đường Nguyễn Hữu Cảnh
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông
Nguyễn Tăng Cường, Tổng giám đốc Công
ty cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Quang
Trung - đơn vị đầu tư vận hành siêu máy
bơm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, cho
biết sau trận mưa ngày 14-9, đơn vị đã bơm
liên tục và phải bơm đuổi để chống ngập
cho đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Theo ông Cường, trận mưa lớn kéo dài
hơn ba tiếng với vũ lượng đo được tại
trạm bơm là 165 mm. Trong khi đó, theo
hợp đồng thì thiết kế của trạm bơm chỉ
đáp ứng cho vũ lượng 104 mm với thời
gian mưa là 90 phút. Trận mưa đổ xuống
khu vực chống ngập trên đường Nguyễn
Hữu Cảnh tương đương 130.000 m
3
 nước
mưa, một số nơi bị ngập 15-20 cm, nước
sau đó sẽ chảy xuống các miệng cống
và tiêu thoát rồi chảy về trạm bơm cách
vị trí ngập khoảng 1 km. Chưa tính con
đường này còn hứng lượng nước ở các
khu vực xung quanh đổ về. “Nhiệm vụ
của trạm bơm là phải bơm hết lượng nước
tương đương 130.000 m
3
 trước 30 phút
sau khi dứt cơn mưa. Trong khi công suất
tối đa của trạm bơm chỉ được 96.000 m
3
/
giờ. Máy bơm đã làm việc hết công suất,
chúng tôi đã bơm hết sạch nước lúc 20 giờ
30, trong lúc mưa lớn đến 21 giờ 5 mới
dứt hẳn” - ông Cường cho biết.
Ông Cường cũng cho rằng sau cơn
mưa, một số thông tin phản ánh việc
đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập dù có
siêu máy bơm là chưa chính xác, chưa
đúng bản chất sự việc. “Máy bơm đã hoạt
động hết công suất và chống ngập thành
công, vượt yêu cầu được quy định theo
tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng (30 phút sau
khi dứt cơn mưa mà khu vực chống ngập
vẫn bị ngập từ 10 cm trở xuống thì bị coi
là không ngập, trên con số này là ngập
nhẹ, trên 20 cm là ngập vừa, trên 30 cm
là ngập nặng)” - ông Cường khẳng định
một lần nữa.
K.CƯỜNG - T.SANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook